/data/file/BN/BN.png
Câu  1:  
Thưa thầy, em đang là học sinh lớp 12. Em định thi Học viện Tài chính nhưng có thông tin là trường đã ngừng đào tạo khối ngành Tài chính - Ngân hàng. Thưa thầy, thông tin này có chính xác không ạ? Thầy có thể cho chúng em biết thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đóng của một số ngành Kinh tế không? Em rất cảm ơn thầy. (Mạc Đình Cẩm Tú - Email: toiyeuban1...@gmail.com)
Trả lời:  

 Thông tin về việc ngừng tuyển sinh hoặc ngừng đào tạo nhóm ngành tài chính - ngân hàng là hoàn toàn không chính xác. Bộ GDĐT chỉ khuyến khích các trường thay đổi về cơ cấu theo hướng tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành mà xã hội có nhu cầu cao về nhân lực thuộc nhóm ngành  kỹ thuật, công nghệ, nông lâm , thủy sản, y dược, nghệ thuật,... Chỉ hạn chế mở ngành mới thuộc nhóm ngành tài chính ngân hàng ở những trường mới thành lập hoặc những trường không có năng lực đào tạo về nhóm ngành này. 

 (TS. Nguyễn Đức Nghĩa)
Câu  2:  
Thưa thầy, trong năm nay trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM có tổ chức thi khối A1. Thầy có thể tư vấn giúp em các ngành nào của trường có tổ chức thi khối ngành này? (Nguyễn Quốc Vinh - Email: vinh128...@gmail.com)
Trả lời:  

Em thân mến! theo quy định của BTS ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh thì Trường ĐH KHXH & NV sẽ tuyển sinh khối A và A1 vào các ngành sau: Triết học, Địa lý học, Xã hội học, Thông tin học, Quy hoạch Vùng và  Đô thị.

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  3:  
Thưa thầy, nhu cầu nhân lực của ngành Bác sĩ Thú y sau khi ra trường như thế nào? (Yến Duyên - Email: Duyen_yen...@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em!

Kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu nhân lực của ngành bác sĩ thú y ngày càng nhiều đây là nhóm ngành có nhu cầu nhân lực chuyên môn giỏi trong nhiều năm tới, nếu em học ngành này có thể làm việc trong những cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp chuyên ngành chăn nuôi, hoặc có thể tự làm việc tại nhà và chữa trị thú y cho các gia đình trong xã hội. Em có thể tìm hiểu cụ thể ngành bác sĩ thú y trên website của trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  4:  
Em chào thầy, Ngành Công nghệ thông tin thi khối nào? Tp.HCM có những trường nào đào tạo ngành này? (Trà My - Email: Tramy_cuocson...@yahoo.com)
Trả lời:  

Chào em,

Ngành Công nghệ thông tin thi khối A. Thành phố Hố Chí Minh có nhiều trường đào tạo ngành này: ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Bách khoa . Ba trường này thuộc ĐH Quốc gia TP. HCM  có uy tín cao, cơ hội tìm việc làm tốt, có đủ khả năng học tiếp các bậc sau Đại học. Ngoài ra còn có các trường ngoài ĐH Quốc gia cũng đào tạo ngành này: ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Nông lâm, ĐH Kỹ thuật Công nghệ,...

 (TS. Nguyễn Viết Đông)
Câu  5:  
Kính thưa thầy! Từ lâu, em rất thích và đam mê ngành Hàng không. Em có ý định thi vào Học viện Hàng không. Điểm thi của em ở học kì 1 là Toán: 7.3 điểm, Văn: 8 điểm, Anh văn: 5.5 điểm. Năng lực của em như thế thì có thể thi Đại học Khối D1 đạt khoảng 15 đến 16 điểm không ạ? Em cám ơn. (Huỳnh Thanh Hậu - Email: khibautroikhongsao_aiseden...@yahoo.com)
Trả lời:  

Em thân mến! Khi thi tuyển sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Ôn tập các kiến thức có phủ hết chương trình hay không, Tâm lý (tự tin hay lo lắng thái quá,...), Sức khỏe (Khỏe mạnh hay bị cảm cúm,..),... thậm chí đến đúng thời gian hay bị trễ khi vào phòng thi. Vì vậy Em hãy bình tĩnh, với học lực như thế, Em hoàn toàn yên tâm để trúng tuyển.

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  6:  
Thưa thầy, các ngành Điều dưỡng hiện nay nhu cầu nhân lực rất cao đúng không ạ? Em rất thích ngành Y nhưng em băn khoăn những chuyên ngành nào đang còn thiếu nhân lực hiện nay? Em cảm ơn thầy. (Nguyễn Minh Phúc - Email: Phuc_nguye...@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em!

Theo quy hoạch nhân lực của ngành Y tế, nước ta hiện nay và nhiều năm tới cần nhiều nhân lực ngành điều dưỡng bậc Đại Học và Cao Đẳng, kể cả nhu cầu cung ứng nhân lực ngành điều dưỡng cho xuất khẩu lao động, đối với bậc Trung cấp điều dưỡng cũng đang cần nhân lực nhiều tại các bệnh viện, cơ sở Y tế, cơ sở xã hội thuộc các ngành xã hội, vùng sâu vung xa. Tuy nhiên để học ngành điều dưỡng người học cần có một sự đam mê, kỹ năng cần thiết về sự giao tiếp xã hội... đồng thời cần sức khoẻ, kỹ năng ngoại ngữ nếu muốn tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động.

Ngoài ra ngành này trong những năm tới vẫn thiếu rất nhiều nhu cầu bác sĩ và y sĩ, đặc biệt nhu cầu các công việc phục vụ y tế cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ.

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  7:  
Hiện nay, các trường nào có đào tạo ngành Khai thác Dầu khí? Khi ra trường thì ngành này có khó xin việc làm không? Em xin cảm ơn thầy. (Tiến Khoa - Email: tienkhoaminh...@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em,

Có nhiều Trường đào tạo ngành Khai thác dầu khí: Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Dầu khí, ĐH Bách khoa,... Ngành này có nhiều cơ hội tìm việc làm. Ngành khai  thác Dầu khí của VN không những đáp ứng khai  thác Dầu khí trên vùng biển của chúng ta  mà còn mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới. Tuy nhiên đây cũng là nghề đòi hỏi sức khỏe và trình độ chuyên môn cao.

 (TS. Nguyễn Viết Đông)
Câu  8:  
Xin cho em hỏi. Ngành Sư phạm học xong phải tự đi xin việc chứ Sở Giáo dục và Đào tạo không phân bổ công việc phải không? Vì em có người quen tốt nghiệp sư phạm 3 năm mà không xin được việc. Giữa Quản lý Giáo dục, Sử, Địa thì ngành nào dễ xin việc hơn và làm những việc gì? (Gia Khánh - Email: wuchun00...@gmail.com)
Trả lời:  

Chúng ta đang trải nghiệm nền kinh tế Thị trường, dần dà mọi cái phải tùy thuộc vào nhu cầu của xã hội mà không còn sự quy hoạch phân công như thời bao cấp nữa. Việc SV tự xin việc làm đã có từ lâu. Trong 03 ngành Em nêu thì có thể chọn Địa lý, vì Em có thể chuyển qua làm hướng dẫn viên Du lịch- một ngành khá hấp dẫn, thu nhập hơn hẵn GV và được đi đây đó nhiều.

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  9:  
Hiện tại em đang học ngành Công nghệ Thông tin. Em nghe nói ngành này khi ra trường rất khó xin việc. Em mong thầy tư vấn giúp em nhu cầu nhân lực của ngành này trong 2 năm tới? Em xin cảm ơn thầy. (Tăng Bảo Quyên - Email: tinangmai...@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em!

