Chủ đề về “làm thế nào để kích thích phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên” thời gian gần đây đã nhận được sự quan tâm của nhiều cư dân mạng, đặc biệt là sinh viên trường ĐH Nông Lâm TPHCM- nơi diễn ra hội thảo.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học ở trường: Sinh viên hiến kế
Chủ đề về “làm thế nào để kích thích phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên” thời gian gần đây đã nhận được sự quan tâm của nhiều cư dân mạng, đặc biệt là sinh viên trường ĐH Nông lâm TPHCM- nơi diễn ra hội thảo.
Bạn đọc Nguyễn Tính cho rằng “Đa số sinh viên ít/thiếu thông tin về hoạt động NCKH của trường, cũng như thiếu thông tin về sự hỗ trợ về kinh phí của nhà trường trong NCKH. Chưa có sự khích lệ xứng đáng với sv có tham gia NCKH. Một số khoa - BM chưa công nhận đề tài đăng ký NCKH của sv như là một luận văn tốt nghiệp nên chưa kích thích sinh viên NCKH. Do chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ nên đa số sinh viên muốn rút ngắn thời gian học tập, chú trọng học kiến thức những môn thay thế thay vì tập trung NCKH. Một phần vì các bạn lười và có nhiều sự lựa chọn. Có thể thấy từ khi bước qua học chế tín chỉ, số lượng sinh viên nghiên cứu khoa học giảm rõ rệt. Trường nên thường xuyên tổ chức nhiều buổi sinh hoạt học thuật, giới thiệu và kích thích sự say mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Cần có sự khen thưởng, khích lệ xứng đáng để sinh viên tham gia NCKH. Nghiên cứu thêm chương trình đào tạo theo hướng nghiên cứu cho sinh viên.”
Bạn đọc Thiện Hòa cho biết “Trước mình cũng chẳng biết cái từ đề tài khoa học là gì và như thế nào nữa. Giờ tốt nghiệp rồi thì còn nói gì nữa. Nhưng quan các thông tin có thể thấy NCKH nên là mũi nhọn của sinh viên. Hiện nay đa phần sinh viên tới lớp là chỉ để nghe những gì giảng viên nói rồi làm sao để nhớ mà đi thi chứ chưa có được tâm lý là với kiến thức của bài giảng đó mình sẽ làm được gì, làm như thế nào và tại sao phải làm những việc đó. Người giảng viên phải là một nguồn tham khảo và hỗ trợ mình để giải quyết các vấn đề mà môn học đó hướng tới. một số giáo viên có tâm huyết thì trong bài giảng lúc nào cũng nhắc đi nhắc lại là một người kỹ sư thì phải làm được gì, làm như thế nào? và quan trọng nhất là tại sao phải làm những việc đó (cụ thể cuối cùng là vì mức lương) , vì vậy đề làm được cái đó... em cần phải có những kiến thức về lĩnh vực này, mà những kiến thức đó thì lại nằm sẵn ngay trong giáo trình của em. Như vậy thì việc của sinh viên khi tới trường chỉ là phải tìm ra cho bằng được cách giải quyết cũng như cách thực hiện được những gì mà môn học đó hướng tới (hiển nhiên là với sự hỗ trợ, hướng dẫn đắc lực của giảng viên). Số điểm chỉ là cái thang cơ bản để mình ghi nhận "nhẹ" những gì mình đã làm được chứ không phải là mục đích cuối cùng của môn học và cũng không nên tự hào về nó (vì ngoài bầu trời này còn nơi khác rộng lớn hơn và mình chỉ là chú chim mới nở mà tim thôi). Với ai đã "xông pha chiến đấu" như vậy mà vẫn thi rớt thì nên xem lại cách làm của mình có thể bị nhầm lẫn ở đâu đó. Nên xem “Mỗi Môn Học Đã Là Một Để Tài Nghiên Cứu"”
Phạm Thanh Liêm “Em học khóa 09, thời gian sinh viên em đã được trường cấp kinh phí tham gia NCKH cấp sinh viên và được bộ môn CNSH tạo nhiều điều kiện để thực hiện nghiên cứu, song song đó em vẫn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện của trường và đã hoàn thành tốt chương trình học. Sau khi ra trường nhìn lại thì đây là khoảng thời gian cực kì bổ ích để tự rèn luyện, học hỏi và phát triển bản thân, khi một lúc làm được nhiều việc cả về học thuật lẫn các kĩ năng xã hội, rất cần thiết khi đi làm.”
