/data/file/BN/BN.png

(SVVN) Đây là một sự lựa chọn khả thi với những sinh viên có khó khăn tài chính

Giống như các cơ sở giáo dục khác trên mạng, University of the People sẽ có cộng đồng sinh viên và giảng viên, những chủ đề thảo luận hàng tuần, bài tập và các kỳ thi.
Tuy nhiên, sinh viên sẽ không phải trả học phí mà chỉ phải trả một khoản phí đăng ký gọi là (từ 15 đến 50 đôla) và lệ phí thi (từ 10 đến 100 đôla), mức phí thấp nhất được áp dụng cho người dân ở các nước nghèo.

Chỉ cần nói tiếng Anh và có Net

Một trường đại học trực tuyến thực sự dành cho tất cả các bạn trẻ nói tiếng Anh trên thế giới đang sắp ra đời. Và điều tuyệt vời là phí đăng ký không đáng kể.
 

300 sinh viên cho khóa đầu tiên

Một doanh nhân Israel đang dự định thành lập trường đại học miễn phí trên Internet đầu tiên trên thế giới, đây là một cơ sở phi lợi nhuận mang tên University of the People.

Shai Reshef, người đã sáng lập ra nhiều cơ sở đào tạo trên mạng, giải thích: "Đây đơn thuần là việc áp dụng khái niệm mạng xã hội vào thế giới giảng đường. Chúng tôi đã có những phần mềm giáo dục mã nguồn mở. Và chúng tôi cho rằng việc giảng dạy tương tác trực tuyến hoạt động tốt. Tập hợp tất cả những điều này lại, chúng tôi có thể tạo ra một trường đại học miễn phí cho sinh viên trên toàn thế giới, miễn là họ nói tiếng Anh và có đường truyền Internet".

Shai Reshef mới chỉ dự tính một bước khởi đầu khiêm tốn. Số lượng sinh viên sẽ giới hạn ở mức 300 khi trường đại học mở cửa vào mùa Thu tới, và chỉ có hai ngành học là quản trị doanh nghiệp và tin học. Trong năm năm tới, Shai Reshef hy vọng sẽ có 10.000 sinh viên đăng ký học.

shay-reshef.jpg

Theo Shai Reshef chỉ cần biết Tiếng Anh và có Internet...

Sẽ khó khăn…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dự án này cũng còn nhiều khó khăn. John Bourne, Giám đốc điều hành của Sloan Consortium, một hiệp hội phi lợi nhuận nhằm phát triển giáo dục đại học trên mạng, giải thích: "Mười năm vừa qua, chúng tôi đã bàn luận rất nhiều về cơ hội lập ra một trường đại học kiểu này, nhưng chúng tôi đã quyết định rằng thời điểm đó chưa tới. Và tôi muốn biết làm thế nào họ có thể tuyển dụng, đào tạo giảng viên và đảm bảo chất lượng trong khi không thu học phí".

Một số khác lại đặt câu hỏi về cách thức hoạt động của một dự án thế này. Philip Altbach, Giám đốc Trung tâm Giáo dục đại học quốc tế, thuộc Boston College, nhận xét: "Tập hợp được nhiều người từ khắp nơi trên thế giới để trao đổi với nhau, để nói về những gì mình học được, điều đó thật tuyệt vời. Nhưng nếu bạn kết nối họ bởi những trình học, những bằng cấp và các giờ học thì tôi không chắc rằng mọi chuyện sẽ ổn.

Bạn sẽ đánh giá sinh viên thế nào? Giảng viên sẽ có trách nhiệm thế nào? Làm thế nào mà những chương trình học kiểu Mỹ hay Anh có thể đáp ứng nhu cầu của sinh viên Mali?".


… nhưng không phải là một ý tưởng tồi

Theo ý kiến bảo vệ của Shai Reshef, trường đại học mới này sẽ mời các giảng viên đang còn giảng dạy hoặc đã nghỉ hưu - một số được trả lương, một số khác là tình nguyện - cũng tương tự như vậy với những người làm thư viện, những sinh viên sau đại học và nhiều nhân viên các bộ phận khác.

Dù dự án còn nhiều bấp bênh nhưng người lèo lái, Shai Reshef, đã từng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Năm 1989, doanh nhân này đã từng điều hành Kidum, một doanh nghiệp từng hợp tác với Đại học Liverpool thành lập một đại học trực tuyến.
Trường này đã thu hút được sinh viên từ hơn 100 nước trên thế giới.

Về dự án của mình, Shai Reshef chia sẻ: "Nhờ những mạng xã hội mới, chúng tôi có thể giúp các bạn trẻ trên khắp thế giới tiếp cận với giáo dục đại học, kể cả những bạn ở các nước thuộc thế giới thứ ba, những người thường không có cơ hội này. Tôi chưa gặp bất kỳ ai cho rằng đây là một ý tưởng tồi cả".


Vũ Minh Thư
(Theo The New York Times)
sv logo.jpg

Số lần xem trang: 2121
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : sáu sáu năm ba hai

Xem trả lời của bạn !