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT trong năm 2012 tăng (66,22% ) so với năm 2011, đặc biệt nhu cầu tuyển dụng trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành như lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, tester, nhân viên phát triển phần mềm, thiết kế lập trình web, lập trình mobile … nhưng nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng 70% nhu cầu tuyển dụng và nguồn cung đa số là sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng còn hạn chế về kỹ năng, chưa phù hợp yêu cầu chuyên ngành kể cả kiến thức ngoại ngữ.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội phần mềm VN (Vinasa), hiện tổng nhân lực làm công nghệ thông tin của Việt Nam khoảng 250.000 người (trong đó có khoảng 50.000 người trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số). Theo khảo sát nhận định về xu hướng nhu cầu nhân lực  của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM tại 27.000 DN thuộc các ngành nghề trên địa bàn thành phố Hồ Chí minh cho thấy các năm 2010-2012, ngành CNTT có nhu cầu nhân lực lớn nhất, chiếm 7,75% và nhu cầu nhân lực chuyên ngành công nghệ  thông tin và nhân lực phần mềm giai đoạn năm 2012-2015 và đến 2020, mỗi năm thành phố cần thu hút  trên 06% trong tổng số chỗ làm việc tại thành phố, khoảng 18.000-20.000 nhân lực/năm.

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  10:  
Kính thưa thầy cô cho em hỏi: kì thi tới Bộ GD&ĐT sẽ không tổ chức thi Ngữ Văn mà chỉ xét điểm học phổ thông. Vậy cách lấy điểm thi môn Văn thì lấy ở bậc THPT thì lấy thế nào? Đồng thời Học viện Cảnh sát Nhân dân lại lấy chỉ tiêu ba môn thi ở THPT là từ 6.0 thì nó nghĩa là thế nào? Có phải tất cả các điểm trung bình 3 môn đó mỗi năm đều phải lớn hơn hoặc bằng 6.0? (Lê Quang Huy - Email: lequanghuy4...@gmail.com)
Trả lời:  

 Thông tin về việc không tổ chức thi môn Văn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013 cũng là một thông tin không chính xác. Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2013, theo dự kiến, Bộ GDĐT sẽ phê duyệt đề án tuyển sinh riêng của 10 trường thuộc khối văn hóa - nghệ thuật, theo đó các khối thi H, N, S ở những trường này chỉ tổ chức thi môn năng khiếu, còn môn Văn được xét tuyển dựa vào thi tốt nghiệp và điểm trung bình ba năm học THPT.

Hiện chúng tôi chưa có thông tin về việc Học viện Cảnh sát Nhân dân lấy 3 môn thi THPT từ 6 trở lên, em cần liên hệ trực tiếp với Học viện để có thông tin chính xác 

 (TS. Nguyễn Đức Nghĩa)
Câu  11:  
Thưa hội đồng tư vấn, Em rất yêu thích ngành nghề về lĩnh vực truyền thông nhưng không biết cụ thể về các ngành thuộc lĩnh vực này. Thầy có thể tư vấn giúp em là em nên chọn ngành gì do trường nào đào tạo? Vì hoàn cảnh gia đình nên em có nguyện vọng học các trường công lập để đỡ chi phí hơn cho ba mẹ. (Huỳnh Diễm Thúy - Email: nholoptruong...@gmail.com)
Trả lời:  

Em có thể thi vào ngành CNTT, Điện tử Viễn thông, Phát thanh, Truyền hình,... Hiện có một số trường Đào tạo về Phát thanh, Truyền hình, như Trường PT-TH, phía Nam có trường CĐ này nằm trên đường Trần Nhân Tôn, Q.5 ( bên cạnh Nhà máy thuốc lá Sài Gòn). Trường trong lĩnh vực này đều thuộc Công lập.

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  12:  
Em muốn thi chuyên ngành kỹ thuật in nhưng không biết có dễ kiếm việc không? Nhu cầu nhân lực của ngành này trong tương lai như thế nào? (Trần Bảo Tuấn - Email: Tuan_Tran...@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em!

Theo nhu cầu các năm tới nhóm ngành kỹ thuật in cần những nhân lực có trình độ, chuyên môn giỏi tất cả các cấp bậc học sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học. Em có thể thấy rõ nhu cầu về truyền thông, xuất bản, quảng cáo sẽ phát triển nhanh trong nền kinh tế - xã hội của nước ta theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, vì vậy ngành in luôn phát triển, cải tiến hệ thống công nghệ kỹ thuật và chính vì thế cần những nhân lực chuyên môn. Theo số liệu dự báo TP.HCM ngành kỹ thuật in cần nhân lực khoảng >2.000 người/năm, giai đoạn 2013 - 2015 đến 2020.

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  13:  
Em xin hỏi thầy Tuấn, có phải thanh niên học có bằng cấp càng cao sẻ quyết định sự thành công trong xã hội và tương lai, đúng không thầy? (Đặng Ngọc Quang - Email: dangngocquang...@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em!

Với câu hỏi của em Thầy trả lời như sau:

Phát triển nguồn nhân lực là một trong 6 chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đang là nhu cầu cấp bách. Tuy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và đang làm việc trên địa bàn TP.HCM là 59% lao động, cao so với cả nước,nhưng lại rất thấp (đặc biệt nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao) so với yêu cầu chung của sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa của thành phố trong giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2020.

Thực tế thị trường lao động đã minh chứng, khi người thanh niên chính thức bước vào thị trường lao động, trình độ và cấp bậc học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, hay Sơ cấp chỉ là phần cơ bản của nghề, điều cốt lõi là mỗi thanh niên phải xây dựng được những giá trị năng lực hành nghề chính là xây dựng ý chí, quyết tâm để có hoài bão làm việc và không ngừng học tập. Việc học ở nhà trường chỉ là giai đoạn đầu của quá trình học tập suốt đời trong một xã hội hiện đại. Để phát triển nghề nghiệp phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  14:  
Em chào thầy, Em muốn nhờ thầy tư vấn về tương lai những ngành như: Năng lượng Hạt nhân, Vật lý Nguyên tử hay Thiên văn, Nghiên cứu Vũ trụ… có thể phát triển và tìm việc ở nước ta không? Những trường nào đào tạo ngành này? Em xin cảm ơn thầy. (Trần Tấn Phát - Email: phat_tran...@gmail.com)
Trả lời:  

Tấn Phát thân mến,

Ngành Vật lý nguyên tử, Thiên văn đã có từ rất lâu tại ĐHKHTN của ĐHQG HN, ĐHQG TP. HCM, và ĐHBK. Các ngành Năng lượng hạt nhân, Nghiên cứu vũ trụ là những ngành tương đối mới và cũng được đào tại các trường này. Đây là những ngành khá thú vị, có nhiều ứng dụng trong công cuộc phát triển kinh tế, trong việc chăm lo sức khỏe cho cộng đồng.

 (TS. Nguyễn Viết Đông)
Câu  15:  
Em chào thầy, Thầy cho em hỏi khi mình học ngành Công nghệ Thông tin thì có đòi hỏi trình độ Ngoại ngữ giỏi không? Khả năng Ngoại ngữ của em kém, em có học được không? (Huỳnh Huy Phong - Email: huynhhuyphong….@gmail.com)
Trả lời:  

Người học  CNTT nếu giỏi tiếng Anh thì dễ đọc các tài liệu,... và thuận lợi cho lập trình. Nếu tiếng Anh không tốt thì Em học và làm CNTT vẫn được, nhưng không thể là chuyên gia giỏi!

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  16:  
Thưa thầy! Nhu cầu nhân lực của những ngành mới như Năng lượng Hạt nhân ở nước ta trong những năm tới như thế nào? (Nguyễn Trần Nam - Email: Namnguyentran...@yahoo.com)
Trả lời:  

Chào em!

Nhà nước và Chính phủ đã triển khai chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân của nước ta và dự kiến vận hành trong giai đoạn 2015 - 2020 vì vậy nhân lực chuyên ngành nhân lực hạt nhân trong tương lai rất cần thiết kể cả nhu cầu nhân lực trực tiếp sản xuất và các cơ quan nghiên cứu, quản lý Nhà nước.

Khi em theo học ngành kỹ thuật hạt nhân sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về vật lý hạt nhân thực nghiệm, vật lý hạt nhân trong công nghiệp, nông nghiệp, y học hạt nhân, trong lò phản ứng nhà máy điện nguyên tử... Đào tạo 3 hướng: Năng lượng và điện hạt nhân, Kỹ thuật hạt nhân, Vật lý y khoa...

Em có thể tìm hiểu ngành học này tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM.

