/data/file/BN/BN.png

Đã 12 giờ, Phòng Công tác sinh viên (SV) trường ĐH Nông Lâm TP.HCM vẫn tiếp nhận nhiều đơn xác nhận để vay vốn...

 

Cao điểm tháng 9

Q., ngành Quản lý tài nguyên rừng, đang nắn nót điền vào tờ giấy xác nhận mình là SV của trường. Q. cho hay, năm ngoái, gia đình Q. ở Đồng Nai vay được 8 triệu đồng (4 triệu đồng/học kỳ) từ Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH). Năm nay, thông tin “nóng” là Thủ tướng Chính phủ mới ký quyết định điều chỉnh mức vốn vay từ 800 ngàn đồng/tháng lên 860 ngàn đồng/tháng khiến những SV nghèo như Q. thấy an tâm hơn. Hiện Q. ở ngoài ký túc xá nên chi phí cho khoản phòng trọ khá cao, từ 250 ngàn - 300 ngàn đồng/tháng. Do vậy, chưa tới ngày nhập học, cô bạn này đã túi bụi lo tìm việc làm thêm. “Ba mẹ em làm rẫy, không nuôi nổi bốn đứa con đang đi học. Nếu không có nguồn vốn vay này, chắc em khó lòng đeo đuổi việc học đến cùng” - Q. giãi bày.

Kh. (quê Cà Mau, cũng là SV năm thứ hai ngành Quản lý tài nguyên rừng) cho biết chi phí trung bình mỗi tháng của mình đã hết 1 triệu đồng. “Bạn có hay bị món nợ ám ảnh không?” - chúng tôi hỏi. Kh. nói: “Đôi khi nằm ngủ cũng... mộng mị về nó. Nhưng em tin rằng, sau khi ra trường sẽ có việc làm và “cày” cật lực để trả nợ!”.  

Theo chị Lê Thị Ngọc Hòa, chuyên viên Phòng Công tác SV trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, từ ngày 10 - 31.8, phòng này đã xác nhận hơn 2.300 đơn để SV hoàn tất hồ sơ vay vốn (chỉ tính riêng hệ CĐ, ĐH chính quy). Chị Hòa nhấn mạnh, tháng 9 là tháng cao điểm vì 15.9 là ngày tân SV nhập học, ước tính mỗi ngày có trên 300 đơn xác nhận. Còn tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, trong hai tháng hè 7 - 8.2009, chỉ có khoảng 200 đơn. Thế nhưng, bước sang đầu tháng 9, con số đã vọt lên khoảng 150 đơn/ngày. Dự kiến sau ngày 15.9, khi tân SV, HS nhập học, số đơn xác nhận sẽ tăng cao. “Từ tháng 9 đến tháng 12 là cao điểm. Phòng này có 3 cán bộ và cứ 3 ngày, mỗi người ký các loại giấy tờ hết 1 cây bút!” - cô Hồ Thị Ánh Tuyết, Phó trưởng Phòng công tác HS, SV trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chia sẻ.

Tân sinh viên “không  có cửa”?

Một cán bộ giữ chức phó phòng công tác SV tại một trường ĐH trên địa bàn Q.3, TP.HCM phản ánh: “Tân SV phải đóng học phí 1 học kỳ, nhà trường mới dám xác nhận em đó là SV vì e rằng, em đó ôm cục tiền rồi... không đi học!”. Anh này nói tiếp: “Quy định như vậy vô tình loại cơ hội vay tiền đối với tân SV, ít nhất là trong học kỳ đầu”.

Thế nhưng, dựa vào những văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và của NHCSXH, hầu hết các trường vẫn xác nhận cho HS-SV năm nhất một cách dễ dàng dựa vào giấy báo nhập học. Tại trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, SV các năm chỉ cần điền mẫu giấy xác nhận và tự động nộp vào ngăn hồ sơ đặt trước Phòng Công tác SV vào các ngày thứ hai, tư, sáu hằng tuần. Cán bộ phòng này làm thủ tục xác nhận xong sẽ tự động trả lại cho SV bằng cách phân loại theo khoa, bộ môn và cũng đặt trước cửa phòng (hồ sơ thường trả vào thứ ba, thứ năm, thứ bảy mỗi tuần). Chỉ cần 1 ngày, thậm chí có khi 1 buổi là xác nhận xong nên phòng này đã hạn chế tình trạng chen lấn, ngay cả lúc cao điểm. Trên website của trường ĐH Sư phạm kỹ thuật (www.hcmute.edu.vn) có mẫu giấy xác nhận vay vốn nhằm giúp SV, HS thuận tiện hơn trong thủ tục. Được biết, quy trình ký - trả loại giấy xác nhận là SV, HS tại trường này đã rút ngắn từ 2 ngày thành 1 ngày.

Anh Trịnh Thanh Toàn, chuyên viên Phòng công tác SV trường ĐH Nông Lâm TP.HCM,  góp ý: “Từ tháng 8.2008 đến tháng 5.2009, phòng này xác nhận cho 9.000 SV hệ CĐ, ĐH chính quy. Trong số đó, có bao nhiêu trường hợp được vay vốn NHCSXH thì chúng tôi không được phản hồi”. Theo anh Toàn, trên thực tế, có những SV thấy bạn bè vay thì làm theo chứ không biết mình có thuộc đối tượng vay hay không... Chị Lê Thị Ngọc Hòa, đồng nghiệp với anh Toàn thì lạc quan nhận xét, đầu năm học này, Bộ GD-ĐT đã cho ra đời website: http://vayvondihoc.moet.gov.vn. Đây là một tín hiệu khả quan trong công tác quản lý tín dụng HS, SV và tạo điều kiện để sự trao đổi thông tin từ bộ và các trường được nhanh chóng hơn.  

Anh Lê Xuân Sinh - Phó phòng Công tác SV trường ĐH Mở TP.HCM cho hay, gần đây nhà trường liên kết với Ngân hàng Đông Á hỗ trợ SV vay quỹ tín dụng học tập. Theo đó, từ 100 - 200 SV/năm được vay số tiền bằng với mức học phí phải đóng/học kỳ. Mỗi tháng, người vay chỉ trả 50% lãi suất; 50% còn lại được nhà trường vận động những cựu SV, doanh nhân đóng góp.

Như Lịch

Số lần xem trang: 2131
Điều chỉnh lần cuối: 14-09-2009

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám bốn bốn chín chín

Xem trả lời của bạn !