/data/file/BN/BN.png

  Cựu sinh viên Dương Thanh Thủy  và sinh viên Lê Tấn Phúc  trường Đại học Nông lâm TPHCM đạt giải nhất và nhì cuộc thi “Sáng tạo tiết kiệm năng lượng năm 2011”

Chung kết cuộc thi “Sáng tạo tiết kiệm năng lượng năm 2011”

Giải nhất cho ý tưởng biến dầu mỡ thành nhiên liệu sinh học

Ý tưởng "Nghiên cứu tái chế dầu mỡ trong nước thải nhà hàng khách sạn làm nhiên liệu sinh học" của Dương Thị Thanh Thủy (công ty cổ phần khách sạn Dầu khí PTSC) đã xuất sắc đoạt giải nhất (7 triệu đồng) cuộc thi Sáng tạo tiết kiệm năng lượng năm 2011.

>> Cuộc thi “Sáng tạo tiết kiệm năng lượng năm 2011” 

 

Dương Thị Thanh Thủy (bìa phải) - công tác tại Công ty cổ phần khách sạn dầu khí PTSC - đoạt giải nhất cuộc thi với ý tưởng "Nghiên cứu tái chế dầu mỡ trong nước thải nhà hàng khách sạn làm nhiên liệu sinh học" - Ảnh: Thiên Hương

Vòng chung kết với 10 cá nhân - nhóm diễn ra vào chiều nay 19-8 tại Trung tâm Hội chợ & triển lãm Tân Bình (TBECC).

Nghiên cứu đoạt giải nhất của Dương Thị Thanh Thủy cho thấy triển vọng tái chế dầu mỡ từ các nhà hàng, khách sạn thành dầu biodiesel (có thể sử dụng cho các loại xe tải, xe buýt,…). Dây chuyền sản xuất này không những vừa giảm thiểu việc sử dụng năng lượng hóa thạch vừa không gây ô nhiễm môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế lớn.

 

Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải mang đến cuộc thi bộ thí nghiệm đa năng dùng HDL - 9000 trong đào tạo và thực nghiệm lập trình điều khiển phun xăng điện tử tiết kiệm nhiên liệu - Ảnh: Thiên Hương

Giải nhì thuộc về Lê Tấn Phúc (sinh viên ĐH Nông lâm TP.HCM) với sản phẩm "Máy ấp trứng tự động sử dụng năng lượng mặt trời". Được cấu tạo từ pin và máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời, sản phẩm này được ban giám khảo đánh giá cao vì kết hợp giữa việc tự động hóa trong quá trình sản xuất nông nghiệp với sử dụng nguồn năng lượng tái tạo dồi dào của mặt trời, tạo ra hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Ban tổ chức còn trao hai giải ba cho sản phẩm "Xe điện scooter tiết kiệm năng lượng" của Phạm Ngọc Anh Tùng (sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM) và sản phẩm "Bộ thí nghiệm đa năng dùng HDL - 9000 trong đào tạo và thực nghiệm lập trình điều khiển phun xăng điện tử tiết kiệm nhiên liệu" của tiến sĩ Nguyễn Bá Hải - Trần Bá Trung (ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM).

Đặc biệt, vòng chung kết cuộc thi còn ghi nhận ý tưởng của hai học sinh Hà Hiếu Nghĩa, Đinh Thị Kim Cương - các thí sinh nhỏ tuổi nhất vào vòng chung kết. Sản phẩm "Mô hình đèn tín hiệu giao thông sử dụng năng lượng mặt trời" của hai em thu hút sự nhiều sự chú ý.

 

Hai học sinh Đinh Thị Kim Cương (bìa trái) và Hà Hiếu Nghĩa thuyết trình về "Mô hình đèn tín hiệu giao thông sử dụng năng lượng mặt trời" - Ảnh: Thiên Hương

 

Thí sinh Phạm Ngọc Anh Tùng - sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM và sản phẩm "Xe điện scooter tiết kiệm năng lượng" - Ảnh: Thiên Hương

Chia sẻ về ý tưởng này, Kim Cương và Hiếu Nghĩa cho biết: “Tình trạng mất điện xảy ra khá thường xuyên khiến các đèn tín hiệu giao thông bị ngưng trệ. Trong khi đó, năng lượng mặt trời lại là một nguồn năng lượng dồi dào mà không gây ô nhiễm môi trường. Chính vì thế, chúng em mong muốn một ngày nào đó, ý tưởng này sẽ không còn là mô hình nữa mà sẽ có mặt trong đời sống”.

Cuộc thi Sáng tạo tiết kiệm năng lượng 2011 do Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thành đoàn TP.HCM tổ chức, dành cho các thanh thiếu nhi tại TP.HCM từ 6 đến dưới 30 tuổi. Sân chơi này thu hút trên 80 sản phẩm, mô hình, ý tưởng với thành phần dự thi đa dạng, từ học sinh lớp 2 đến sinh viên, công nhân viên, tiến sĩ,…

Phần lớn các ý tưởng chú trọng tính tính thực tế và đáp ứng nhu cầu sử dụng tiết kiệm năng lượng hiện nay.

 

Năm ý tưởng, sản phẩm đạt giải khuyến khích:

- Ý tưởng "Công trình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường (Green building)" - Nguyễn Văn Thành (SV ĐH Kiến trúc TP.HCM).

-Ý tưởng "Nghiên cứu sản xuất viên nén biomas từ phế thải và phụ phẩm nông nghiệp làm chất đốt hiệu quả" - Nguyễn Quang Vinh (Viện nước, tưới tiêu và môi trường Hà Nội)

- Sản phẩm "Mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời vào nuôi trồng thủy sản và chiếu sáng - Nguyễn Đình Minh Toàn, Nguyễn Trường Tân, Lê Đình Tưởng, Trương Đức Cường (Công ty CP Điện tử và dịch vụ Công nghiệp Sài Gòn).

- Sản phẩm "Mô hình đèn tín hiệu giao thông sử dụng năng lượng mặt trời" - Hà Hiếu Nghĩa, Đinh Thị Kim Cương (học sinh Trường THCS Hưng Phú A, Q.8, TP.HCM).

- Sản phẩm "Đèn tín hiệu xe đạp an toàn giao thông" - Lê Hoàn Thiện, Mai Thủy Tiên, Trần Văn Công Tính (học sinh Trường THCS Đặng Trần Côn, Q.Tân Phú, TP.HCM).

Theo TTO

Số lần xem trang: 2114
Điều chỉnh lần cuối: 26-08-2011

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : hai chín năm chín bảy

Xem trả lời của bạn !