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  17:  
Em chào thầy. Năm 2012, em thi rớt đại học nên kiến thức phổ thông của em không còn nhiều nữa. Em thi khối C nên cũng ít cơ sở để ôn thi. Em muốn nhờ thầy tư vấn giúp em địa chỉ nào ôn tập tốt để em lấy lại kiến thức bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới? Em xin cảm ơn thầy. (Tạ Thu Thảo - Email: thao_ta..@yahoo.com)
Trả lời:  

Thu Thảo thân mến,

Em có thể ôn thi trên mạng, trên các trang ôn thi trực tuyến. Em cũng có thể truy cập vào địa chỉ này để ôn tập, chúc em học tốt.

 (TS. Nguyễn Viết Đông)
Câu  18:  
Em xin chào quý thầy cô, hiện tại em đang học lớp 12 dự thi vào ngành CNTT (Quản trị mạng). Thầy cho em hỏi em sẽ được học những gì? Sau này ra trường em sẽ làm gì? (Trần Quang Khải - Email: hacker9892...@gmail.com)
Trả lời:  

Em sẽ được học nhiều thứ: các môn Chính trị, Văn hóa- Khoa học Cơ bản, thể thao,... Những môn bắt buộc trong quá trình đào tạo ĐH và Chuyên môn về CNTT. Riêng lĩnh vực  CNTT về Quản trị Mạng cũng có nhiều môn bắt buộc: Lập trình, Lý thuyết nhận dạng, Mạng nội bộ, Mạng network, An ninh mạng,... Ngoài ra sinh viên còn được tự chọn các môn mình thích và theo nhu cầu, Trí tuệ nhân tạo, Đảm bảo toán học cho Máy tính,Trò chơi,... Học xong Quản trị mạng đương nhiên là chuyên gia quản lý mạng Cơ quan, công ty,... và có khâu chống hacker, virus,... đảm bảo an ninh mạng.

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  19:  
Em muồn hỏi về nhu cầu nghề Quản trị nhân sự, những  tố chất gì cần quan tâm để có việc làm tốt? Em cảm ơn. (Trần Nguyển Hồng Nga - Email: hongngatrannguyen...@gmail.com)
Trả lời:  

 

Chào em!

Theo xu hướng phát triển thị trường lao động, ngành nghề Quản trị nhân lực chuyên nghiệp là một lĩnh vực ngày càng trở nên quan trọng của bất kỳ tổ chức nào, vì công việc này có trách nhiệm xây dựng nhân tài và hình thành các năng lực tổ chức khác tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua tuyển dụng, đào tạo và khen thưởng nhân viên, đồng thời thiết kế và quản lý các quy trình tổ chức. Khi doanh nghiệp tiến vào tương lai và tiếp nhận các thực tiễn mới, hoạt động nhân sự cũng phải theo kịp tình hình, những người thực hành quản lý nhân sự cũng phải theo kịp những thay đổi trong lĩnh vực này để sẵn sàng cho tương lai. Quản lý nhân sự  là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả. Quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không riêng gì trong sản xuất kinh doanh.

Theo số liệu khảo sát, nghề Quản trị nhân sự có nhu cầu rất lớn nhưng chất lượng nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nhân viên hành chính, văn phòng, tổ chức thì nhiều nhưng người làm nhân sự chuyên nghiệp lại thiếu hụt trầm trọng. bình quân mỗi năm (2013-2015 ) nhu cầu tuyển dụng lao động làm  công việc  chuyên nghiệp quản trị nhân sự là khoảng 5.000-6000 người. Tuy nhiên, nguồn cung chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ năng lẫn chất lượng làm việc, dẫn đến tình trạng thừa số lượng, thiếu chất lượng xảy ra dai dẳng như một số ngành nghề khác: thừa nhân viên làm về hành chính, văn phòng, tổ chức; thiếu hụt trầm trọng những người quản lý nhân sự giỏi, chuyên nghiệp. Thực trạng này đòi hỏi phải nhanh chóng điều chỉnh, bổ sung kiến thức đào tạo cho sinh viên chuyên ngành và đào tạo lại nguồn nhân lực tại chỗ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đặc điểm về các kỹ năng chuyên môn không thể thiếu đối với người làm quản trị nhân sự là : dự báo nhu cầu nhân sự và hoạch định nguồn nhân lực; phác họa chân dung ứng viên tốt từ các nhân tố thành công của công việc, sắp xếp một cuộc phỏng vấn ấn tượng và thành công; đặt câu hỏi phỏng vấn để nhận diện được "bản chất" ứng viên; xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hai chiều; hướng dẫn nhân viên mới hội nhập công ty...Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là khả năng thuyết phục cũng nằm trong số những yêu cầu cần thiết khi tuyển dụng nhân viên nhân sự

Mức độ ổn định nhân lực của mỗi doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ chung về chính sách của Nhà nước; yếu tố quan trọng nhất là từ sự chăm lo, quan tâm tích cực của doanh nghiệp và nhận thức về việc làm của người lao động trong tình hình kinh tế - xã hội, đời sống và việc làm vẫn tiếp tục còn nhiều hạn chế, khó khăn .Để làm được vấn đề này,các doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lỳ sản xuất kinh doanh hiệu quả,trong đó  có biện pháp là tuyển dụng được những người làm công việc Quản trị nhân sự chuyên nghiệp là một yêu cầu  ngày càng trở nên quan trọng  của các tổ chức,cơ quan, doanh nghiệp.

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  20:  
Con chào thầy, Thầy cho con hỏi năm nay nếu Đại học Sân khấu Điện ảnh Tp.HCM tuyển sinh khối S không thi môn văn mà chỉ thi môn năng khiếu . Như vậy con có được thi ba khối A1, D1 và khối S cùng một lúc được không? Nhờ thầy tư vấn giúp con. Con cảm ơn thầy nhiều. (Khánh Duyên - Email: venus_nguyen...@yahoo.com)
Trả lời:  

 Theo đề án thí điểm đổi mới tuyển sinh 2013 của Bộ GDĐT, 10 trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật được phép chỉ tổ chức thi môn năng khiếu và không thi môn văn cho các khối H, N, S. Môn văn sẽ được xét tuyển theo kết quả của môn văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và điểm trung bình ba năm học THPT. Danh sách cụ thể của 10 trường này là: Học Viện Âm nhạc Quốc gia, Học viện Âm nhạc Huế, Học viện Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, trường ĐH Mỹ thuật thành phố Hồ Chí MInh, trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, trường Cao đẳng Múa Việt Nam, trường Cao đẳng VHNT Tây Bắc, trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc. Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh không thuộc danh sách này nên môn Văn trong khối S của trường vẫn phải thi theo đề Văn khối C trong đợt 2 (9-10/7/2013)  của kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2013.

Tóm lại, em có thể đăng ký thi khối A1 (thi đợt 1 ngày 4-5/7/2013, còn trong đợt 2 chỉ có thể chọn một trong hai khối D1 hoặc S.

 (TS. Nguyễn Đức Nghĩa)
Câu  21:  
Thưa thầy, em năm nay đang học lớp 12 và còn khoảng vài tháng sau tết là em sẽ thi tốt nghiệp rồi chọn trường. Em đến bây giờ vẫn còn đang phân vân không biết chọn khối gì, trường gì. Em dự định thi vào khối D nhưng môn Toán em không được tốt, còn môn Anh và Văn thì rất được. Em thích môn Anh nhưng em sợ vì nếu chọn khối D thì 2 môn kia cũng chưa chắc, bạn em khuyên nên đi thi khối C vì em học bài rất nhanh, nhưng nếu em thi khối C thì sau này ra trường em sẽ không chọn được nghề mong muốn. Sau khi làm khảo sát thì điểm khảo sát cho thấy em nghiêng về các ngành Phóng viên, Báo chí, Quản lí marketing, Kinh doanh... em rất thích nhưng ngành nghề này. Em muốn hỏi với sức học của em thì em nên thi vào khối gì, ngành gì ạ? (Lê Anh - Email: Saranghaeo511...@gmail.com)
Trả lời:  

Em thân mến! Nếu Em thi khối C vào trường ĐH KHXH&NV thì có rất nhiều ngành để Em chọn: Văn học; Ngôn ngữ học; Báo chí và truyền thông; Nhân học; Triết học; Địa lý học; Xã hội học; Giáo dục học; Lưu trữ học; Văn hóa học; Công tác Xã hội; Tâm lý học; Quản trị Du lịch và Lữ hành. Ngần đó ngành đủ để Em chọn lựa. Nếu học giỏi và có kỹ năng nghề thì Em sẽ được tuyển dụng.

