/data/file/BN/BN.png

Thầy được phong Phó Giáo sư vào năm 1986. Trong thời gian này, về nghiên cứu khoa học, Thầy chủ trì đề tài  về bệnh Leucosis và Marek trên gà, Bệnh Dịch tả ngỗng (phối hợp với TS Võ Hồng Huê, Viện Chăn nuôi), sản xuất kháng nguyên chẩn bệnh thương hàn gà. Các đề tài này được hội đồng khoa học –kỹ thuật - Bộ Nông nghiệp đánh giá cao và trao tặng bằng khen. 

 THẦY NGUYỄN VĂN HANH

(Hiệu trưởng trường 1982-1988)

Thầy Nguyễn Văn Hanh sinh năm 1942, nguyên quán Vũng Liêm -Vĩnh Long, học khoá 6, ngành thú y, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, năm 1965, Thầy công tác tại  Bộ môn Vi Trùng- Truyền nhiễm- Ký sinh trùng- Kiểm nghiệm thú sản, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, giảng dạy môn bệnh truyền nhiễm. Trưởng Bộ môn lúc bấy giờ là Thầy Nguyễn Vĩnh Phước, và Phó Bộ môn là Thầy Bùi Lập, Thầy Nguyễn Mậu Dư. 
Trong thời gian ở Khoa CNTY, trường ĐHNNI, Hà Nội, thầy du học và lấy bằng Tiến sĩ tại Hungary sau đó trở về khoa tham gia và chủ trì nhiều nghiên cứu khoa học. Điển hình là đề tài “Nghiên cứu tạo kháng huyết thanh dịch tả ngỗng từ chủng virus dịch tả ngỗng Dersy để phòng bệnh”. Thầy tham gia viết cuốn giáo trình “Bệnh truyền nhiễm gia súc gia cầm”(chịu trách nhiệm chính về bệnh gia cầm), dưới sự chủ biên của Trưởng bộ môn BSTY Nguyễn Vĩnh Phước, cùng BSTY Đặng Thế Huynh, Tiến sĩ Hồ Đình Chúc (sau 1978, Cục phó Cục Thú y). Đây là tài liệu học tập chính thức bậc đại học cho nhiều thế hệ sinh viên ngành Thú y, Chăn nuôi.
Trở về miền Nam sau ngày thống nhất đất nước. Từ năm 1976 đến 1979, Thầy đảm nhận chức vụ Trưởng Khoa CNTY kiêm Trưởng Bộ môn Vi trùng –Truyền Nhiễm (kể cả Ký sinh trùng) Đại học Nông Lâm TpHCM (lúc đó là trường Đại học nông nghiệp 4). Và từ năm 1979-1981 thầy học tại trường Đảng - Nguyễn Ái Quốc – Hà Nội. Sau đó trở về trường Đại học Nông Lâm TpHCM nhận các chức vụ Quyền Hiệu trưởng (1981), rồi Hiệu trưởng từ năm 1982 đến năm 1988. 
Thầy được phong Phó Giáo sư vào năm 1986. Trong thời gian này, về nghiên cứu khoa học, Thầy chủ trì đề tài  về bệnh Leucosis và Marek trên gà, Bệnh Dịch tả ngỗng (phối hợp với TS Võ Hồng Huê, Viện Chăn nuôi), sản xuất kháng nguyên chẩn bệnh thương hàn gà. Các đề tài này được hội đồng khoa học –kỹ thuật - Bộ Nông nghiệp đánh giá cao và trao tặng bằng khen. Thầy tham gia hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh Tiến sĩ, đào tạo Thạc sĩ thú y.
Trong nhiệm kỳ Hiệu trưởng, thầy mạnh dạn và tin dùng trí thức tại chỗ trong đào tạo đội ngũ. Chính Thầy tạo điều kiện đầu tiên cho Thầy Lưu Trọng Hiếu, Thầy Tô Phúc Tường (Bộ môn Thuỷ nông –Khoa Nông học) có chuyến xuất ngoại và mở toang cánh cửa du học cho các giáo viên sau thời gian dài cấm vận. Có thể nói thành quả hợp tác quốc tế của trường mang nặng dấu ấn của Thầy, một quyết sách hoàn toàn đúng đắn. 
Thầy rời Trường 5/1989 và nhận nhiệm vụ Phó Chánh văn phòng Bộ phụ trách Văn Phòng phía Nam và trở thành Phó Giám đốc ĐH quốc gia TP.HCM, thành lập Trường Đại Học Mở Bán Công Tp Hồ Chí Minh, từ năm 2000-2003 là chủ tịch Hội đồng Quản Trị trường Đai học Mở Bán Công, từ năm 2004 đến khi nghỉ hưu, theo chế độ.
                                                                                  (Nguồn: Kỷ yếu 60 năm khoa Chăn nuôi Thú y)
 
                                           
 

Số lần xem trang: 2490
Điều chỉnh lần cuối: 07-04-2016

Tư liệu về thầy cô- cựu sinh viên

Có một người thầy như thế! (15-06-2016)

Chàng trai từng sống thực vật không nguôi giấc mơ học hành (20-05-2016)

THẦY ĐẶNG QUAN ĐIỆN- NHÀ GIÁO DỤC NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM (24-03-2016)

THẦY VŨ NGỌC TÂN (1918-1981) (23-03-2016)

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : ba một chín chín sáu

Xem trả lời của bạn !

logolink