/data/file/BN/BN.png

5 nhiệm vụ trọng tâm của GD&ĐT năm 2008

Theo Bộ GD-ĐT, chương trình công tác năm 2008 của Bộ GD-ĐT gồm năm nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD.


Xây dựng chương trình tự học về đổi mới phương pháp dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá cho tất cả GV từ cấp tiểu học đến THPT. Có chính sách đặc thù để phát triển GV sư phạm và các môn học còn thiếu GV: tiếng Anh, Tin học, âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng dân tộc, GD quốc phòng - an ninh.

Xây dựng Đề án lương mới cho đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn 2007-2010; Triển khai chương trình xây dựng nhà công vụ cho GV bằng ngân sách nhà nước và huy động sự đóng góp của xã hội; Thực hiện việc cử luôn phiên GV làm công tác ở các vùng khó khăn theo Nghị định của Chính phủ từ năm học 2007-2008. Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng cơ chế, chính sách để nhà giáo đã công tác ở miền núi, ở vùng khó khăn không phải là quê hương được trở về vùng thuận lợi hơn sau khi hoàn thành trách nhiệm của mình (thời gian hoàn thành nghĩa vụ công tác của nam l 5 năm, của nữ là 3 năm).

Triển khai chương trình năm 2008 về đào tạo 20.000 tiến sĩ từ 2007-2020 để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường ĐH, CĐ cả nước, hướng tới chỉ tiêu: 30% giảng viên các trường ĐH, CĐ có trình độ tiến sĩ vào năm 2010.

Triển khai cuộc vận động nâng cao đạo đức nhà giáo (xây dựng quy tắc ứng xử, tiêu chí đánh giá đạo đức nhà giáo), chống bạo hành trong nhà trường.

Tiếp theo chuẩn GV tiểu học và mầm non (mới ban hành), Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện chuẩn GV THCS và THPT; tiêu chuẩn nghiệp vụ nhà giáo giảng dạy ĐH, CĐ, TCCN; chế độ công tác của GV phổ thông và của giảng viên ĐH, CĐ.

Thực hiện thí điểm đánh giá giảng viên ĐH, CĐ thông qua ý kiến của SV, từng bước mở rộng sang TCCN và dạy nghề.

Xây dựng chuẩn hiệu trưởng nhà trường các cấp, chuẩn giám đốc trung tâm GD thường xuyên. Triển khai thí điểm đánh giá hiệu trưởng trường THPT qua ý kiến GV; Xây dựng chương trình chuẩn bồi dưỡng về quản lý GD cho các hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông, TCCN, CĐ, ĐH. Tổ chức các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông, hiệu trưởng ĐH.

Hướng dẫn thực hiện đánh giá giữa nhiệm kỳ đối với các hiệu trưởng các trường phổ thông, ĐH, CĐ, TCCN và đối với các GS, phó GS, tiến sĩ là giảng viên bắt đầu từ năm học 2007-2008.

Nhiệm vụ trọng tâm thứ 2 được Bộ GD-ĐT xác định, đó là triển khai mạnh mẽ yêu cầu tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học theo nhu cầu x hội.

Yêu cầu khái quát của GD phổ thông là GD để các em HS có phẩm chất, năng lực làm người công dân Việt Nam trong đầu thế kỷ 21. Ở  bậc ĐH, CĐ, TCCN: Đào tạo để có việc làm, có nghề hiệu quả cho bản thân và xã hội, có  nhân cách của con người Việt Nam, tự tin và chủ động trong hội nhập.

Yêu cầu khái quát về nghiên cứu khoa học theo nhu cầu xã hội: Các giảng viên phải dành thời gian cho nghiên cứu khoa học, các trường ĐH phải lấy nhu cầu nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, hình thành các liên kết giữa nhà trường- nhà nước- nhà doanh nghiệp.

Để thực hiện các yêu cầu nêu trên, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai các nhiệm vụ như: Xây dựng Đề án chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2008-2015; Tổ chức các hội thảo quốc gia đào tạo theo nhu cầu xã hội phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm (công nghệ thông tin và truyền thông, đóng tàu, du lịch- khách sạn, nông nghiệp và phát triển nông thôn…); Thành lập trung tâm dự báo nhu cầu và hỗ trợ đào tạo nhân lực trực thuộc Bộ GD-ĐT; hỗ trợ thành lập các trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng lao động ở các địa phương; Triển khai tín dụng đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp; Thành lập các Ban điều phối các chương trình hợp tác giữa Bộ GD-ĐT với các Bộ, ngành để triển khai kế hoạch 3 năm (2008- 2010) đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tài chính- ngân hàng, CNTT và truyền thông, du lịch, khách sạn, đóng tàu…

Triển khai nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo nhu cầu xã hội phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phục vụ nhu cầu doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực trình độ cao của các trường, viện nghiên cứu phục vụ công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học; xây dựng chợ khoa học công nghệ và nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, địa phương trên mạng.

