/data/file/BN/BN.png

Em chào Thầy/Cô,

Em đang rất buồn và mất động lực để tiếp tục học tập, ba mẹ em sống với nhau nhưng không hạnh phúc, hiện tại ba mẹ em đã ly hôn.  Em thương ba nhưng sẽ không bao giờ muốn cưới một người giống ba. Ba mẹ em bây giờ đều có người mới. Mẹ ở với ba mấy chục năm mà ba cứ luôn xúc phạm mẹ dù mẹ không làm gì sai. Còn mẹ em thì hay chơi đề nên giờ mẹ em phải đi bán vé số để sống và trả nợ. Em không còn nơi để về nữa. Trước đây em cố gắng học giỏi để sau này có tiền chăm lo cha mẹ đủ đầy. Giờ em không còn ai nữa. Em cố gắng để làm gì. Nếu sống cho bản thân em thì em thấy không cần thiết. Em không còn động lực để sống nữa. Giá như ngày đó ba mẹ đừng tạo ra con. Em ước mơ em có một gia đình hạnh phúc.

Chuyên gia tâm lý Tiến sĩ - Nguyễn Thị Ngọc - Giảng viên tâm lý Đại học Sài Gòn

Em gái thân mến,

Một gia đình hạnh phúc là ước muốn của tất cả mọi người, trong đó có em, có ba em, có mẹ em. Điều kiện để có 1 gia đình hạnh phúc là các thành viên phải thấu hiểu, tôn trọng, nổ lực gìn giữ, bồi đắp tình cảm và quan trọng hơn là vị tha. Cuộc sống có quá nhiều vấn đề phức tạp, không có cơ sở nào đảm bảo cho người nào đó không phạm phải lỗi này, lỗi kia. Có những lỗi sai là nhỏ với người này nhưng lại là lớn thậm chí là rất lớn với người khác. Có những lỗi sai có thể được người này dễ dàng bỏ qua nhưng với người khác thì nhất định không tha thứ. Sự phức tạp ấy do quan niệm sống, cách nhìn vấn đề của mỗi người mà ngay cả vợ chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em cũng không thể có cách đánh giá giống nhau. Vì vậy, để có được 1 gia đình hạnh phúc, các thanh viên trong gia đình phải biết vị tha cho nhau. Muốn có cuộc đời hạnh phúc, con người cũng phải biết vị tha cho chính mình.

          Gia đình em tan đàn, xẻ nghé có lẽ cũng vì thiếu sự vị tha này. Em suy ngẫm xem có đúng không?

          Bản thân em muốn có 1 gia đình hạnh phúc. Vậy em đã thấu hiểu và tha thứ cho ba, mẹ em chưa? Chẳng phải, họ đã phải trả giá cho hành vi của mình và họ đang muốn bắt đầu lại với người khác? Ba mẹ em không còn là vợ chồng của nhau nhưng họ vẫn là ba mẹ của em đó thôi. Có thể trong 1 giai đoạn nhất thời, có quá nhiều thứ phải giải quyết, ba mẹ em chưa quan tâm đầy đủ với em không có nghĩa là em không đủ quan trọng với họ. Cô không biết em bao nhiêu tuổi nhưng đọc được câu em viết “Không phải hở ra là muốn chết” cho thấy em đã trưởng thành trong suy nghĩ, “Em cố gắng học giỏi để sau này có tiền chăm lo cha mẹ đủ đầy” cho thấy em là người có trách nhiệm, hiếu thảo với ba mẹ.

Có lẽ, trong thời điểm chơi vơi, em bỗng giận ba mẹ, giận cuộc sống rồi giận lây cả bản thân mình. Thật sự, sống cho bản thân mới là đáng sống nhất em à. Em hãy nghĩ việc của ba mẹ em là có lý do riêng của nó, em chưa thể hiểu được. Việc của ba mẹ để ba mẹ tự giải quyết. Giờ em nổ lực sống cho bản thân mình, trang bị những điều kiện cần thiết để sau này mình xây dựng được 1 gia đình hạnh phúc. Việc này hoàn toàn là trách nhiệm của em, không thể đổ thừa cho ba mẹ được đâu.

Vài lời chia sẻ với em. Mong em tìm thấy động lực để sống cho chính bản thân mình.

Số lần xem trang: 3615
Điều chỉnh lần cuối: 04-05-2024

Tư vấn tâm lý học đường

Không kiểm soát được cảm xúc của bản thân (04-05-2024)

Không muốn mất tình bạn đẹp (04-05-2024)

Áp lực công việc khi mới ra trường (04-05-2024)

Sổ tay chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên (28-02-2024)

THÍCH MỘT MÌNH (17-05-2018)

NGƯỜI YÊU Ở XA (07-12-2017)

Chương trình tư vấn sức khỏe, giáo dục giới tính được sinh viên quan tâm đặc biệt (18-10-2017)

4 kiểu tình yêu điển hình của sinh viên (16-10-2017)

Thay đổi (22-02-2017)

Những người bạn mới (22-02-2017)

Xem thêm ...

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám năm tám bảy chín

Xem trả lời của bạn !

logolink