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  22:  
Em nghe nói ngành Tự động hóa là ngành còn mới. Xin hỏi trường nào đào tạo ngành này? Sau này ra trường những chỗ nào cần nguồn nhân lực ở ngành này? (Hồng Kim - Email: hongkim...@yahoo.com)
Trả lời:  

Hồng Kim thân mến,

Ngành Tự đông hóa là ngành đã có từ lâu. Có nhiều trường đào tạo ngành này: ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Kỹ thuật Công nghệ,... Kỹ sư ngành này có thể làm việc trong nhà máy, công trường, bệnh viện,...

 (TS. Nguyễn Viết Đông)
Câu  23:  
Thưa thầy! Em là thí sinh tự do, em định thi vào ngành Luật kinh tế của trường ĐH Mở, xin thầy cho em biết sau khi tốt nghiệp em có thể làm ở những vị trí khác được không ạ? Vì em không muốn làm những việc liên quan đến cãi nhau. Cảm ơn thầy. (Giang Ngọc Trâm - Email: ngoctram.giang...@gmail.com)
Trả lời:  

Em thân mến! Luật sư trong dân gian còn có nick là "Thầy cãi" vì vậy khi Em học Luật mà không thích thì cũng phải "cãi nhau".  Học Luật cũng có thể không thèm đi "cãi" nếu Em làm Tư vấn Luật cho các cá nhân, công ty, tư phân Luật cho cộng đồng trên báo chí, radio, truyền hình,...

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  24:  
Em kính chào thầy, Em là sinh viên ngành Lâm sinh của Trường CĐ nghề Công nghệ và Nông lâm Nam bộ. Sau khi em tốt nghiệp ngành Lâm sinh của trường nghề này em có được học liên thông lên đại học không? (Phạm Xuân Thành - Email: xuanthanhdes....@gmail.com)
Trả lời:  

 Theo qui định mới của Bộ GDĐT về đào tạo liên thông (sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2013), trường ĐH được phép đào tạo liên thông chỉ tổ chức thi liên thông cho các sinh viên đã tốt nghiệp từ 36 tháng trở lên. Những sinh viên tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng tính từ ngày tốt nghiệp muốn học liên thông lên bậc học cao hơn phải tham gia kỳ thi tuyển sinh quốc gia (tức là kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ tổ chức vào tháng 7 hàng năm) với khối thi trùng với khối thi của ngành học mà mình muốn liên thông. 

 (TS. Nguyễn Đức Nghĩa)
Câu  25:  
Kính gởi Ban tư vần, em muốn biết thông tin về nhân lực nhóm ngành Cơ khí, nhu cầu nhân lực cụ thề của ngành cơ khí trong 5 năm tới như thế nào tại thành phố Hồ Chí Minh. (Võ Thành Nam - Email: namsv2011...@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em!

Nguồn cung nhân lực ngành cơ khí hiện nay chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt ở trình độ từ trung cấp đến đại học. Các doanh nghiệp luôn không tuyển đủ người, cho dù đã đặt hàng đào tạo và không yêu cầu quá cao về tay nghề, trình độ … Năm 2012, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đào tạo chỉ khoảng 9.000 sinh viên, học sinh nhưng chỉ tuyển đạt dưới 50%.

Theo quy hoạch phát triển nhân lực thành phố giai đoạn 2011-2020, trong giai đoạn 2011-2015 thành phố ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 09 ngành dịch vụ, 04 ngành công nghiệp chủ lực (Cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa. Điện tử và Công nghệ thông tin. Chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế. Hóa chất – Hóa dược và mỹ phẩm).

Giai đoạn 2013 - 2015 đến 2020 nhu cầu nhân lực ngành cơ khí chế tạo chính xác - tự động hoá có tỷ trọng 3%(>8.000 người) trong tổng số nhu cầu nhân lực cần tuyển dụng hằng năm tại TP.HCM.

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  26:  
Em muốn làm Kĩ sư Thủy sản. Trường nào có đào tạo ngành này? Chỉ tiêu ngành này các năm như thế nào? (Bùi Văn Mạnh - Email: manhvinh...@gmail.com)
Trả lời:  

Ngành Thủy sản được đào tạo tại: Viện Biển Hải Phòng, Viện Biển Nha Trang, tại các trường ĐH Nha trang, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Nông Lâm Tp. HCM,  ĐH Nông lâm Huế, ĐH cần Thơ, ĐH An Giang,... Chỉ tiêu tuyển sinh vào ngành Thủy sản tùy thuộc vào từng trường được giao, Em cần vào trang web của một trong các Trường và Viện nói trên để tìm hiểu thêm.

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  27:  
Thưa thầy, em học được được các môn Toán, Lý, Hóa nhưng các môn xã hội thì không khá lắm. Trước khi bước vào kỳ thi đại học, em cần vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT nữa. Em rất lo lắng. Em mong thầy hướng dẫn em cách ôn tập để hoàn thành tốt cả 2 kỳ thi. Em cảm ơn thầy. (Nguyễn Viết Phương - Email: vietnet...@yahoo.com)
Trả lời:  

Chào Nguyễn Viết Phương,

Em học tốt các môn Toán, Lý, Hóa thì rất thuận lợi để thi khối A. Trong 3 môn này có môn Toán là môn nhất định có trong kỳ thi tốt nghiệp THPH ( mức độ và yêu cầu khác với môn Toán trong kỳ thi TS ĐH), hai môn Lý và Hóa thường có một môn thi TN THPT. Còn lại vài  ba môn xã hội em cũng học mức độ trung bình, vậy thì không có gì em phải rất lo lắng. Chúc em yên tâm. Khoảng cuối tháng 3 Bộ sẽ công bố chính thức các môn thi TN THPT lúc đó nhà trường sẽ có kế hoạch giúp HS ôn tập. Ngay từ bây giờ em cũng nên dành thời gian thích đáng cho các môn KHXH. Mọi kiến thức trong chương trình phổ thông đều rất cần thiết , giúp cho bản thân em trở thành con người toàn diện và hỗ trợ tích cực cho công việc của em.

 (TS. Nguyễn Viết Đông)
Câu  28:  
Em đang phân vân giữa ngành Quản lý Giáo dục hay là Giáo dục học. Em thích ngành Giáo dục từ nhỏ nhưng hiện tại số lượng giáo viên khá thừa nên ba mẹ em không muốn em theo ngành này. Mong thầy cho em biết thông tin về 2 ngành này và việc làm sau khi ra trường? Em xin cảm ơn thầy. (Nguyễn Tâm An - Email: Tamnguyen...@gmail.com)
Trả lời:  

Cả hai nghề nay đều nằm trong ngành Giáo dục học. Quản lý Giáo dục thì ra trường đương nhiên sẽ làm lãnh đạo ở Trường, Phòng, Sở và Bộ Giáo dục, còn Giáo dục học thì có thể làm tại các Viện Khoa học Giáo dục, giảng dạy ở các trường,... theo chuyên môn được đào tạo.

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  29:  
Em mong thầy tư vấn giúp em về nhu cầu nhân lực của khối ngành Xã hội trong năm 2013 và những năm tới? Em xin cảm ơn thầy. (Hương Tràm - Email: tramhuong...@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em!

Hiện nay chính sách về thu hút nhân lực làm ngành xã hội và chuyên ngành công tác xã hội đã được Nhà nước và Chính phủ khuyến khích phát triển để tạo nguồn nhân lực chuyên ngành xã hội cho các cơ quan Nhà nước, trường học, cơ quan nghiên cứu, cơ quan xã hội, các đoàn thể , hiệp hội và các doanh nghiệp hoạt động xã hội. Nhu cầu nhân lực nhóm ngành xã hội cần khoảng 1.000 người/năm tại TP.HCM giai đoạn 2013 - 2015 đến 2020, đa số cần nhân lực có trình độ Đại học giỏi chuyên môn, giỏi kỹ năng và ngoại ngữ...