Nhiệm vụ thứ 3 được xác định là: nâng cao hiệu quả hoạt động GD-ĐT, hiện đại hoá GD với chi phí thấp

Một trong những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này là tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, khuyến khích tự học và vận dụng sáng tạo ở HS-SV. Đổi mới cách ra đề thi, đánh giá kết quả học tập. Tiếp tục xây dựng ngân hàng đề thi cho các môn học ở các lớp để nhà trường khai thác, sử dụng cho HS luyện tập cách học và vận dụng sáng tạo các nội dung đã được học tập.

Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông để đổi mới phương pháp dạy và học. Tiếp tục triển khai xây dựng ngân hàng các giáo trình và bài giảng điện tử, tiến tới có cả các bài tập mô phỏng, tự kiểm tra và hướng dẫn hoàn thiện tri thức, kỹ năng cho SV (năm 2008 sẽ có 1.000 giáo trình điện tử đưa lên mạng); Triển khai đào tạo liên thông, đảm bảo chất lượng và hiệu quả với cả người học và người dạy trong một trường, giữa các trường ĐH, CĐ, TCCN…

Nhiệm vụ thứ tư: Đổi mới cơ chế tài chính của nền GD, thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ GD-ĐT:

Tăng ngân sách cho GD-ĐT và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách: Thực hiện kế hoạch ngân sách trung hạn (3-5 năm); triển khai chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT đến 2010 gắn với tiêu chí hiệu quả (xây dựng trường lớp, trang bị phòng thí nghiệm, thiết bị nghiên cứu khoa học, tin học hóa quản lý, triển khai đào tạo theo các chương trình tiên tiến…); thực hiện phân bổ kinh phí theo nguyên tắc công khai, hiệu quả, cạnh tranh; gắn kết giữa chi của ngân sách và các dự án ODA, khuyến khích sự tham gia góp vốn của các doanh nghiệp, địa phương. Tập trung đầu tư cho các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, các huyện, xã khó khăn.

Năm 2008 cũng là năm sẽ hoàn thiện Đề án tài chính cho GD, đề án cơ chế tài chính cho GD đại học, Đề án học phí mới để bổ sung một phần chi phí thường xuyên cho hệ thống GD, tăng sự công bằng trong cơ hội học tập. Triển khai và giám sát việc thực hiện chế độ cho vay ưu đi để học ĐH, CĐ, TCCN và dạy nghề.

Ngoài ra, liên quan đến nhiệm vụ này cịn cc công việc khác cần tiến hành trong năm 2008, như: Hoàn thiện các cơ sở pháp lý và chính sách để phát triển hệ thống các trường ngoài công lập, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào GD-ĐT bằng các chính sách khuyến khích về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ đào tạo GV; Xây dựng văn bản hướng dẫn về chuyển đổi loại hình từ trường bán công sang công lập hoặc tư thục, trường dân lập sang tư thục…

Nhiệm vụ thứ năm: Thực hiện phân cấp và quản lý theo tiêu chí chất lượng, tiến hành cải cách hành chính mạnh mẽ:

Năm 2008, Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành xây dựng những văn bản quan trọng như: dự án Luật GV, Luật GD ĐH, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD.

Xây dựng chiến lược phát triển GD 2008-2020; Đề án phát triển GD nghề nghiệp giai đoạn 2008-2020; Xây dựng và công bố các tiêu chí về chất lượng trường ĐH, CĐ, TCCN và trường phổ thông, tiêu chí về chất lượng chương trình đào tạo, tiêu chí chất lượng đội ngũ nhà giáo ở phổ thông, GD chuyên nghiệp và ĐH; Thực hiện kiểm định chất lượng GD để tiến tới xếp hạng các trường ĐH, CĐ. Đánh giá chất lượng các trường phổ thông; Hoàn thiện và ban hành điều lệ nhà trường các cấp, quy chế tổ chức và hoạt động đối với các loại hình trường.

Hoàn thiện và trình Chính phủ Đề án đổi mới thi và tuyển sinh. Tiến tới tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT có kết quả tin cậy, khách quan, lấy làm một trong những căn cứ để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, TCCN do các trường thực hiện.

Đồng thời sẽ tiến hành phân cấp mạnh mẽ hơn, ví dụ phân cấp quản lý đối với các trường ĐH trọng điểm; Phân cấp cho HĐND các tỉnh thành quyết định mức học phí các trường phổ thông ở địa phương, phát triển GD phổ thông và phát triển dạy nghề…

                                                                 (Theo GD&TĐ)

Số lần xem trang: 2113
Điều chỉnh lần cuối: 22-02-2008

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám bảy chín tám không

Xem trả lời của bạn !