Bên cạnh những ý kiến góp ý, hiến kế của sinh viên, nhiều thầy cô giáo đã lên tiếng và có sự gợi ý thiết thực:
Thầy Lê Văn Phận “Nếu một doanh nghiệp đọc trên facebook của bạn biết được bạn có khả năng nghiên cứu khoa học có các sáng chế phát minh nho nhỏ nào đấy thì việc kiếm việc làm quá dễ dàng. Nếu có bài báo khoa Hoc hay báo cáo ở các hội thảo thì bạn là của hiếm rất nhiều người cần bạn hợp tác. Trường đại học là môi trường tốt nhất cho NCKH. Không NCKH gần như bạn không có cơ hội nào tiếp cận được các lợi thế bạn đang có.
Học theo tín chỉ mặt dù còn nhiều khó khăn cho vấn đề nghiên cứu khoa học, nhưng việc nghiên cứu chính là việc học và ngược lại. Những sinh viên nào đã từng nghiên cứu, khi ra trường họ có kỹ năng và thái độ rất tốt, chững chạc, tự tin và không ...lo gì cả. Các Thầy Cô cần tiếp lữa cho các em nghiên cứu. Chính sách nhà trường đã rất rõ ràng với các con số về vốn và nguồn vốn, các em hãy cháy với niềm đam mê nghiên cứu của mình.”
Hương Hoàng (Hoàng Thị Mỹ Hương, chủ tịch công đoàn trường” cho rằng “NCKH cũng là cách mà SV có điều kiện thực hành, thực tập, thực tế, cho ra ý tưởng mới. Trong điều kiện đào tạo của nước mình, khó khăn là hiển nhiên, nhưng SV có đam mê và được tạo điều kiện ít nhiều thì vẫn rất tốt, đáng khích lệ.”
Thầy Trần Đình Lý (trưởng Phòng Đào tạo) “Học theo tín chỉ mặt dù còn nhiều khó khăn cho vấn đề nghiên cứu khoa học, nhưng việc nghiên cứu chính là việc học và ngược lại. Những sinh viên nào đã từng nghiên cứu, khi ra trường họ có kỹ năng và thái độ rất tốt, chững chạc, tự tin và không ...lo gì cả. Các Thầy Cô cần tiếp lữa cho các em nghiên cứu. Chính sách nhà trường đã rất rõ ràng với các con số về vốn và nguồn vốn, các em hãy cháy với niềm đam mê nghiên cứu của mình.”
Và ngay trong Hội thảo, PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng- Phó hiệu trưởng trường đã bày tỏ động viên phong trào nghiên cứu khoa học “Hiện tại chủ trương của nhà trường rất ủng hộ công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên, hỗ trợ tối đa mọi hoạt động nhất là liên quan đến học thuật nhằm giúp sinh viên có môi trường thuận lợi nhất để thực hiện đam mê và khả năng nghiên cứu của bản thân.”
Hiện nay, Đoàn trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã thành lập ban Hỗ trợ nghiên cứu khoa học, Ban này sẽ hỗ trợ sinh viên về các mặt” thủ tục, liên hệ đơn vị triển khai ý tưởng,,,và thậm chí in ấn cho sinh viên.
Như vậy, đây là thời cơ cho những sinh viên- người đang có những ý tưởng hoặc đang muốn tìm ý tưởng cho nghiên cứu khoa học có thể liên hệ ngày ban chủ nhiệm Khoa/BM hoặc ban Hỗ trợ nghiên cứu khoa học hoặc bất cứ thầy cô nào trong trường thì sẽ được hỗ trợ tối đa.
Lan Hoàng
Số lần xem trang: 3588
Điều chỉnh lần cuối: 25-03-2016