/data/file/BN/BN.png

(Lanhdao.net) - Không chỉ là người bền chí, có tầm nhìn xa, Đặng Tiểu Bình còn là nhà lãnh đạo có tư tưởng tiến bộ. Ông đã đặt nền móng cho việc cải cách và đổi mới ở Trung Quốc, đề xuất công thức "một quốc gia, hai chế độ" và nhất là ông luôn mang trong mình tư tưởng về người lãnh đạo phục vụ.

Có tư tưởng tiến bộ

Tiến bộ là khi nhà lãnh đạo không rập khuôn mà luôn nghiên cứu những điều mới, giải quyết những vấn đề mới, tóm lược những kinh nghiệm mới và đưa ra kết luận mới dựa trên môi trường thay đổi. Tiến bộ là đặc điểm có giá trị nhất của Đặng Tiểu Bình.

* Ông đề xuất tư tưởng cải cách và đổi mới

Đặng Tiểu Bình là người đầu tiên đề xuất rằng Trung Quốc nên tiến hành cải cách, thừa nhận một chính sách mở cửa và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế. Từ năm 1978, ông đã thúc đẩy việc cải cách. Khoảng 80% dân số Trung Quốc sống ở vùng nông thôn, ông chỉ ra rằng, việc cải cách nên tiến hành ở nông thôn trước khi tiến hành ở các thành phố. Công cuộc cải cách các khu đô thường phức tạp hơn ở vùng nông thôn, ông khuyến khích nên khám phá các tiềm năng này một cách táo bạo nhưng cũng bằng sự quan tâm và cẩn trọng. Theo đề xuất của ông, 4 đặc khu kinh tế đã được hình thành và 14 thành phố duyên hải mở cửa với thế giới. Trên cơ sở bình đẳng, đôi bên cùng có lợi, ông tuyên bố rằng Trung Quốc nên mở rộng hợp tác kinh tế với các nước bên ngoài, thu hút vốn và giới thiệu các kỹ thuật và kỹ năng quản lý tiên tiến của họ để thúc đẩy việc phát triển kinh tế riêng của mình. Các thành phần tư nhân nên được phát triển như là một phần phụ trợ cho các thành phần xã hội vốn dĩ sẽ chiếm ưu thế trong nền kinh tế Trung Quốc. Ông cũng cho rằng một số khu vực và một số người được phép làm giàu, sau đó những người khác sẽ theo gương họ.  Sự phát triển của Trung Quốc trong hơn 20 năm qua đã chứng minh chinh sách cải cách và mở cửa của Đặng Tiểu Bình là hoàn toàn đúng đắn.

* Ông loại bỏ hệ thống chiếm giữ chức vụ vĩnh viễn với cán bộ lãnh đạo

Năm 1979, Đặng Tiều Bình cho rằng, để đảm bảo việc thực thi theo tuyến tư tưởng và chính trị, phải thiết lập tuyến tổ chức. Ông đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn những người kế cận trong đội ngũ lãnh đạo. Theo khuyến khích của ông, hàng loạt thước đo đánh giá đã được thừa nhận và xây đựng đội ngũ. Nhiều cán bộ sẽ thay thế những người đồng chí lớn tuổi hơn của mình và hợp tác với những người vẫn đảm đương các trọng trách khác. Bằng cách này, việc cán bộ lãnh đạo chiếm giữ chức vụ vĩnh viễn sẽ dần dần bị bãi bỏ, và cấu trúc giới hạn độ tuổi sẽ trở nên ngày càng phù hợp hơn. Đặng Tiểu Bình đã làm gương cho những người khác, tại Đại hội Đảng lần thứ 13 và kỳ họp đầu tiên của Uỷ ban Trung ương lần thứ 13, ông rút khỏi danh sách ứng cử làm thành viên Uỷ ban Trung ương và nhận chức Chủ tịch Hội đồng quân sự Trung ương. 

* Ông đưa ra công thức "một quốc gia, hai chế độ" để giải quyết vấn đề hợp nhất hoà bình

Đài Loan, Hồng Kông và Macao chưa được thống nhất với đại lục vì những vấn đề chính trị phức tạp. Để giải quyết những vấn đề này bằng các phương pháp hoà bình, Đặng Tiểu Bình đã đề ra công thức "một quốc gia, hai chế độ" vào năm 1984. Nghĩa là lục điạ với dân số 1 tỷ người sẽ duy trì hệ thống xã hội chủ nghĩa, trong khi Hồng Kông, Macao và Đài Loan tiếp tục hệ thống tư bản. Lý thuyết này đã thiết lập cơ sở cho xu hướng thoái lui của Hồng Kông và Macao và đưa ra những định hướng cơ bản cho việc giải quyết vấn đề Đài Loan.

* Ông có ý tưởng về người lãnh đạo phục vụ

Đặng Tiểu Bình quan tâm đến việc mình là con của người Trung Quốc. Năm 1943, ông chỉ ra trong một bản báo cáo rằng, con người là mẹ của tất cả và nguồn gốc chính của mọi cuộc đấu tranh. Năm 1981, ông một lần nữa nói dõng dạc: "Tôi là đứa con của người Trung Quốc, tôi yêu đất nước tôi và nhân dân tôi". Trong suốt cuộc đời mình, ông luôn đặt việc phục vụ nhân dân Trung Quốc và mang lại lợi ích cho người Trung Quốc là ưu tiên số một.