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  30:  
Em đang thắc mắc về ngành Giáo dục học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Em không hiểu rõ ngành đó đào tạo những chuyên ngành nhỏ nào? Cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào? Mong thầy tư vấn giúp em. (Nguyễn Thị Diễm My - Email: snow_angel_lovely...@yahoo.com)
Trả lời:  

Diễm My hãy đọc trả lời phía trên. Ngành Giáo dục học tại Trường ĐH KHXH & NV gồm:

1/ Quản lý Giáo dục: Tâm lý quản lý; Quản lý Giáo dục Chính sách chiến lược giáo dục; Kinh tế học giáo dục; Quản lý tài chính ngân sách giáo dục, Giáo dục học so sánh,...

2/ Tâm lý Giáo dục: Tâm lý giao tiếp và Ứng xử; tâm lý học nhân cách; Nhân chủng học,... và Giáo dục gia đình.

Ra trường tùy vào học lực, kỹ năng và cả các mối quan hệ xã hội mà cơ hội việc làm đến với mỗi sinh viên khác nhau. Trước mắt hãy lo học thật giỏi!

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  31:  
Em rất thích môn Toán, điểm trung bình học kỳ 1 của em là 9.4. Tuy nhiên, khi xác định ngành sẽ thi đại học, em lại không tự tin chọn ngành Sư phạm Toán. Thầy có thể tư vấn giúp em về ngành này? Điểm chuẩn các năm qua có cao không? Ra trường thì em có thể làm ở đâu được? Em xin cảm ơn thầy (Nguyễn Trọng Trí - Email: tringuyen...@yahoo.com.vn)
Trả lời:  

Chào em,

Em có kết quả học Toán thật xuất sắc. Em không nói rõ kết quả học tập môn Hóa và Lý nhưng thầy tin với năng lực học Toán như vậy thì các môn Lý và Hóa em cũng học tốt. Điểm thi vào ngành Sư phạm Toán mấy năm gần đây không cao. Em hoàn toàn có thể trúng tuyển vào ngành này. Cử nhân Sư phạm Toán chủ yếu giảng dạy ở các trường THPT, hay làm ở các công ty tài chính, bảo hiểm. Tuy nhiên nếu em có năng lực Toán học nổi trội như vậy thì em có nhiều cơ hội được cấp học bổng du học Thạc sỹ, Tiến sỹ. Lúc đó em sẽ trở thành những cán bộ nghiên cứu Toán học ở các trường, các viện, giảng dạy Toán cao cấp ở các trường ĐH, CĐ.

 (TS. Nguyễn Viết Đông)
Câu  32:  
Thưa thầy, nhu cầu nhân lực trong năm 2013 thì những ngày nào sẽ lên ngôi? Trong tương lai những ngành thừa nhân lực hiện nay thì trong tương lai 3, 4 năm nữa sẽ như thế nào? (Nguyễn Mạnh Khang - Email: Khangnguyen...@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em!

Căn cứ chỉ tiêu tăng trưởng GDP của thành phố, căn cứ chương trình việc làm thành phố năm 2013 và tổng hợp thông tin về nhu cầu nhân lực; dự kiến nhu cầu nhân lực thành phố năm 2013 có 270.000 chỗ làm việc trống, trong đó 140.000 chỗ làm việc mới.  

12 nhóm ngành thu hút nhiều lao động gồm: marketing - kinh doanh - bán hàng; du lịch - nhà hàng - khách sạn - dịch vụ - phục vụ; CNTT - điện tử - viễn thông; quản lý - hành chính - giáo dục - đào tạo; dệt - may - da giày; tài chính - kế toán - kiểm toán - đầu tư - bất động sản - chứng khoán; tư vấn - bảo hiểm; cơ khí - luyện kim - công nghệ ôtô; hóa - y tế, chăm sóc sức khỏe; xây dựng - kiến trúc - giao thông vận tải; điện - điện công nghiệp - điện lạnh; kho bãi - vật tư - xuất nhập khẩu.

 Phát triển nguồn nhân lực là một trong 6 chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đang là nhu cầu cấp bách. Tuy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và đang làm việc trên địa bàn TP.HCM là 59% lao động, cao so với cả nước, nhưng lại rất thấp (đặc biệt nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao) so với yêu cầu chung của sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa của thành phố trong giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2020.

Theo tôi, sẽ không có ngành, nghề nào được xem là “hot” trong những năm tới. Vì khi nền kinh tế phục hồi và phát triển, các DN sẽ phải chuyển sang giai đoạn hoạt động mới và buộc phải tái cấu trúc, trong đó có tái cấu trúc nhân sự, kéo theo tăng nhu cầu tuyển dụng lao động ở mọi cấp độ, vị trí, lĩnh vực.

Để không phải lúng túng và có sự đầu tư tốt cho nghề nghiệp tương lai, học sinh cần tìm hiểu để có những hiểu biết nhất định về thị trường lao động, về nhu cầu việc làm, điều kiện việc làm, ngành nghề đào tạo, tuyển dụng...
Vấn đề mấu chốt là mỗi  học sinh phải xác định được tâm huyết theo sở trường cá nhân, chọn ngành học phù hợp năng lực, sức khỏe, sở trường và phù hợp nhu cầu xã hội.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  33:  
Thưa thầy, thầy có thể cho em biết về những tố chất cần thiết khi chọn học ngành Công nghệ Sinh học? Nghành này thi tuyển những khối nào? Các trường có đào tạo ngành này? (Hà Duy Anh - Email: duyanh...@gmail.com)
Trả lời:  

Ngành Công nghệ sinh học (CNSH) không cần tố chất gì nổi trội, chỉ cần đảm bảo sức khỏe và có khả năng ngồi phòng thí nghiệm. Ngành CNSH hiện nay được nhiều trường ĐH đào tạo: ĐH KHTN, ĐHBK, ĐH Nông lâm,...Ví dụ tại trường ĐHKH Tự nhiên - ĐHQG HCM, ngành CNSH sẽ được đào tạo cho: Sinh học Y dược; CNSH Nông nghiệp; CNSH Môi trường; CNSH công nghiệp; Sinh Tin học. CNSH tuyển hai khối A và B, năm rồi khối A: 18,5 điểm, khối B: 21,5 điểm.

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  34:  
Thưa thầy, em đang gặp khó khăn khi ôn tập môn Anh văn. Thầy có thể tư vấn cho em những phương pháp học hiệu quả? Em chưa tìm được nguồn đề thi để ôn thi. Em mong thầy tư vấn giúp em địa chỉ tin cậy? Em xin cảm ơn thầy. (Nguyễn Quốc Anh - Email: quocanh....@gmail.com)
Trả lời:  

Quốc Anh thân mến,

Để học tốt môn Anh văn trước hết em phải cần có vốn từ vựng tốt, hãy làm lại các đề thi Anh văn của các năm trước để có thể hình dung được cấu trúc đề thi từ đó có thể nắm được mình cần ôn tập những gì.

Em có thể vào trang web http://onthi.net.vn để ôn tập miễn phí môn Anh văn. Trong đó có rất đầy đủ các bài ôn tập môn Anh văn, do các thầy cô giáo uy tín giảng dạy.

 (TS. Nguyễn Viết Đông)
Câu  35:  
Em thích học về quản lý nhân sự. Sau khi tìm hiểu thì em thấy ngành Du lịch có đào tạo quản lý nhân sự. Em muốn hỏi nếu học quản lý nhân sự trong ngành du lịch thì sau khi ra trường em có thể được nhận vào làm ở các công ty bình thường không hay chỉ có thể làm trong các công ty du lịch? (Nguyễn Minh Anh - Email: Minhanh....@gmail.com)
Trả lời:  

Em học Quản trị Nhân lực thì Em có thể làm bất kỳ ở công ty, cơ quan nào mà Em xin việc. Cơ chế Thị trường tạo cho những ai có khả năng, có trình độ,... hành nghề.

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  36:  
Em muốn hỏi về ngành Tâm lý học. Em được biết là ngành này phát triển rất lâu đời ở nước ngoài. Tuy nhiên ở Việt Nam ngành này chưa phát triển lắm. Các trường đào tạo ngành này ít nhưng điểm khá cao. Em muốn hỏi cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành này? (Mạnh Vinh - Email: manhvinh…@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em!

