/data/file/BN/BN.png

Theo phân tích nhu cầu lao động đến năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành nông – lâm – ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Trong các đợt tuyển sinh những năm gần đây cho thấy, các ngành thuộc nhóm này rất thu hút thí sinh.  

Độ “hot” của các ngành này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt bởi lẽ nhu cầu xã hội về nhân lực lĩnh vực nông lâm ngư ngày càng cao. Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này rất lớn, sinh viên được tuyển dụng ngay tại các trường với mức lương hấp dẫn khiến sinh viên các ngành này càng có nhiều lý do để “chảnh”.

Để ứng tuyển vào các ngành này, sinh viên có thể chọn các trường đại học có đào tạo các ngành trên. Ở khu vực phía Nam, trường ĐH Nông Lâm TPHCM là một địa chỉ uy tín:

 Thủy sản, Chăn nuôi, Thú y- các ngành “sang chảnh” hiện nay

Theo phân tích nhu cầu lao động đến năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành nông – lâm – ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Trong các đợt tuyển sinh những năm gần đây cho thấy, các ngành thuộc nhóm này rất thu hút thí sinh.  

Độ “hot” của các ngành này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt bởi lẽ nhu cầu xã hội về nhân lực lĩnh vực nông lâm ngư ngày càng cao. Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này rất lớn, sinh viên được tuyển dụng ngay tại các trường với mức lương hấp dẫn khiến sinh viên các ngành này càng có nhiều lý do để “chảnh”.

Để ứng tuyển vào các ngành này, sinh viên có thể chọn các trường đại học có đào tạo các ngành trên. Ở khu vực phía Nam, trường ĐH Nông Lâm TPHCM là một địa chỉ uy tín:

NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Ngành học cung cấp kiến thức về các công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản; về thiết kế, tổ chức và quản lý các quá trình công nghệ sản xuất các sản phẩm thủy sản và quản lý chất lượng các sản phẩm thủy sản; về các hệ thống nuôi trồng thủy sản; về kinh tế, kinh doanh và hoạch định phát triển chế biến thủy sản theo hướng bền vững; về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Sinh viên có các kỹ năng như: mô tả và ứng dụng các công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản; thiết kế, tổ chức và quản lý các quá trình công nghệ sản xuất ra các sản phẩm thủy sản, quản lý chất lượng các sản phẩm thủy sản và bảo vệ môi trường; tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài; phân tích, đánh giá và kiểm soát các chỉ tiêu về chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm thủy sản; quản trị doanh nghiệp chế biến thủy sản;

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các xí nghiệp chế biến thủy sản, công ty thủy sản, các trang trại…, các cơ sở kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản, KCS cho các xí nghiệp thủy sản, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc cao đẳng, đại học hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh (Sở NN và PTNT, Sở Thủy sản, công ty thủy sản,…)

NGÀNH CHĂN NUÔI

Chuyên ngành công nghệ sản xuất động vật (chăn nuôi)

Ngành học đào tạo kỹ sư có năng lực chuyên môn về chăn nuôi, bao gồm thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; xây dựng và thực hiện, chỉ đạo thực hiện các qui trình chăn nuôi cho các loài thú nông nghiệp; có hiểu biết về di truyền giống, thức ăn dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi đối với các loài thú nông nghiệp; hiểu biết về thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như các bệnh thông thường của thú nuôi, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt; có thể đọc tài liệu chuyên ngành tiếng Anh hoặc tiếng Pháp;

Sinh viên được trang bị các kỹ năng như xử lý kỹ thuật trong phòng thí nghiệm liên quan chăn nuôi, nhất là về lãnh vực di truyền giống, thụ tinh nhân tạo và phân tích thức ăn; tự thiết kế, thực hiện thí nghiệm chuyên ngành; thực hiện, chỉ đạo thực hiện các quy trình chăn nuôi tại trại chăn nuôi; sử dụng máy vi tính với các phần mềm văn phòng và phần mềm phân tích thống kê cho các công việc lưu trữ dữ liệu, phân tích thống kê, lập báo cáo, trình bày báo cáo.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc trong lãnh vực nghiên cứu tại trường đại học, viện nghiên cứu hoặc lãnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý nhà nước như các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, các công ty kinh doanh thuốc thú y, các công ty sản xuất và kinh doanh có liên quan đến chăn nuôi thú y, các trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp địa phương, các trại chăn nuôi hoặc tự điều hành trang trại, kinh doanh trong lãnh vực chăn nuôi.

