/data/file/BN/BN.png

Bạn có biết cơ sở dữ liệu của trang VietnamWorks.com quản lý trên 270.000 bộ hồ sơ tìm việc trực tuyến của ứng viên? Vậy làm thế nào bạn có thể làm cho hồ sơ của mình nổi bật trong số hàng trăm ngàn hồ sơ của người tìm việc đăng trên một website việc làm?

Nguồn: Vietnamworks.com

 

Một số “bí kíp” sau có thể giúp bạn:

1. Chú ý từ khóa!
Vì các website việc làm có hệ thống ATS (Automatic Tracking System) - hệ thống chuyên theo dõi và tìm kiếm hồ sơ ứng viên, bạn cần chú ý trình bày càng nhiều càng tốt các từ khóa mô tả năng lực, thành tích và kinh nghiệm làm việc của bạn để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

2. Sạch lỗi chính tả
Đừng bao giờ để hồ sơ của bạn mắc lỗi chính tả/đánh máy. Nhà tuyển dụng rất “kỵ” các lỗi chính tả và nói như đinh đóng cột là họ sẽ không tuyển những người phạm những lỗi này.

Đừng tin chức năng kiểm tra lỗi chính tả của máy tính. Bạn phải đọc thật kỹ mọi chữ để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối.

3. Trình bày thành tích
Nhà tuyển dụng luôn muốn biết bạn có khả năng đảm nhiệm vị trí họ đăng tuyển hay không. Vì vậy bạn cần tóm tắt những công việc bạn đã đảm trách, lưu ý những thành tích bạn có thể mang đến cho công ty họ. Và để tăng tính thuyết phục, bạn hãy dùng con số và tỷ lệ phần trăm để phản ánh số tiền và thời gian tiết kiệm được cho công ty cũ. Ví dụ: “Điều phối hội nghị hàng năm của công ty, giúp tăng thêm 17% số người tham dự và 18% doanh số.”

4. Tập trung vào mục tiêu của bạn
Hồ sơ bạn gửi đi cần phù hợp với công việc ứng tuyển. Nhiều ứng viên vì muốn “tiết kiệm” thời gian và công sức đã soạn thảo một kiểu hồ sơ duy nhất và gửi đi cho hàng loạt vị trí khác nhau. Bạn nên nhớ mỗi vị trí đòi hỏi ứng viên chuẩn bị một hồ sơ khác nhau, nêu bật kinh nghiệm làm việc, thành tích và kỹ năng phù hợp. Ví dụ, bạn cần chuẩn bị hồ sơ cho vị trí “Chuyên viên đào tạo” khác với hồ sơ cho vị trí “Giám đốc chương trình”.

Hồ sơ của bạn sẽ không được coi là chuyên nghiệp nếu bạn đưa thông tin cá nhân như tình trạng hôn nhân, giới tính, chiều cao, cân nặng, sức khỏe…

5. Viết ngắn gọn, súc tích
Nhiều người xin việc phạm một sai lầm lớn khi viết CV: trình bày hồ sơ dài lê thê trên 4-5 trang, thậm chí 7 trang giấy! Họ không biết rằng một hồ sơ như thế sẽ khiến nhà tuyển dụng rất bực mình và sẽ không đọc đến.

Bí quyết của một hồ sơ hay là sự ngắn gọn và súc tích. Hồ sơ chỉ nên dài từ 1-2 trang. Thông tin cần đi thẳng vào vấn đề ứng viên muốn trình bày, mô tả súc tích các nhiệm vụ chính mà ứng viên đã đảm trách. Hãy thẳng tay loại bỏ tất cả thông tin không liên quan hoặc không phù hợp cho công việc ứng tuyển, nhấn mạnh các kinh nghiệm mới nhất – cách đây tối đa từ 5-7 năm.

6. Ý tưởng rõ ràng
Hồ sơ tìm việc không phải là nơi bạn chơi trò đánh đố. Vì vậy bạn đừng làm nhà tuyển dụng rối trí với cách trình bày mơ hồ, chung chung. Hãy trình bày chính xác điều bạn muốn nói, và diễn đạt với càng ít từ càng tốt.

Viết hồ sơ không đòi hỏi đầy đủ cú pháp (như viết văn bản). Nếu bạn dùng thuật ngữ thì cần bảo đảm những ai không phải trong ngành cũng có thể hiểu được. Viết đầy đủ chức danh, tên trường, thành phố vì không phải ai cũng hiểu được các chữ viết tắt.

7. Chính xác
Trình bày kinh nghiệm, kỹ năng và bằng cấp một cách tích cực mà không thổi phồng hay nói quá sự thật. Nếu chức danh công việc không mô tả được trách nhiệm công việc của bạn, hãy trình bày khả năng của bạn bằng những từ ngữ phù hợp (ví dụ: Điều phối sự kiện thay vì Điều phối nhân viên).

8. Sử dụng động từ
Hãy bắt đầu mỗi ý bằng một động từ để tăng thêm sức mạnh cho kinh nghiệm làm việc của bạn như: “Quản lý”, “Thiết kế” hay “Tổ chức”. Ví dụ: Thiết kế tờ rơi quảng cáo cho chương trình marketing của công ty. Các động từ tiếng Anh chia ở quá khứ cho biết là bạn đã và có thể làm tốt các trách nhiệm trước đây.

9. Không đưa thông tin bất lợi
Hồ sơ không phải là nơi bạn nói rằng bạn bị đuổi việc hay từng bị bệnh lâu dài. Đừng nêu lý do vì sao bạn bỏ một chỗ làm; chỉ trình bày thời gian làm việc. Không nên đề cập mức lương bạn muốn trừ phi nhà tuyển dụng yêu cầu.

10. Dễ nhìn, dễ đọc
Định dạng của một hồ sơ trực tuyến cần dễ đọc, rõ ràng và chuyên nghiệp. Vì vậy bạn đừng dùng các kiểu chữ (font) điệu đà, in nghiêng hay in đậm. Tốt nhất bạn nên dùng font Times New Roman hay Arial kích cỡ từ 12–14. Nhớ sử dụng dấu gạch đầu dòng (bullet point) cho mỗi ý chính.

Các trình bày phức tạp sẽ làm cho người đọc bị xao nhãng. Không dùng các đường gạch, hình hộp, các đường viền hoa hòe hay hình họa vì chúng sẽ trở thành lỗi khi gửi trực tuyến.

Số lần xem trang: 2122
Điều chỉnh lần cuối: 13-12-2007

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bảy bốn bốn năm ba

Xem trả lời của bạn !