Trong giai đoạn 2013 - 2015 đến 2020 nhân lực chuyên ngành tâm lý học rất cần thiết cho các nhu cầu cơ quan giáo dục - xã hội, y tế, cơ quan nghiên cứu xã hội, các trường học, các tổ chức  doanh nghiệp hoạt động tư vấn nghề nghiệp - xã hội.

Khi học ngành tâm lý học em sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về các lĩnh vực như tâm lý bệnh nhân, tâm lý tư vấn, tâm lý học đường, tâm lý xã hội, tâm lý học quản trị kinh doanh, tâm lý học lao động nhằm nghiên cứu tư duy và hành vi con người gồm sức khoẻ, nhận thức, cảm xúc, các khía cạnh xã hội của hành vi cư xử của con người...

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  37:  
Kính chào quý thầy cô! Em đang là học sinh lớp 12 và sắp bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng năm học 2012-2013. Nhưng hiện tại em đang rất băn khoăn về việc chọn trường và ngành nghề sẽ theo học. Em đã tìm thiểu và cảm thấy rất muốn thi vào trường Đại học Kinh tế Luật (ĐH quốc gia TP.HCM) cụ thể là khoa Kinh tế học. Em xin hỏi năm nay ngành này có bị cắt giảm hay không và những thông tin cụ thể về ngành này đặc biệt là cơ hội tìm kiếm việc làm? Em xin chân thành cảm ơn thầy. (Nguyễn Thị Cẩm Tú - Email: ntctu.a2.q...@gmail.com)
Trả lời:  

Ngành Kinh tế học của ĐH Kinh tế - Luật - ĐHQG HCM năm nay có 200 chỉ tiêu. Học ngành này có thể nghiên cứu Lý thuyết Kinh tế, Giảng dạy lý luận, hoặc làm quản lý Công,... nói chung liên quan đến Khoa học và Nhà nước.

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  38:  
Con tôi, sinh năm 1992 là bộ đôi xuất ngũ. Nguyện vọng của con tôi là thi vào Đại học luật Tp.HCM, khối C. Tôi nhờ thầy tư vấn giúp một số vấn đề sau: 1/Thủ tục hồ sơ, liên hệ ở đâu, thời gian? 2/ Điểm sàn, điểm ưu tiên bao nhiêu? 3/ Ôn luyện ở đâu là tốt nhất? (Trần Nam Thanh - Email: Namthanh196…@gmail.com)
Trả lời:  

 Trường ĐH Luật thành phố Hồ Chí Minh có tuyển sinh và đào tạo ngành Luật khối C với nhiều chuyên ngành như Luật thương mại, Luật dân sự, Luật, hình sự, Luật quốc tế, Luật hành chính,.... Điểm sàn và điểm chuẩn năm 2013 chưa có do kỳ thi chưa diễn ra. Chúng tôi cung cấp một số thông tin về điểm sàn và điểm chuẩn năm 2012 để tham khảo như sau: điểm sàn khối C do Bộ GDĐT qui định là 14,5 điểm; điểm chuẩn trúng tuyển chuyên ngành Luật Thương mại 2012 khối C của trường ĐH Luật TPHCM là 21 đ; của các chuyên ngành Luật dân sự, Luật, hình sự, Luật quốc tế, Luật hành chính là 19 đ. Điểm chuẩn trúng tuyển này là điểm yêu cầu đối với các thí sinh không thuộc diện ưu tiên theo đối tương và thuộc khu vực 3 (là khu vực không ưu tiên). Các thí sinh thuộc diện ưu tiên theo đối tường và ưu tiên theo khu vực sẽ được hạ mức điểm chuẩn trúng tuyển theo nguyên tắc mỗi nhóm đối tượng ưu tiên cách nhau 1 đ, mỗi khu vực ưu tiên cách nhau 0,5 đ. 

Những thí sinh không đang theo học lớp 12 tại các trường THPT (thường được gọi là thí sinh tự do) sẽ nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại các điểm do Sở GDĐT qui định từ 11/3-11/4/2013 hoặc trực tiếp tại trường ĐH Luật TPHCM từ 12/4-19/4/2013. 

Thí sinh có thể tự ôn luyện các môn thi trong khối thi, hoặc đến các trung tâm bồi dưỡng văn hóa, hoặc cũng có thể tham gia ôn luyện trên các trang ôn thi trực tuyến. Một số địa chỉ luyện thi trực tuyến có uy tín tại đây.

 (TS. Nguyễn Đức Nghĩa)
Câu  39:  
Thưa thầy, hiện nay nhu cầu nhân lực ngành Sư phạm của xã hội hiện nay như thế nào? Ngành nào các trường còn thiếu giáo viên? (Bùi Anh Việt - Email: vietanh...@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em!

Làm việc nhóm ngành Sư phạm có thể hiểu đơn giản bao gồm đào tạo nghề và đào tạo giáo dục phổ thông nếu em muốn là giáo viên các trường THPT, THCS, Tiểu học em có thể thi vào các trường Sư phạm như Đại học Sư phạm thành phố, Đại học Sài Gòn... Nếu em muốn trở thành giáo viên dạy nghề, dạy Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp... em phải theo học chuyên ngành phù hợp với năng lực chính mình và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng giáo viên dạy ngành ở từng cấp bậc, sau đó em phải tham gia khoá nghiệp vụ sư phạm, sư phạm nghề để trở thành giảng viên, giáo viên dạy nghề.

Tại TP.HCM giai đoạn 2013 - 2015 đến 2020 bình quân mỗi năm cần khoảng 15.000 người/ năm cho nhu cầu nhân lực ngành giáo dục đào tạo.

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  40:  
Kính thưa thầy, Em hiện nay là học sinh lớp 12 và em có nhiều băn khoăn về việc lựa chọn nghề nghiệp của mình trong tương lai. Em trắc nghiệm mình phù hợp với nhóm I (Investigative) điểm cao nhất tiếp đó là nhóm S, Nhóm C bằng nhau và chỉ xê dịch vói Nhóm I 1 điểm. Cô giáo nói em là có khả năng lãnh đạo tốt! Vậy không biết em nên theo nhóm nghề nào ạ? Xin thầy tư vấn giúp em. (Đinh Nguyễn Phương Trinh - Email: Hallyu_janu...@yahoo.com)
Trả lời:  

Dự báo như Cô giáo Em cũng hay, vì ít nhiều Em cũng có chí hướng để phấn đấu. Em có thể thi vào Trường Hành chính Quốc gia, Trường Đảng cao cấp,...

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  41:  
Thưa thầy, em muốn biết về nhu cầu nhân lực của nghành Nhân học. Sau khi ra trường, em có thể làm việc ở các cơ quan, đơn vị nào? (Trần Nam Anh - Email: Namanh....@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em!

Em có thể tìm hiểu cụ thể ngành Nhân học trên website của trường Đại học KHXH&NV TP.HCM .

Nhu cầu nhân lực ngành Nhân học cần thiết cho các cơ quan quản lý văn hoá - xã hội, lịch sử, bảo tàng truyền thông, các cơ quan nghiên cứu,... tuy số lượng chỗ làm việc không nhiều nhưng rất cân thiết những người có trình độ chuyên môn cao thuộc lĩnh vực Nhân học. Nếu em có sự đam mê và quyết tâm học tốt ngành này tôi tin chắc em sẽ có việc làm ổn định và phát triển tương lai.

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  42:  
Em xin chào thầy, Thầy cho em hỏi, ngoài Học viện Hành chính đạo tạo thanh tra ra còn trường nào đạo tạo thanh tra nữa không? Em thấy Học viện Hành chính đào tạo thanh tra hành chính, còn thanh tra chuyên ngành thì em không tìm thấy nơi nào đào tạo. (Minh Tuấn - Email: Hoangtuan33...@gmail.com)
Trả lời:  

Em hãy thi vào Học viện hành chính Quốc gia, tại đây đào tạo đủ các ngành cho quản lý xã hội. Em sẽ được học, hướng dẫn tất cả, kể cả Thanh tra Hành chính.

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  43:  
Em muốn hỏi về nhu cầu nhân lực của Khối ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp trong 5 năm tới. Hiện tại, khối ngành này đang có nhu cầu nhân lực cao nhưng liệu khi em ra trường thì nhu cầu có còn nhiều như bây giờ không? (Bích Phương - Email: bipu....@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em!

