/data/file/BN/BN.png

 Theo PGS- TS Nguyễn Huy Bích, chất lượng sấy còn quá nhiều vấn đề, không đồng đều về độ ẩm lúa, sấy lúa khô trộn với lúa ướt, ảnh hưởng xấu đến chất lượng gạo của Việt Nam so với chất lượng gạo của các nước khác. Ông nhận định “yếu kém về công nghệ sấy, thiếu thiết bị sấy, thiếu mô hình sấy hiệu quả, và thiếu sự quản lý nghiêm túc chất lượng lúa gạo là những nguyên nhân chính của sự thấp kém lúa gạo Việt Nam trên trường quốc tế”.

 

Trình bày tham luận tại “Hội thảo ứng dụng công nghệ số trong chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp” được tổ chức tại ĐH Nông Lâm TPHCM ngày 9/5 vừa qua, PGS-TS Nguyễn Huy Bích (trưởng khoa Cơ khí Công nghệ) cho rằng, có thực trạng “thắt cổ chai” tại khâu sấy. Việc này không chỉ làm tổn thất tại khâu này mà còn cho toàn bộ chuỗi cung ứng lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo TS Bích, chất lượng sấy còn quá nhiều vấn đề, không đồng đều về độ ẩm lúa, sấy lúa khô trộn với lúa ướt, ảnh hưởng xấu đến chất lượng gạo của Việt Nam so với chất lượng gạo của các nước khác. Ông nhận định “yếu kém về công nghệ sấy, thiếu thiết bị sấy, thiếu mô hình sấy hiệu quả, và thiếu sự quản lý nghiêm túc chất lượng lúa gạo là những nguyên nhân chính của sự thấp kém lúa gạo Việt Nam trên trường quốc tế”.

Trong quá trình sản xuất cây ăn trái ở Việt Nam, các công đoạn cũng chủ yếu thực hiện thủ công. Điều này trực tiếp làm giảm năng suất và chất lượng thành phẩm. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp là một nội dung không thể thiếu nhằm tạo ra bước phát triển mới về nông nghiệp nông thôn.

Để giải quyết vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp hiệu quả, theo TS Bích cần quan tâm giải quyết đồng bộ các giải pháp: xây dựng chính sách quốc gia về chế tạo máy nông nghiệp, tăng cường liên kết 4 nhà trong công tác cơ giới hóa (nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học), giải quyết hai vấn đề cơ bản tác động đến trình độ cơ giới hóa nông nghiệp: ruộng đất manh mún và sự nghèo khó của nông dân, đổi thửa, san phẳng đồng ruộng, có chính sách tín dụng hiệu quả cho nông dân,… và cần xây dựng chính sách tổng thể đào tạo ngành cơ khí nông nghiệp. “quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống đào tạo kỹ sư có khí nông nghiệp trong một số trường đại học với chương trình hiện đại và thiết thực. Ưu tiên cho nghiên cứu thiết kế và ứng dụng máy nông nghiệp.” - Ông nhấn mạnh trong báo cáo. 
P. CTSV
 

Số lần xem trang: 2144
Điều chỉnh lần cuối: 13-05-2019

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bốn ba năm hai một

Xem trả lời của bạn !