/data/file/BN/BN.png

Tội nghiệp những cô cậu tân sinh viên; chân ướt chân ráo lên Hà Nội đã bị lừa mất tiền oan bởi những chiêu trò của các đối tượng lừa đảo.

Kinh doanh tình thương – tăm tặc

Phố đi bộ quanh khu vực Hồ Gươm, cổng trường Đại học, các di tích lịch sử, bảo tàng…là nơi hoành hành của những đối tượng lừa đảo, kinh doanh tình thương.

Chân ướt, chân ráo lên Hà Nội, nhiều tân sinh viên do chưa tìm hiểu kỹ thường là con mồi bị nhắm đến bởi sự ngây thơ và cả tin.

Một trong những thủ đoạn lừa đảo phổ biến nhất và hoành hành nhất đó chính là tăm tặc và có không ít tân sinh viên ngậm ngùi mất từ 30.000 đồng – 100.000 đồng.

Số tiền này có thể không lớn nhưng đối với nhiều sinh viên rất có giá trị. 

Chính vì thế phóng viên muốn cảnh báo sinh viên về tình trạng kinh doanh tình thương mà đối tượng bị nhắm đến là những người nhẹ dạ cả tin.

Phục kích một nhóm quái nữ tăm tặc tại con phố đi bộ Hồ Gươm. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi khoảng 2-3 tiếng đồng hồ, nhóm này đã lừa được chục người chủ yếu là các bạn trẻ, các bạn tân sinh viên.

Thủ đoạn của nhóm nữ quái tăm tặc đó chính là dúi vào tay người đi đường 1 hoặc 2 gói tăm. 

 


Các đối tượng tăm tặc thường nhắm đến tân sinh viên để lừa đảo (Ảnh:V.N)

 

Sau đó lấy danh nghĩa từ thiện bắt người đó phải trả tiền. Số tiền có khi lên đến 100.000 đồng....

Các bạn tân sinh viên mới nhập học tại Hà Nội còn chưa hiểu rõ về thủ đoạn này nên đành ngậm ngùi cay đắng móc hầu bao. 

Nếu không trả tiền các đối tượng sẽ gây khó dễ thậm chí là nhờ các thành phần bất hảo can thiệp.

Tình trạng này không chỉ diễn ra tại phố đi bộ Hồ Gươm mà còn diễn ra công khai trước cổng nhiều trường Đại học. 

Lấy ví dụ trước cổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cổng Đại học Sư Phạm Hà Nội từng có thời điểm vấn nạn tăm tặc hoành hành lừa không biết bao nhiêu tân sinh viên.

Do tâm lý chung của sinh viên mới lên Hà Nội thường nhẹ dạ, cả tin và ngại va chạm nên nhiều bạn đành “tặc lưỡi” đưa tiền.

Phỏng vấn nhanh một tân sinh viên Đại học Điện Lực tại phố đi bộ, Hoàng Đình Lực, bạn này kể lại: “Em đang đi thì có 2 chị kia chạy ra chào mời rồi đưa em 2 gói tăm. Sau đó nói là tăm tình thương. 

Lúc đầu em cũng nghĩ chỉ khoảng 2000 đồng – 3000 đồng/ gói. Nhưng chị ấy nói là 30.000 đồng mức thấp nhất. 

Em biết mình bị lừa nhưng thôi cũng bỏ tiền cho họ. Nói chung là cay đắng và tiếc tiền”.


Rất nhiều sinh viên bị lừa mất tiền bởi chiêu trò này, số tiền lên đến vài trăm nghìn đồng (Ảnh:V.N)

 

Quan sát nhóm đối tượng lừa đảo thản nhiên móc túi sinh viên. Chúng tôi vô cùng bức xúc trước hành vi trên.Tuy nhiên, điều đáng nói mặc dù diễn ra công khai, thậm chí diễn ra trước cổng trường Đại học nhưng tình trạng này không bị dẹp bỏ.

Bạn Ngô Văn Lương, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết:Bản thân Lương và các bạn của mình đã bị lừa nhiều lần bởi thủ đoạn trên. Lần thì nhóm mua tăm, lần thì nhóm mua bút.

Thật tội nghiệp các em tân sinh viên, chân ướt chân ráo lên Hà Nội. Tiền học phí bố mẹ cho vẫn còn chưa nguội mồ hôi tháng 6 mà đã phải mất tiền oan vì những đối tượng lừa đảo.

 


Thủ đoạn lừa sinh viên mua tăm rồi chèn ép giá là một thủ đoạn rất phổ biến hiện nay (Ảnh:V.N)

 

Do đó sinh viên cần đặc biệt cẩn trọng. Đối với những ai mời mua tăm dưới danh nghĩa quyên góp tình thương tuyệt đối nói không. 

