/data/file/BN/BN.png
Đêm xuống, trên nhà sàn trung tâm xã Phước Tân, huyện Xuân Hòa, tỉnh Phú Yên, đội quân tình nguyện gồm 25 thành viên là sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh ...

THEO DẤU CHÂN TÌNH NGUYỆN

 

Như Võ Thái Dân – Bí thư Đoàn trường ĐH Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh nói: “Mục đích chính của chúng ta ra quân tình nguyện Mùa Hè Xanh không phải để giúp bà con giải quyết được việc này việc kia. Chúng ta phát động lên phong trào, hỗ trợ bà con về kiến thức chuyên môn… hiệu quả công việc nhiều khi là vô hình, một khối vô hình nhưng cũng là vô giá không thể đếm đo, định lượng”. Làm tốt nhiệm vụ đã khó, để lại đựơc dư âm tốt còn khó hơn là vì trong một thời gian rất ngắn, những hiệu quả hiển hiện vẫn là hữu hạn.

 

LỊCH TRÌNH

 

Đêm xuống, trên nhà sàn trung tâm xã Phước Tân, huyện Xuân Hòa, tỉnh Phú Yên, đội quân tình nguyện gồm 25 thành viên là sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh họp đến khuya. Ngoài những nội dung được phổ biến hàng ngày, hôm nay đội hình chuyên của khoa Công Nghệ Thông Tin trường sẽ thực thi nhiệm vụ mới: chiếu phim lưu động cho bà con thôn Ma Giấy. Thôn Ma Giấy cách trung tâm xã khoảng 9-10 km đường, qua một con suối, 3 quả đồi- thôn sâu nhất của xã. Kế hoạch đã lên từ trước, đội ngũ vận động cũng đã đến từng nhà từ hai hôm nay để báo cho bà con biết. “Mọi sinh hoạt hàng ngày vẫn như cũ, các đồng chí ở các thôn Ma Vương, Ma Dính vẫn tiếp tục dạy học, gieo hạt trồng rau, riêng các đồng chí thuộc đội hình chuyên trong đoàn chiếu phim lưu động hôm nay triển khai kế hoạch chiếu phim cho thôn Ma Giấy.”- giọng Nguyễn Văn Ngọc- trưởng đoàn có vẻ nghiêm trọng “vì đường xa, không có phương tiện, các đồng chí phải tranh thủ đi sớm, trước khi mặt trời lặn. Chúng ta sẽ chiếu phim thiếu nhi và phim tài liệu. Phải có một kế hoạch cụ thể để có hiệu quả tuyên truyền cao nhất mà không nhàm chán”. Nhiệm vụ được phân công rõ ràng. Mọi việc sẽ thực thi như hoạch định.

 

VÀ…SỰ CỐ

 

Mặt trời gác núi, sân nhà Ma Dĩnh đóng trên ngọn đồi cao nhất đã tấp nập người tới. Theo như chương trình của đội quân đóng ở xã: tối nay đoàn chiếu phim lưu động do đội hình chuyên ở xã Phước Tân phụ trách sẽ tổ chức chiếu phim cho đồng bào ở thôn Ma Giấy. “nghe nói có phim của thanh niên (chỉ sinh viên tình nguyện) chiếu tụi trẻ trong buôn thích lắm. Thanh niên chiếu phim cho bà con, bà con cũng thích” – Kpắ Hờ Loan hồ hởi. Kpắ Hờ Loan đến “bãi chiếu phim” (khu đất trống trước nhà trưởng thôn) từ lúc ông mặt trời còn trên con núi, hôm nay có chiếu phim, cô về sớm hơn mọi hôm. Khi chúng tôi đến cô đã địu em cùng chơi với các Mí và trẻ con trong buôn.

Sương xuống lành lạnh, màn đêm nhè nhẹ buông. Những khuôn mặt trẻ nít  nhem nhẻm háo hức chờ một đêm “rửa mắt”, những bước chân bồn chồn của vị trưởng thôn, ông đã hơi lo lắng. Ở đây thiếu hẳn hoàn toàn sóng của các phương tiện truyền thông nên hầu như mọi thông tin…mù mịt kể cả sự cố cúp điện cả đêm ngoài dự kiến tại xã Phước Tân hôm nay. Bà con đã đến đông đủ, nét trầm ngâm đã in dấu trên mắt của vị trưởng đoàn. Từ sáng hôm qua, các anh em trong đội đã đến từng nhà vận động, thông báo cho đồng bào trong cả thôn biết tối đến xem phim.

Biết cúp điện nhưng đồng bào trong buôn vẫn chờ cho đến phút cuối. “Quốc gia cúp điện, buôn làng không trách thanh niên. Tối mai có điện, thanh niên nhớ ưu tiên cho buôn này nhé. Trẻ già đều đợi cả đấy” – mí Son nhắn nhủ.

Như các Mí khác, khi biết hôm nay thanh niên tình nguyện tới chiếu phim cho bà con, Mí Son đã tranh thủ đi rẫy về sớm hơn mọi hôm. “không ngờ hôm nay xui” – chia tay “đoàn chiếu phim”, Mí còn tiếc rẻ và chắc chắn “mai Mí cũng sẽ về sớm, thanh niên nhớ ưu tiên cho buôn làng, cho buôn làng vui”.