Thành phố phát triển đồng bộ 3 lĩnh vực: Công nghiệp xây dựng, Dịch vụ và Nông lâm vì vậy nhu cầu nhân lực của Khối ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp trong 5 năm tới luôn cần thiết bổ sung nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Em có thể tìm hiểu những ngành học này tại website Đại học Nông lâm TP.HCM.

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  44:  
Em là học sinh lớp 12. Em dự tính thi vào khoa Điện Tử - Viễn thông nhưng em chưa biết rõ về ngành này? Em nhờ thầy tư vấn giúp em về yêu cầu của ngành này và ra trường sẽ làm những công việc gì? Em nghe nói con gái học ngành này rất khó xin việc, điều này có đúng không ạ? Em xin cảm ơn thầy. (Nguyễn Thị Thu Đài - Email: cobedethuong_9.....@yahoo.com)
Trả lời:  

Tại Khoa Điện tử- Viễn thông có đào tạo các ngành: Truyền thông Mạng Máy tính; Khoa học Máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống Thông tin. Em hãy chọn cho mình một nghề. Không có phân biệt giới của nghề này. Nếu học giỏi, Em có thể làm bất cứ ở đâu và bất cứ cái gì vì nhu cầu ĐT- VT là rất lớn cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hóa Đất nước.

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  45:  
Em muốn hỏi thầy về nhu cầu nhân lực của khối ngành Xã hội? Hiện tại, em được biết các anh/chị học khối ngành Xã hội đa phần đều làm trái ngành. Mong thầy tư vấn giúp em. (Ngọc Bích - Email: tieuthuhathanh...@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em!

Em có thể xem câu hỏi tôi đã trả lời trước đó.

Đúng là hiện nay có nhiều sinh viên học ngành xã hội nhưng không làm theo chuyên ngành mình đã học có thể do nhiều lý do vê sự lựa chọn công việc theo mong muốn và thực tế của mỗi người, trong khi đó nhân lực chuyên ngành công tác xã hội vẫn còn rất thiếu. Trong những cơ quan công tác xã hội, tư vấn xã hội cộng đồng thuộc lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội...

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  46:  
Thưa thầy! Xin thầy giúp em hiểu rõ hơn về ngành Quản trị văn phòng và Quản lý nhân sự. Khu vực TPHCM thì trường nào có đào tạo 2 ngành này ạ? Cám ơn thầy! (Ngọc Trâm - Email: tieuthienthien_1710...@yahoo.com)
Trả lời:  

Quản trị Nhân sự nằm trong Quản trị Kinh doanh còn Quản trị Văn phòng thuộc Quản lý hành chính. Hai ngành này được đào tạo ở hai nơi khác nhau. các trường ĐH Kinh tế và một số trường ngoài công lập có đào tạo Quản trị Nhân sự. tại Học viện hành chính Quốc gia có đào tạo Quản lý Hành chính.

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  47:  
Thưa thầy! Hai ngành Luật kinh tế với ngành Kế toán thì ngành nào nhu cầu của xã hội lớn hơn ạ? Em được biết khối ngành Kinh tế đang thừa nhu cầu nhân lực, liệu trong 4-5 năm nữa sẽ như thế nào ạ? Cám ơn thầy. (Ngọc Trâm - Email: cogai_trongquyensach...@yahoo.com)
Trả lời:  

Chào em!

Việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự chú trọng chất lượng, trình độ là xu hướng của năm 2013 và những năm sắp tới, sẽ tiếp tục tình hình thị trường lao động tồn tại những nghịch lý giữa nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc, cả về số lượng và trình độ, đặc biệt đối với những nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng, Cơ khí, Công nghệ thông tin, Kế toán – Kiểm toán, Quản lý điều hành – Kinh doanh, …

Thị trường lao động thành phố tiếp tục có sự chênh lệnh cung – cầu, một số ngành nghề biểu hiện tương đối rõ nét sự chênh lệch cung – cầu như:

 

 

+ Tài chính – Ngân hàng: là ngành nghề có số lượng người tìm việc làm luôn luôn vượt so với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong những năm trở lại đây. Năm 2012, nhiều ngân hàng thực hiện tái cơ cấu bộ máy nhân sự, hàng loạt thay đổi nhân sự không chỉ ở vị trí cao cấp mà còn ở các cấp trung và thấp, nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự, tuy nhiên đa số các ngân hàng vẫn tiếp tục việc tuyển dụng mới nhân sự,nhân sự Tài chính – Ngân hàng có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi là yêu cầu cần thiết của nhiều doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng năm 2012 và các năm tới để đáp ứng được việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự của hệ thống ngân hàng.

 

  + Kế toán – Kiểm toán: Ngành nghề có nhiều biến động về nhân sự, đặc biệt là nhân sự có chuyên môn giỏi, tuy là nhóm   ngành nghề liên tục được tuyển dụng và có nhu cầu, nhưng nhân lực tìm việc trong nhóm ngành nghề này luôn cao hơn so với nhu cầu tuyển dụng ở tất cả các trình độ.

+ Marketing – Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ: Năm 2012 nhu cầu tuyển dụng chiếm 44,70% tổng nhu cầu tuyển dụng, trong đó nhu cầu lao động thời vụ chiếm khoảng 30%. Đặc biệt ngành nghề Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ có xu hướng tăng nhu cầu nhân lực vào thời điểm cuối năm. Xu hướng tuyển dụng trong nhóm ngành này ngày càng chú trọng về chất lượng và trình độ.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80% sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp nghề tìm được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm. Trong tổng số tìm được việc làm chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển, 50% thật sự ổn định. Đặc biệt kỹ năng mềm là yêu cầu nhiều sinh viên, học sinh chưa đáp ứng được.

Nguyên nhân thất nghiệp xuất phát từ tăng trưởng kinh tế gặp khó khăn, tuy nhiên có thể thấy hai lý do cơ bản gây ra thất nghiệp:

+ Có ít chỗ làm việc hơn là nhu cầu của người tìm việc làm phù hợp ngành nghề đã được đào tạo.
+ Số lượng chỗ làm việc nhiều, nhưng nhiều người tìm việc làm không đáp ứng trình độ hoặc không muốn làm những công việc đó.

Trường hợp thứ nhất tồn tại về “thiếu hụt chỗ làm việc”, trường hợp thứ hai về “không phù hợp cơ cấu đào tạo nghề và nhu cầu nhân lực”. Như vậy có thể nhận định nguyên nhân thất nghiệp cốt lỏi là vấn đề đào tạo nghề, kỹ năng nghề, dự báo nhu cầu, phân bổ nguồn nhân lực và các chính sách thu hút, sử dụng lao động còn mất cân đối, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế kinh tế – xã hội.

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  48:  
Thưa thầy, theo em được biết thì nhân lực ngành Kinh tế đang thừa nhiều. Hiện giờ, em đang học 12 và rất băn khoăn trong việc chọn nghề. Vậy theo thầy, việc lựa chọn thi vào các ngành Kinh tế bây giờ ví dụ như Kế toán thì có phù hợp không? Tuy thi khối D nhưng khả năng ngoại ngữ của em không được tốt nên em muốn nhờ thầy tư vấn cho em một số nghề? Em xin cảm ơn thầy. (Trương Hòa - Email: xiukute.19...@gmail.com)
Trả lời:  

Ngành Kinh tế tuyển sinh rất nhiều và nhu cầu của xã hội vẫn lớn. Em muốn học ĐH kế toán thì có nhiều nơi đào tạo: ĐH Kinh tế quốc dân; ĐH Kinh tế Luật; ĐH Ngân hàng và hàng chục trường Mở, Ngoài Công lập. Nếu Em thi khối D thì còn cóp thể học Du lịch; Luật; xã hội học; Quy hoạch Vùng và Đô thị,...

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  49:  
Thưa thầy Trần Anh Tuấn, cháu là học sinh trường THPT tại tỉnh Cần thơ. Cháu muốn biết về số lượng, nhu cầu nhân lực của Tp.HCM và khu vực Nam bộ trong 5 năm đến 7 năm sắp tới? Những ngành nghề nào sẽ phát triển, cần lao động? (Hồ Kim Tiên - Email: htienkim...@yahoo.com)
Trả lời:  

Chào em!