Chuyên ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi

Ngành học đào tạo kỹ sư về di truyền giống, kỹ thuật nuôi dưỡng, quản lý sản xuất với kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về dinh dưỡng các loài động vật nông nghiệp và thủy sản, về nghiên cứu và tổ hợp khẩu phần cũng như sử dụng các dây chuyền tự động, các thiết bị chuyên dùng trong phân tích chất lượng nguyên liệu và thành phần thức ăn chăn nuôi, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kế toán tài chính, kỹ thuật và hoạch định chiến lược kinh doanh.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc trong lãnh vực nghiên cứu tại trường đại học, viện nghiên cứu hoặc lãnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý nhà nước như các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, các công ty kinh doanh thuốc thú y, các công ty sản xuất và kinh doanh có liên quan đến chăn nuôi thú y, các trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp địa phương, các trại chăn nuôi hoặc tự điều hành trang trại, kinh doanh trong lãnh vực chăn nuôi.

Chuyên ngành nuôi trồng thủy sản

Ngành học đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tiễn bao gồm các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ở năm học cuối, sinh viên có thể chọn lựa một trong hai chuyên ngành: nuôi trồng hoặc bệnh học thủy sản.

Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên môn và các kỹ năng như: thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản; tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài; tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản; sản xuất, dịch vụ giống và thức ăn nuôi trồng thủy sản; tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản; cơ quan khuyến ngư và quản lý nguồn lợi thủy sản; cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng - chế biến thủy sản; cơ sở nghiên cứu (Viện, Trung Tâm,...) nuôi trồng và kinh tế thủy sản và có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo (Trường TCCN, Cao đẳng, Đại học).

Chuyên ngành ngư y (bệnh học thủy sản)

Ngành học cung cấp kiến thức chuyên môn về hệ thống nuôi trồng thủy sản; các công nghệ sản xuất thức ăn và nuôi trồng thủy sản; các công nghệ trong chẩn đoán bệnh học thủy sản; thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động phòng ngừa và giám sát dịch bệnh thủy sản, điều trị bệnh động vật thủy sản nuôi, quản lý chất lượng các sản phẩm theo hướng an toàn thú y thủy sản; hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên môn và các kỹ năng như: thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản; khả năng tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm sạch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài; khả năng tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, thú y thủy sản và môi trường; khả năng cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ chẩn đoán bệnh học và sản xuất sản phẩm thủy sản an toàn;

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh về nuôi trồng thuỷ sản; cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ bệnh học và nuôi trồng thủy sản; cơ quan quản lý nhà nước: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Thú y hoặc Chi Cục thú y, Trung tâm Khuyến ngư, Cục Nuôi trồng Thủy sản và Chi Cục nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phương; cơ sở đào tạo về bệnh học thủy sản hoặc nuôi trồng thủy sản; công ty dịch vụ, kinh doanh về thú y thủy sản (thuốc, thức ăn,...)