Chương trình chiếu phim bị hoãn lại được thay thế bằng sinh hoạt tập thể cho thiếu nhi đã tụ tập sẵn.

Dưới ánh trăng đầu tháng mờ mờ, ánh đèn pin chỉ soi rõ một khoảnh sân giữa những vòng tay kết dính nhau đang co dãn, những bàn tay nhỏ xíu ban đầu còn ngại ngùng bây giờ đã xiết chặt nhau đùa vui, du dương theo điệu nhạc. Bài hát “nối vòng tay lớn”, “hai con thằn lằn con”,…đã được “cô giáo” tập cho trong những lúc giải lao ở trường (lớp văn hóa bổ túc hè cũng do các chiến sĩ mùa hè xanh mở và phụ trách giảng dạy) giờ đã được các em thuộc lòng hát líu lo, hồn nhiên, khỏe khoắn như chưa từng địu em theo mẹ lên rẫy, đi hàng cây số đường rừng.

Nguyễn Văn Ngọc (trưởng đoàn) xúc động kể: chơi với đồng bào họ vui lắm, đồng bào ở đây thiếu thốn đủ điều, quý thanh niên tình nguyện lắm, có gì cũng mang cho. Chúng mình về đây dù chưa làm được gì nhiều, nhưng đối với họ như một sự “đổi đời””. Nhìn những khuôn mặt háo hức, những cái níu tay bịn rịn, những câu tiếc rẻ, nhắn nhủ của buôn làng, tôi tin lời anh.

 

QUAN TRỌNG LÀ DƯ ÂM

 

Theo như các tình nguyện viên thì lúc đầu lên buôn làng, họ cũng rất lo, người dân ở đây không hợp tác. Mọi người vẫn bắt tay vào làm “những gì có thể”. Ngày ngày đi bộ tới từng buôn (mỗi buôn cách nhau vài con đồi, khoảng 5-6 cây số) để tiếp cận, gần gũi bà con trong buôn vận động họ ủng hộ những kế hoạch tốt đep. Trong quá trình tiếp cận, các chiến sĩ đã hiểu ra phần nào. Số là hè năm trước cũng có đội quân tình nguyện của một trường cao đẳng lên đóng ở bản, họ đã không làm đúng như tôn chỉ mục đích của sinh viên tình nguyện mà tụ tập, đàn đúm với một số thanh niên trong xã rối say xỉn, gây lộn nên buôn làng mất cảm tình từ đó.

Sinh viên trường Đại học Nông Lâm đến. Ban đầu họ cũng không ưa, không hợp tác còn lánh xa. Nhưng chỉ mấy bữa đầu. Bây giờ thì khác, ngày nào cũng có người gửi bắp, gửi sắn “thanh niên cho trẻ nít trong buôn cái chữ, dạy cho trẻ nít biết hát, biết chơi trò chơi, còn chiếu phim cho buôn làng xem,.. các Mí vui, các Mí quý thanh niên lắm, các Mí không tiếc gì” – Mí Lin (thôn Ma Giấy) tâm sự.

Làm tốt nhiệm vụ đã khó, để lại đựơc dư âm tốt còn khó hơn là vì trong một thời gian rất ngắn, những hiệu quả hiển hiện vẫn là hữu hạn. Như Võ Thái Dân – Bí thư Đoàn trường nói “Không phải là chúng ta ra quân giúp bà con giải quyết được việc này việc kia. Chúng ta chỉ có thể phát động lên phong trào, tư vấn, hỗ trợ bà con về kiến thức chuyên môn…nên hiệu quả công việc nhiều khi là vô hình, một khối giá trị vô hình nhưng cũng là vô giá không thể đếm đo, định lượng”.

Theo như Lê Chăm Thư, phó Bí thư huyện Đoàn huyện Xuân Hòa, Phú Yên: “Chỉ với 50 em, thời gian chưa đầy tháng mà các em đã làm được bao nhiêu việc nào sửa chữa nhà chính sách, tổ chức lớp học cho thiếu nhi, tuyên truyền sức khỏe giới tính, kế hoạch hóa gia đình, chiếu phim lưu động, tổ chức hướng dẫn khuyến nông, kỹ thuật gieo trồng các loại rau quả, …cho khắp các buôn làng hai xã Phước Tân, Xuân Hội, nơi mà nội chỉ việc đi buôn này sang buôn kia đã mất nửa ngày đường, nơi vùng sâu vùng xa của huyện. Các em đến truyền nhiệt huyết, mang cả luồng gió mới cho các buôn làng. Những gì sinh viên trường Nông Lâm TP.HCM làm được cho địa phương cho đến thời điểm này thật ngoài sức tưởng tượng.” ./.

 

Hoàng Lan

Số lần xem trang: 3583
Điều chỉnh lần cuối: 12-10-2007

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : năm chín hai năm một

Xem trả lời của bạn !

logolink