Hội thảo "Đào tạo theo nhu cầu xã hội" đã diễn ra thành công tốt đẹp. Xin xem sơ lược thông tin thông qua báo cáo...
BÁO CÁO TỔNG KẾT HỘI THẢO ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI I/ MỤC ĐÍCH, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM DỰ HỘI THẢO: Mục đích: Nhằm lắng nghe ý kiến phản hồi từ các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực đào tạo, kết quả NCKH, chuyển giao công nghệ của Đại học Nông Lâm Tp.HCM; củng cố mối quan hệ bền vững giữa nhà trường với các bên; ký kết hợp đồng về hợp tác đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ, cung cầu nguồn nhân lực, tài trợ học bổng…,trường Đại học Nông Lâm TP.HCM tổ chức Hội thảo “Đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Thời gian, địa điểm: Thứ Bảy (từ 8h00 - 12h00) ngày 22 tháng 03 năm 2008. Địa điểm: Hội trường lớn, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, KP6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, Tp.HCM. Thành phần tham dự: Hội thảo “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” do Trường Đại học Nông Lâm TPHCM tổ chức ngày 22-3-2008 đã thu hút hơn 400 đại biểu đến từ các bộ, ban ngành, các cơ quan quản lý nhà nước, các trường/viện nghiên cứu, các trung tâm giáo dục thường xuyên, đặc biệt là các tập đoàn, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau…. II/ NỘI DUNG: Hội thảo diễn ra với ba nội dung chính: - Tham luận của các đại biểu đến từ các đơn vị doanh nghiệp về vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội trên thế giới và Việt - Thảo luận giữa các bên về lĩnh vực đào tạo theo nhu cầu xã hội nhằm đưa ra những giải pháp tốt nhất để ngành giáo dục nói chung, trường đại học Nông Lâm TPHCM nói riêng thực hiện tốt mục tiêu “đào tạo theo nhu cầu xã hội”. - Thảo luận và ký kết các hợp đồng, hợp tác. 1) Báo cáo tham luận: Hơn 30 tham luận, thảo luận xung quanh vấn đề nhân lực và đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội đã cung cấp cái nhìn toàn cảnh, những dự báo về nguồn nhân lực Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, kỹ năng cho sinh viên khi ra trường, yêu cầu của doanh nghiệp…đã được trình bày tại hội thảo: Tham luận 1: PGS-TS Đỗ Huy Thịnh- Giám đốc Trung tâm SEAMEO Việt Tham luận của PGS-TS Đỗ Huy Thịnh nêu bật sự ảnh hưởng rất lớn của xu thế toàn cầu hóa đến giáo dục dẫn đến hệ quả là giáo dục trên thế giới hình thành một hệ thống, một nền giáo dục đa quốc gia đang hình thành, phá vỡ ranh giới địa lý và có sự cạnh tranh giữa các thành phần, các nhân tố trong hệ thống đó. Chính sự hình thành hệ thống này tạo thành môi trường thuận lợi nhưng cạnh tranh không kém phần khốc liệt, vấn đề quản trị đại học trở nên bức thiết, xác định nghiên cứu chính là sức sống của đại học. Tham luận cũng xác định rõ vai trò quan trọng của đại học nói chung, từng trường nói riêng. Vai trò hợp tác, tăng cường giao lưu quốc tế trở nên bức thiết. Tham luận 2: “Nhu cầu đào tạo nhân lực lĩnh vực Quản lý Đất đai và Bất động sản” của ông Vũ Ngọc Kích- Bộ Tài nguyên Môi trường Qua tham luận ông Kích nêu sự thiếu hụt của nhân lực về lĩnh vực này. Ông cũng đánh giá cao nguồn nhân lực được đào tạo từ trường đại học Nông Lâm cơ bản có chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được số lượng về lĩnh vực này. Tham luận 3: “Các kỹ năng cần trang bị cho sinh viên Đại học Nông Lâm khi ra trường” của ông Võ Hoàng Nguyên- Giám đốc Công ty Thụ Nhân Consulting. Tham luận này nêu rõ: thiếu kỹ năng là vấn đề chung của sinh viên Việt Nam, ông đánh giá cao sinh viên Đại học Nông Lâm Tp.HCM tuy nhiên, theo ông, sinh viên Nông Lâm cũng cần trang bị thêm các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trình bày. Qua tham luận ông bày tỏ vai trò quan trọng của sinh viên đối với uy tín của trường ngoài xã hội. Tham luận 4 của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành do TS Võ Văn Huy- Phó Tổng Giám đốc trình bày về trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội trong đó có nhà trường. Theo ông Huy, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức giao lưu với sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối, doanh nghiệp sẽ khảo sát sinh viên, tập sự viên từng năm để tạo điều kiện cho các em cọ xát với thực tế, tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho sinh viên khi ra trường. 