Chuyên ngành kinh tế - quản lý nuôi trồng thủy sản

Ngoài những kiến thức chuyên môn về các hệ thống nuôi trồng thủy sản, công nghệ sản xuất thức ăn và nuôi trồng thủy sản, ngành học còn cung cấp thêm kiến thức chuyên sâu về kinh tế và quản lý thủy sản bao gồm các lý thuyết và công cụ phân tích kinh tế, quản trị doanh nghiệp và trang trại thủy sản; về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Sinh viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng như: phân tích và giải thích các vấn đề kinh tế xảy ra trong thực tiễn sản xuất và kinh doanh thủy sản; ứng dụng các lý thuyết và công cụ phân tích kinh tế vào tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh thủy sản theo hướng bền vững và hội nhập quốc tế; quản trị doanh nghiệp và trang trại thủy sản; nghiên cứu về kinh tế và quản lý thủy sản; tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở nuôi trồng - chế biến thủy sản; cơ sở sản xuất, dịch vụ giống và thức ăn nuôi trồng thủy sản; công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản; quản lý doanh nghiệp thủy sản; Marketing trong nuôi trồng thủy sản; lập dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này cũng có thể tự lập dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, tự thành lập hay quản lý doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại thủy sản.

 Ngành Thú y

Ngành học đào tạo bác sĩ có năng lực chuyên môn về thú y, bao gồm thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; chẩn đoán bệnh thông thường; biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh,nuôi thủy sản, trồng trọt.

Với chuyên ngành Bác sĩ thú y, sinh viên sẽ học chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), về ngoại khoa & giải phẩu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản…v.v. .

Với chuyên ngành Dược thú y, ngoài kiến thức căn bản liên quan đến bệnh học đại cương hoặc chuyên biệt, sinh viên sẽ chuyên sâu học tập và nghiên cứu về hóa dược, dược lý học, dược lực học, dược liệu học, dược lâm sàng, bào chế dược phẩm, ngộ độc dược phẩm, kiểm nghiệm dược phẩm, độc chất học, pháp chế về dược thú y,...

 Các sinh viên học tiếng Pháp sẽ được tham gia vào chương trình song ngữ Việt-Pháp về thú y và được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học. Nếu bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Pháp đạt xuất sắc, sinh viên sẽ được xét cấp học bổng du học sau đại học tại cộng đồng các trường đại học có nói tiếng Pháp (Pháp, Canada, Bỉ,..) hoặc ưu tiên tuyển chọn vào làm việc tại các Công ty hay doanh nghiệp có sử dụng tiếng Pháp.

Bác sĩ thú y có thể làm việc tại cơ quan thú y (Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện), tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành.

Bác sĩ thú y chuyên ngành Dược, ngoài công tác tại cơ quan thú y từ trung ương đến địa phương, còn có thể cộng tác hay phối hợp nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm thuốc với các viện (hãng, cơ sở) bào chế các hóa chất, thuốc, biệt dược, vắcxin phòng chống bệnh đặc hiệu hay công tác tại các bệnh viện (bệnh xá) thú y hoặc các cửa hàng chuyên doanh dược thú y.

CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN NGÀNH THÚ Y

Chương trình đào tạo được thiết kế trên cơ sở chương trình của trường đối tác là Đại học Queensland, Úc Châu, một trong top 100 các trường đại học thế giới. Quá trình đào tạo sẽ do các giảng viên của Khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đảm nhiệm cùng với sự tham gia trực tiếp và sự cố vấn của các giáo sư trường Queensland. Nội dung giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành thực tập, hướng tới chuẩn mực quốc tế với tất cả các môn học chuyên ngành đều sử dụng tiếng Anh. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo, sinh viên có cơ hội tham gia các đợt thực tập ngắn hạn ở nước ngoài.

Bác sĩ thú y tốt nghiệp chương trình tiên tiến có khả năng làm việc ở những vị trí quan trọng trong các công ty thú y trong và ngoài nước quản trị sản xuất như: quản lý chất lượng, xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển sản phẩm thú y mới…; các cơ sở nghiên cứu như Viện, Trường; các cơ sở dịch vụ-kinh doanh thú y.

P.CTSV- ĐHNL

Số lần xem trang: 2115
Điều chỉnh lần cuối: 21-02-2017

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám sáu năm bốn chín

Xem trả lời của bạn !