/data/file/BN/BN.png

Hội thảo nhằm cung cấp các phương pháp phân tích hiện đại nhằm thúc đẩy các công trình nghiên cứu về giá trị cảm quan, giá trị dinh dưỡng và đánh giá chất lượng trên các loại trái cây;  giới thiệu sự phong phú, đa dạng, và giá trị dinh dưỡng quý của trái cây Việt Nam với bạn bè thế giới, qua đó truyền tải thông điệp “tăng cường mạng lưới bảo vệ và phát triển các loài trái cây bản địa” của dự án.

Hội thảo chuyên đề: “Đánh giá chất lượng trái cây”

Từ: 23 – 25/07/2012

Tại: Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

 

Thông qua dự án “International network on preserving safety and nutrition of indigenous fruits and their derivatives” dưới sự tài trợ của tổ chức Leverhulme Trust, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường (RIBE) thuộc trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh kết hợp với Trung tâm tận dụng cây trồng (CUC) thuộc trường Đại học Southampton – Anh quốc - tổ chức hội thảo huấn luyện quốc tế với chuyên đề: “Đánh giá chất lượng trái cây tươi và trái cây chế biến”

Hội thảo có sự tham gia của 17 khách mời quốc tế là những giáo sư, tiến sĩ đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp của Pháp, Ấn Độ, Srilanka, Bangladesh, Campuchia; và 14 khách mời trong nước đến từ trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM, Đại học Bách khoa Hà nội, Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền nam (SOFRI), ĐH Cần Thơ, và công ty Verges Mekong.

Trong hội thảo sẽ có một số thuyết trình của các đại biểu tham dự về các vấn đề liên quan, và có phần huấn luyện, đào tạo một số các kỹ thuật phân tích, đánh giá bởi các giảng viên, cán bộ kỹ thuật viên đến từ khoa Công Nghệ Thực Phẩm (FST) và Viện Công nghệ sinh học và Môi trường (RIBE) của trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

Mục tiêu của hội thảo:

Cung cấp các phương pháp phân tích hiện đại nhằm thúc đẩy các công trình nghiên cứu về giá trị cảm quan, giá trị dinh dưỡng và đánh giá chất lượng trên các loại trái cây.

Đồng thời, hội thảo cũng giới thiệu sự phong phú, đa dạng, và giá trị dinh dưỡng quý của trái cây Việt Nam với bạn bè thế giới, qua đó truyền tải thông điệp “tăng cường mạng lưới bảo vệ và phát triển các loài trái cây bản địa” của dự án.

Ngoài ra, thông qua thành phần khách mời tham dự, cơ hội mở rộng mạng lưới liên kết nghiên cứu và sản xuất giữa các nước và giữa Việt Nam với các nước trong lĩnh vực rau quả có điều kiện được thúc đẩy và phát triển.

Số lần xem trang: 2113
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bảy sáu một không bốn

Xem trả lời của bạn !