Đặng Tiểu Bình nghĩ rằng người Trung Quốc là người sở hữu đất nước Trung Quốc, và mọi quyền lực sẽ thuộc về người Trung Quốc. Năm 1980, ông chỉ ra rằng chúng ta nên phát triển nền dân chủ xã hội và đảm bảo rằng mọi người đều có quyền quản lý đất nước.  Để mở rộng tính dân chủ xã hội, ông đã đề ra việc cải cách chính trị. Điều này liên quan đến việc chia tách chức năng của Đảng và Chính phủ, giao quyền cho các bậc thấp hơn, cải cách bộ máy chính quyền và hệ thống nhân lực liên quan đến cán bộ, thiết lập một hệ thống tư vấn và đối thoại, cải thiện nhiều hệ thống liên quan đến dân chủ xã hội và tăng cường hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Tạo ra những nỗ lực để cải thiện điều kiện sống của nhân dân là một minh chứng quan trọng cho tư tưởng người lãnh đạo phục vụ của Đặng Tiểu Bình. Ông nghĩ rằng đói nghèo không phải là chủ nghĩa xã hội, mục đích của chủ nghĩa xã hội là tiêu diệt đói nghèo. Phát triển là nguyên tắc quan trọng. Trung Quốc sẽ nâng trọng tâm của công việc của Đảng lên thành việc xây dựng kinh tế và thực thi chiến lược 3 bước để nhận ra các mục tiêu của hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, cải thiện mức sống của nhân dân và thừa nhận sự thịnh vượng chung.

Phong cách lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình

Phong cách lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình là phong cách biến đổi. Đây là phong cách được đặc trưng bằng khả năng mang lại những thay đổi quan trọng trong tổ chức, như thay đổi trong tầm nhìn, chiến lược và văn hóa.

Đặng Tiểu Bình. Ảnh: Cycnet

Sau cuộc đại cách mạng văn hoá, có hàng trăm vấn đề cần phải giải quyết, Đặng Tiểu Bình đã phản đối chiến lược "hai điều bất kỳ" và chỉ ra rằng chúng ta nên xem sự thật từ thực tế, ông nâng sự tập trung của Đảng vào việc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, để tập trung vào việc phát triển lực lượng sản xuất. Ông đề ra sáng kiến cải cách và mở cửa, sáng kiến "một nhà nước hai chế độ". Ông đã tạo ra sự thay đổi năng động cho Trung Quốc. Ông là một nhà lãnh đạo quyết đoán, tiến bộ.

Bài học lãnh đạo từ Đặng Tiểu Bình

* Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người bền chí:  Mạnh Tử (372–289) - nhà triết học của Trung Quốc có nói: "Khi Chúa ban tặng một sứ mệnh quan trọng cho một ai đó, trước tiên Ngài sẽ đưa cho anh ta rất nhiều khó khăn". Trong suốt cuộc đời mình, Đặng Tiểu Bình đã trải qua "ba chìm và ba nổi" nhưng ông không bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai và bất kỳ điều gì, không bao giờ mất hy vọng và không bao giờ lưỡng lự khi bênh vực quyền lợi của đất nước và nhân đân. Trên con đường trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn và thất bại, bạn không được từ bỏ, bạn phải tiếp tục phục vụ và vượt qua khó khăn.

* Một nhà lãnh đạo giỏi nên có tầm nhìn: Đặng Tiểu Bình là một nhà chính trị có tầm nhìn về thời đại, suy nghĩ về mọi người trong toàn bộ sự phức tạp, từ khía cạnh tồn tại và phát triển của quốc gia mà đưa ra các quyết định. Từ kinh nghiệm của Đặng Tiểu Bình, chúng ta biết rằng tầm nhìn lãnh đạo mà nhà lãnh đạo có là một công cụ lãnh đạo vô giá. Ngày nay, thế giới đang trở nên cạnh tranh ác liệt hơn, các nhà lãnh đạo phải có khả năng tiếp thu những bài học từ quá khứ, hiểu được hiện tại và nhìn trước tương lai.

* Một nhà lãnh đạo giỏi phải có tư tưởng tiến bộ: Tiến bộ là sức sống của một nhà lãnh đạo, là quyền lực để nâng cao hiệu quả cho tổ chức và là điều kiện cần thiết để thích nghi với những tình huống thay đổi. Tiến bộ là một đặc điểm có giá trị nhất của Đặng Tiểu Bình. Ông là người đề xuất ra công cuộc cải cách cho Trung Quốc, đưa ra chính sách mở cửa và tiếp sức cho nền kinh tế. Ông cũng loại bỏ hệ thống nắm giữ vĩnh viễn vị trí lãnh đạo và đề ra công thức "một đất nước hai chế độ".

* Một nhà lãnh đạo giỏi phải có tư tưởng của một nhà lãnh đạo phục vụ: Đặng Tiểu Bình luôn xem mình là người Trung Quốc. Trong cuộc đời mình, ông đặt việc phục vụ nhân dân Trung Quốc và mang lại lợi ích cho họ là ưu tiên hàng đầu. Nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải phục vụ những người khác trước hết, và phải đặt điều đó là ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi bạn có ý tưởng về người lãnh đạo phục vụ, bạn mới có thể gắn kết và động viên những người khác làm việc chăm chỉ để giành được các mục tiêu của tổ chức.

Nguyệt Ánh
tổng hợp

Số lần xem trang: 3661
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : hai chín tám một bảy

Xem trả lời của bạn !

logolink