Nếu cho tiền các đối tượng lừa đảo này tức là gián tiếp tiếp tay cho chúng đi lừa đảo những bạn khác.

Ngoài ra hiện nay tình trạng mua bán giấy chứng nhận cơ sở tăm tre nhân đạo diễn ra phổ biến và công khai. Cho nên hoàn toàn không thể tin nếu như ai đó chìa ra những tờ chứng nhận nọ kia.

Cẩn thận với bẫy đa cấp lừa đảo sinh viên

Với tâm lý nhẹ dạ, cả tin, nhiều tân sinh viên trở thành nạn nhân của bẫy đa cấp. Vòi bạch tuộc đa cấp đang vươn ra mọi ngóc ngách trong xã hội.

Các đối tượng lừa đảo rất yêu thích và hay nhắm đến các bạn sinh viên. Bởi đây là tầng lớp còn trẻ người non dạ.

Tâm sự mặn chát của một sinh viên sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về bẫy đa cấp. 

Nạn nhân tên N.V.T, sinh viên năm nhất, Đại học Bách Khoa, đang phải cõng trên lưng số nợ 15 triệu đồng do trót tham gia vào bẫy đa cấp.

Điều đáng nói người dẫn dắt T. vào con đường đa cấp không có lối thoát lại là bạn học của T.

T. tâm sự: “Khoảng 2 tuần trước em có nói với bạn mình là lên Hà Nội muốn kiếm thêm công việc làm thêm để trang trải học phí. 

Bạn em có nói có một cửa hàng tại Duy Tân (Cầu Giấy) đang tuyển sinh viên bán hàng.

Tin lời bạn em có nhắn tin cho người tên Hưng. Người này nói em mang hồ sơ đến nộp tại số 5, ngõ 4, Duy Tân (Cầu Giấy). Khi đến đây em đã cảm thấy nghi nghi có mùi đa cấp. 

Nhưng thấy có nhiều bạn trẻ đến nộp đơn phỏng vấn em cũng yên tâm. Sau khi phỏng vấn xong bên kia hẹn em ngày mai có thể đến làm và tham gia một lớp kỹ năng mềm.

Sau hai buổi học kỹ năng mềm họ yêu cầu em phải đóng 400.000 đồng để mua tài liệu. Ngoài ra họ cũng dụ dỗ mua gói sản phẩm của họ. Gói thấp nhất là 15 triệu đồng.

Lúc đó em như bị thôi miên họ nói gì cũng tin và vẽ vời ra đủ viễn cảnh. Họ nói chỉ cần giới thiệu được một người là dược 5%. Sau bán gói sản phẩm chỉ cần 2 tháng là hòa vốn.

Em gọi điện về xin mẹ 10 triệu tiền mua laptop. Số còn lại bên trung tâm nói sẽ hỗ trợ cho mượn. Sau đó yêu cầu em ký vào bản cam kết vay tiền. 

Bây giờ em mới biết đấy là hình thức cho vay nặng lãi, lãi mẹ đẻ lãi con. Họ dọa không trả tiền đúng hạn sẽ báo về gia đình và nhà trường. Em rất lo sợ”.


Trụ sở của một công ty bị tố là có hành vi đa cấp lừa đảo sinh viên (Ảnh:V.N)

 

Câu chuyện trên một lần nữa cảnh tỉnh các bạn sinh viên có ý định tham gia kinh doanh đa cấp. Các hình thức đa cấp biến tướng rất hay nhắm đến đối tượng sinh viên.

Lợi dụng tâm lý nhẹ dạ cả tin và ham làm giàu nhanh, rất nhiều bạn đã trở thành con nợ, vùng vẫy cũng không thể thoát ra khỏi những bóng ma này.

Do đó sinh viên cần tỉnh táo trước những lời mời đường mật; cần tìm hiểu kỹ công ty, sản phẩm kinh doanh.

Đối với các hình thức kinh doanh đa cấp biến tướng sẽ có những biểu hiện rất rõ ràng: doanh thu và hoa hồng đến từ việc mời gọi người tham gia; sản phẩm không có nguồn gốc, kém chất lượng.

Thông qua những câu chuyện này, phóng viên xin được cảnh tỉnh các bạn sinh viên đặc biệt là tân sinh viên cần tỉnh táo trước những chiêu trò và thủ đoạn lừa đảo trên để không trở thành con nợ cho các bẫy đa cấp, lừa đảo.

Nguồn: giaoduc.net.vn

 

Số lần xem trang: 2539
Điều chỉnh lần cuối: 16-06-2020

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bốn chín một tám hai

Xem trả lời của bạn !

logolink