/data/file/BN/BN.png

Ban lãnh đạo quỹ học bổng "Đồng hành cùng ĐH Nông Lâm TPHCM" đã quyết định tặng học bổng  cho thủ khoa Nguyễn Hùynh Nhật Dương (27đ)

Theo thông tin từ Ban lãnh đạo Qũy học bổng "Đồng hành cùng ĐH Nông Lâm TPHCM", Nguyễn Hùynh Nhật Dương sẽ được quỹ học bổng tặng riêng suất học bổng cho thủ khoa trong suất bốn năm học. Suất học bổng tối thiểu bằng giá trị học phí  chương trình Dương theo học.  

 

NLS - Tin em Nguyễn Hùynh Nhật Dương đỗ thủ khoa Trường ĐH Nông lâm TPHCM với 27 điểm nhanh chóng lan tỏa khắp ấp Tân Xã, xã Long Hòa, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Gia đình khó khăn, Nguyễn Huỳnh Nhật Dương toàn mượn sách cũ của các anh chị trong xóm để học. Vất vả nhưng Dương vẫn học giỏi và vừa đỗ thủ khoa ĐH Nông lâm TPHCM. Nhưng Dương đang lo không biết xoay xở thế nào để có tiền lên Sài thành nhập học...

Nguyễn Huỳnh Nhật Dương vừa đỗ thủ khoa ĐH Nông lâm TPHCM với 27 điểm. Ngoài ra, Dương còn đỗ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM với 24,5 điểm. Trong những năm qua, Nhật Dương giành được rất nhiều giải thưởng.

Mơ ước trở thành kỹ sư nông học

Tin em Nguyễn Huỳnh Nhật Dương đỗ thủ khoa Trường ĐH Nông lâm TPHCM với 27 điểm nhanh chóng lan tỏa khắp ấp Tân Xã, xã Long Hòa, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Lần theo con đường làng gập ghềnh đá sỏi dài hơn 4 km, chúng tôi tìm đến nhà của em Dương. Trò chuyện với Dương và bố mẹ em mới biết Dương sinh ra và lớn lên trong một gia đình khó khăn, không ruộng đất canh tác. Kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào đồng lương ít ỏi của cô Huỳnh Thị Thơi - mẹ em Dương, hiện là giáo viên Trường tiểu học Tân Thành 2 (Gò Công Đông, Tiền Giang).

Còn cha em Dương là chú Nguyễn Văn Cảnh trước đây cũng là giáo viên nhưng từ năm 2006, chú Cảnh mắc phải chứng bệnh ruột thừa và ruột thòng nên giảm khả năng lao động đến 61%. Từ đó, chú Cảnh chỉ ở nhà chăm việc học hành cho con cái và làm những việc như trồng rau màu quanh nhà.

Trước tình cảnh khó khăn của gia đình, bốn anh em Dương tự bảo nhau cố gắng tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày để giảm gánh nặng cho mẹ. Thậm chí sách để học anh em Dương cũng đi mượn sách cũ của các anh chị học lớp trên ở cùng xóm.

Dương còn tranh thủ những lúc rảnh rỗi đến phụ việc cho mấy người bà con trong xóm lấy tiền mua thêm vở cho hai em. Phần Dương thì dùng tập vở được thưởng để học cho cả năm.

Được biết, ngay từ học cấp 2, Dương đã học giỏi các môn học tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa, Sinh. Dương từng dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đạt giải khuyến khích (lớp 9); giải nhì cấp tỉnh, giải khuyến khích cấp quốc gia môn Sinh học…

Khi được về bí quyết học tập, chàng tân thủ khoa vui vẻ cho biết: “Em đã bắt đầu say mê các môn tự nhiên từ nhỏ. Đến khi học cấp 2, cấp 3 em càng yêu thích hơn, nhất là môn Sinh học. Ngoài giờ học chính khóa ở lớp, em còn tìm hiểu nghiên cứu thêm từ sách giáo khoa, thường xuyên xem các chương trình truyền hình Thế giới loài vật và tìm thông tin trên mạng Internet. Đặc biệt em rất thích nghiên cứu tìm hiểu về các loại giống, cây trồng và em học bằng niềm đam mê và long nhiệt huyết vì em muốn trở thành kỹ sư nông học”.

Tận dụng diện tích nhỏ quanh nhà, Dương sưu tầm các loại giống “độc” rồi xới đất ươm trồng. Kết quả, Dương đã trồng thành công nhiều loại cây ăn trái hiện đang phát triển xanh tươi như: mủ trôm, khế, nhãn, ổi không hạt…

Nỗi lo trước ngày nhập học

Trái ngược với niềm vui của bà con họ hàng, cô Huỳnh Thị Thơi trầm ngâm khi chúng tôi hỏi chuyện. Cô Thơi bùi ngùi bày tỏ: “Trong mấy năm qua, tôi có đủ sức để lo cho 4 đứa con ăn học là cũng nhờ bà con, đồng nghiệp tiếp giúp, nhưng mỗi năm gánh nặng cơm áo, gạo tiền, sách vở… của các cháu cứ tăng dần lên! Giờ đây cùng lúc 3 anh em nó nhập học (1 cháu học lớp 9 và một cháu học lớp 11), nhất là sắp tới phải lo chi phí cho cháu Dương chuẩn bị lên thành phố nhập học. Thú thật tôi cũng đang lo và chẳng dám cho cháu biết, sợ cháu nản chí”.

Thấu hiểu gia đình hiện đang khó khăn nên khi chia sẻ với chúng tôi về kế hoạch sắp tới, Nhật Dương cho biết: “Em chỉ lo khoản chi phí ban đầu như đóng học phí, tiền thuê trọ, sách vở… Đến khi em lên đó ổn định rồi em sẽ tìm một công việc bán thời gian để làm tự trang trải sinh hoạt. Vì chỉ có cách này em mới hoàn thành được ước mơ của mình và cũng giúp mẹ bớt vất vả hơn”.

Được biết, không chỉ đỗ thủ khoa ĐH Nông lâm TPHCM với 27 điểm, Dương còn đỗ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM với 24,5 điểm.

Trước khi chia tay chúng tôi, Dương cho biết: “Em quyết định chọn học ngành Nông học Trường ĐH Nông lâm TPHCM là muốn đóng góp một phần công sức của mình vào lĩnh vực phát triển ngành nông nghiệp tỉnh nhà trong tương lai”.

Theo Dantri.com

Số lần xem trang: 2118
Điều chỉnh lần cuối: 19-08-2011

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám hai không không bốn

Xem trả lời của bạn !