Theo quy hoạch phát triển nhân lực TP.HCM giai đoạn 2011 - 2020,thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp chủ lực (cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa, điện tử và CNTT, chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế, hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm). Những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ trên 80% tổng NCNL tại thành phố như: Quản lý kinh tế - kinh doanh - quản lý chất lượng; du lịch - nhà hàng - khách sạn, marketing - nhân viên kinh doanh; tài chính - ngân hàng (nhân lực chuyên môn cao, ở cấp độ quản lý) - kế toán - kiểm toán; tư vấn - bảo hiểm; pháp lý - luật; nghiên cứu - khoa học; quản lý nhân sự - tổ chức…Nhu cầu tuyển dụng tập trung nhiều vào những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ như: – Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ, Y tế - Chăm sóc sức khỏe, Du lịch, Tư vấn – Bảo hiểm, … và nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề như: Cơ khí, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Điện tử,  Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh…
Mỗi năm thành phố có nhu cầu việc làm 260.000-280.000  người, nhu cầu nhân lực của các tỉnh khu vực Nam bộ,mỗi tỉnh thành cần 50.000-55000 người/năm cho nhu cầu phát triển nhân lực với đa dạng ngành nghề.
 Việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự chú trọng chất lượng, trình độ là xu hướng của năm 2013 và những năm sắp tới, sẽ tiếp tục tình hình thị trường lao động tồn tại những nghịch lý giữa nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc, cả về số lượng và trình độ, đặc biệt đối với những nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng, Cơ khí, Công nghệ thông tin, Kế toán – Kiểm toán, Quản lý điều hành – Kinh doanh, …
Chỉ số nhu cầu về trình độ lao động giai đoạn 2013-2015 đến 2020 về nhu cầu lao động đã qua đào tạo được dự báo khá cao, chiếm đến 65% nhu cầu lao động. Điều này cho thấy hiện nay và những năm tới, thị trường lao động TP.HCM sẽ tiếp tục phát triển theo chiều hướng đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ làm mới, thu hút lao động với nhiều ngành nghề đa dạng, đặc biệt là nhu cầu việc làm chất lượng cao.

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  50:  
Em chào thầy Phư! Hiện nay, trường ĐH cần thơ có 3 ngành : Kỹ thuật Phần mềm, Hệ thống Thông tin, Tin học Ứng dụng. Em là nữ vậy em sẽ phù hợp với ngành nào? Thầy có thể giải thích giúp em rõ hơn về từng ngành và vị trí làm việc trong các công ty. Hiện nay, ngành nào khi học ra trường thì cơ hội việc làm cao hơn? Em xin cảm ơn thầy. (Nguyễn Tuyền - Email: ntbtuye....@gmail.com)
Trả lời:  

Hai ngành Kỹ thuật phần mềm và Tin học ứng dụng gần với nhau, nó đòi hỏi SV khá về Toán, Kỹ năng làm việc nhóm, liên kết tốt giữa các thành viên để tạo ra sản phẩm. Ngành Hệ thống Thông tin thường là Thông tin và Mạng Máy tính, nó liên quan đến cơ sở dữ liệu, internet,... như mạng không dây, Truyền thông dữ liệu công nghệ XDSL, Truyền thông quang, Truyền thông Vệ tinh,... Hai ngành đầu dễ có thu nhập cao. Ngành hệ thống thông tin làm việc tại các Công ty Viễn thông, Đài Truyền hình, Bưu điện,...

 (PGS.TS Nguyễn Đình Phư)
Câu  51:  
Em muốn hỏi thầy Trần Anh Tuấn về nhu cầu việc làm năm 2013, những ngành nào cần lao động? Với hoàn cảnh của mình, em chỉ học nghề ngắn hạn để tìm việc làm. (Nguyễn Hồng Đức - Email: hihduc..@gmail.com)
Trả lời:  

Chào em!

Em có thể tìm hiểu vấn đề này tại website: http://dubaonhanluchcmc.gov.vn

Chúc em thành công.

 (Ông Trần Anh Tuấn)
Câu  52:  
Tôi là phụ huynh có 3 con là học sinh, Tôi có xem truyền hình HTV phỏng vấn ông, ông có nói rất hay 2 nguyên nhân lao động thất nghiệp về học nghề. Ông có thể rõ hơn 2 nguyên nhân này? Xin cám ơn ông. (Nguyễn Trọng Trí - Email: tringuyen...@yahoo.com.vn)
Trả lời:  

Chào anh/chị!

Thực tế thị trường lao động có những đặc điểm cần quan tâm là:

 - Thị trường lao động đang tồn tại nghịch lý, nhiều người thất nghiệp hoặc mất việc làm đồng thời với nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động có nghề và lao động phổ thông không tuyển được lao động.

 Theo nhiều cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học.

 Tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80% sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp nghề tìm được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm. Trong tổng số tìm được việc làm chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển, 50% thật sự ổn định. Đặc biệt kỹ năng mềm là yêu cầu nhiều sinh viên, học sinh chưa đáp ứng được.

 - Nguyên nhân thất nghiệp xuất phát từ tăng trưởng kinh tế gặp khó khăn, tuy nhiên có thể thấy hai lý do cơ bản gây ra thất nghiệp:

 + Có ít chỗ làm việc hơn là nhu cầu của người tìm việc làm phù hợp ngành nghề đã được đào tạo.

 + Số lượng chỗ làm việc nhiều, nhưng nhiều người tìm việc làm không đáp ứng trình độ hoặc không muốn làm những công việc đó.

 Trường hợp thứ nhất tồn tại về “thiếu hụt chỗ làm việc”, trường hợp thứ hai về “không phù hợp cơ cấu đào tạo nghề và nhu cầu nhân lực”. Như vậy có thể nhận định nguyên nhân thất nghiệp cốt lõi là vấn đề đào tạo nghề, kỹ năng nghề, dự báo nhu cầu, phân bổ nguồn nhân lực và các chính sách thu hút, sử dụng lao động còn mất cân đối, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế kinh tế – xã hội.

 Hàng năm cả nước có hơn một triệu học sinh rời ghế nhà trường để chọn con đường vào các trường cao đẳng, đại học. Có hơn 400.000 học sinh đạt được nguyện vọng và khoảng 370.000 học sinh chọn học tại các trường dạy nghề (Cao đẳng, trung cấp nghề). Hơn 1/3 học sinh chấp nhận “chờ” kỳ thi đại học, cao đẳng năm sau chứ không học nghề. Điều này vừa tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội vừa lãng phí nguồn nhân lực của đất nước. Mặt khác, hướng nghiệp chưa tốt dẫn đến hiện tượng đa số học sinh không có sự định hướng nghề nghiệp rõ ràng nên khi rớt đại học đã chọn “đại” một ngành, một trường để học. Có ngành thí sinh đổ xô, chen chân học; có ngành chỉ lác đác vài thí sinh, dẫn đến mất cân đối ngành nghề nghiêm trọng trên thị trường lao động.

 Thực trạng một bộ phận khá lớn sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm và có hơn 60% cử nhân, kỹ sư các trường đại học ở Việt Nam chấp nhận những công việc trái ngành, hoặc phù hợp cho trình độ thấp hơn (cao đẳng, trung cấp), trong khi nhu cầu về lao động có tay nghề lại thiếu.

 Như vậy, thị trường lao động cần rất lớn nguồn nhân lực giỏi nghề đó là những kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ Cao đẳng, Trung cấp; Công nhân kỹ thuật lành nghề. Trong xã hội đã có nhiều người thành đạt lớn từ khởi nghiệp học nghề. Nhưng thực tế các học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT không muốn học nghề đang trở thành vấn đề của xã hội. Nguyên nhân do những định kiến, tâm lý trọng bằng cấp còn tồn tại ở hầu hết các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó còn nhiều lý do như việc thiếu thông tin về ngành học, chưa biết giá trị bản thân phù hợp với ngành mình học, thiếu định hướng trong việc chọn nghề. Do thiếu thông tin về nhu cầu và tiêu chí tuyển dụng lao động nên nhiều người không biết chọn nghề hoặc học nghề trái với nhu cầu xã hội.

 (Ông Trần Anh Tuấn)


 

Số lần xem trang: 3581
Điều chỉnh lần cuối: 07-05-2013

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : ba bốn chín bảy

Xem trả lời của bạn !

logolink