2) Thảo luận: Thảo luận diễn ra sôi nổi với sự chủ trì của: - PGS -TS Huỳnh Thanh Hùng- Phó Hiệu trưởng - Chủ trì hội thảo - Th.S Trần Thanh Phong - Trưởng phòng Đào tạo, kiêm Giám đốc Trung tâm Kiểm định Chất lượng Đào tạo. - Th.S Trần Đình Lý - Trưởng phòng Công tác Sinh viên, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp. Một số ý kiến tiêu biểu: 2.1 Ông Huỳnh Văn Hạnh- Phó Chủ tịch Hội Kỹ nghệ Chế biến Gỗ Việt - Nhu cầu của cộng đồng Doanh nghiệp cần nhân lực với trọng tâm tập trung vào 6 chữ “thể lực, trí lực, tâm lực”. Như vậy đào tạo theo nhu cầu là ngoài việc đào tạo kiến thức chuyên môn, nhà trường cần bồi dưỡng thêm cho sinh viên các kỹ năng khác, tích cực mở rộng mối quan hệ nhà trường- doanh nghiệp để sinh viên có sự cọ xát ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường. 2.2 Ông Trần Minh Sanh (Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu): - Muốn trường đào tạo theo nhu cầu thì một trong những nhân tố để làm tốt việc này là các doanh nghiệp, các đơn vị có nhu cầu sử dụng nhân lực phải tới ngay trường mình cần để đặt hàng. Ông Sanh đánh giá cao việc trường Nông Lâm đã giúp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đào tạo một nguồn nhân lực quản lý rất lớn trong thời gian vừa qua. Các lớp vừa học vừa làm được duy trì, phát triển song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và đề nghị trường hỗ trợ thêm. 2.3 Đại diện của công ty IBM: - Giáo viên cần hỗ trợ thêm cho sinh viên vì các công nghệ mới sinh viên chưa thể nắm được. Đó cũng là một trong những biện pháp tạm thời để “theo” được nhu cầu thị trường trong đào tạo. 2.4 Bà Nguyễn Thị Xuân Mai - Phó Giám đốc Công ty Nông Dược Điện Bàn: - Sinh viên cần phải tự hào về ngành nghề của mình. Đối vối nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp lại càng phải như thế, loại bỏ tính tự ti để nổ lực hơn trong nghiên cứu, học tập từ đó cánh của của sinh viên đi vào thực tế sẽ rộng hơn. 2.5 Ông Vũ Xuân Trường (cựu sinh viên K16- Khoa Thủy sản): - Muốn thực hiện mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội trước hết nhà trường cần cấu trúc lại chương trình, giảm tải chương trình học, tránh tình trạng đang hiện hữu là chương trình đại học nhiều giờ lên lớp quá nên sinh viên không đủ thời gian học. Mặt khác nên “thoáng” hơn trong “đầu vào” mà nên siết chặt đầu ra. Khoảng cách nhu cầu thực tế và đào tạo sẽ ngắn lại. Để nâng cao kỹ năng có thể mời doanh nghiệp nói chuyện với sinh viên… 2.6 Ông Nguyễn Bình Đẳng (GĐ TT Giáo dục Thường xuyên Cà Mau): - Đề nghị tổ chức nhiều kỳ thi vào Đại học hệ Vừa học Vừa làm. Ông Đẳng đánh giá cao sự hỗ trợ của trường ĐH Nông Lâm TPHCM trong thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của trường mà tỉnh Cà Mau thời gian vừa qua cũng được bổ sung thêm nguồn nhân lực mới có chất lượng cao. Ông tin tưởng sự hợp tác này góp phần kéo xích lại nhu cầu của xã hội, cụ thể ở đây là địa phương với đào tạo của nhà trường. Các ý kiến đánh giá cao sự thành công của hội thảo, ngỏ ý mong muốn nhà trường tiếp tục tổ chức những hội thảo có ý nghĩa thực tiễn rất lớn như thế này. Đồng thời các đại biểu cũng nêu bật tầm quan trọng việc hợp tác giữa các doanh nghiệp và nhà trường hiện nay và mong muốn mối quan hệ các bên ngày càng gắn bó. 3) Ký kết: Tại hội thảo đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác của trường ĐH Nông Lâm TPHCM với 22 đơn vị bao gồm các doanh nghiệp, các đơn vị liên kết đào tạo, chuyển giao công nghệ, tài trợ học bổng. Theo đó, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành sẽ tài trợ học bổng 300 triệu đồng/3 năm (giai đoạn 1), Công ty Liên doanh Nông nghiệp quốc tế AnCo tài trợ hàng năm (mỗi năm 50 triệu đồng), Công ty Nông Dược Điện Bàn Dipapes cũng tài trợ 50 triệu đồng hàng năm cho sinh viên của trường.. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia ký kết văn bản hợp tác về đào tạo, nghiên cứu, thực hành thực tập, tuyển dụng và tài trợ học bổng, đầu tư trang thiết bị.. như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV (Thủ Đức), Công ty Cổ phần Kinh doanh Nhà NOVA, Công ty Thiên Sinh, Công ty Trường Tiền, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Công ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn, Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TPHCM, Công ty Cartridge World, Công ty Greenfeed Việt Nam, Công ty Tư vấn & Kiến tạo Cảnh quan Đài Sen, Công ty Bio Pharmacy, Công ty Giống Cây trồng Miền Nam, .. III/TỔNG KẾT CỦA TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC: Hội thảo đã điễn ra thành công tốt đẹp. Đại diện Ban Tổ chức, PGS- TS Huỳnh Thanh Hùng đánh giá cao sự tham dự của các đại biểu đặc biệt là hơn 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp, đánh giá cao vai trò của các bên đối với trường ĐH Nông Lâm TPHCM góp phần tạo nên một trường ĐH Nông Lâm TPHCM đa ngành, đa lĩnh vực có chất lượng cao hiện nay. PGS- TS Huỳnh Thanh Hùng ghi nhận sự hợp tác giữa nhà trường và các đơn vị hợp tác đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ, tài trợ học bổng, vật chất,… mong muốn sự hợp tác giữa nhà trường với các bên ngày càng bền chặt, thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu “đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội”. Trưởng Ban Tổ chức Thư ký Hội thảo (đã ký) (đã ký) PGS- TS Huỳnh Thanh Hùng Hoàng Thị Lan
Số lần xem trang: 3581
Điều chỉnh lần cuối: