/data/file/BN/BN.png

Chế tạo thành công máy sấy cá Dứa là kết quả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sấy nâng cao chất lượng sản phẩm cá Dứa khô” do TS. Vương Thành Tiên – trưởng Bộ môn Kỹ thuật Cơ sở - khoa Cơ khí - Công nghệ làm chủ nhiệm. Đề tài này do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cấp kinh phí.

Chế tạo thành công máy sấy cá Dứa là kết quả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sấy nâng cao chất lượng sản phẩm cá Dứa khô” do TS. Vương Thành Tiên – trưởng Bộ môn Kỹ thuật Cơ sở - khoa Cơ khí - Công nghệ làm chủ nhiệm. Đề tài này do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cấp kinh phí.
Sau gần hai năm nghiên cứu, máy sấy cá Dứa dạng sấy xuyên khay, đảo chiều không khí sấy, sử dụng năng lượng mặt trời, năng suất tối đa là 100kg/mẻ đã được thiết kế, chế tạo thành công và đưa vào thử nghiệm. Máy có bộ thu năng lượng mặt trời phù hợp với sấy xuyên khay và bộ phận cấp nhiệt bằng điện trở để dự phòng khi trời mưa. Ngoài ra, máy còn có bộ phận đảo gió để quá trình sấy đều không cần phải đảo trộn, giảm thiểu công lao động.
 

Một người nông dân đang kiểm tra mẻ cá Dứa được sấy trong máy

TS. Vương Thành Tiên cho biết: máy hoạt động ổn định trong khoảng nhiệt độ sấy từ 40 – 500C, sản phẩm đạt tiêu chuẩn vi sinh về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chất lượng cá sấy ổn định, độ trắng của sản phẩm sấy luôn cao hơn sản phẩm phơi. Thuận lợi cho máy này là có thể được chế tạo tại các phân xưởng cơ khí quy mô nhỏ tại địa phương, giá thành không cao, nên các cơ sở chế biến khô thủy sản nhỏ và vừa có thể đầu tư được.

Tại buổi nghiệm thu đề tài, PGS-TS Nguyễn Ngọc Lâm - Hội Tự động hóa Tp.HCM đánh giá, máy đạt chất lượng yêu cầu đặt ra và có tính ứng dụng cao, giải quyết được vấn đề môi trường tại Cần Giờ. Máy cần được đưa vào sản xuất đại trà để giảm giá thành. Từ đó, người dân không chỉ ở Cần Giờ mà các vùng ven biển khác có nhu cầu sẽ dễ dàng đầu tư hơn. Tuy nhiên, theo ông, nhóm tác giả cần nghiên cứu thêm để nâng cao hơn mức tự động hóa của máy, nhằm giảm sự giám sát của người lao động và tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, đề tài cần phát triển thành dự án sản xuất thử nghiệm để có thể phục vụ cho phát triển kinh tế của Cần Giờ.

Theo nguồn Khoa học và Phát triển.vn

 

 

 

Số lần xem trang: 3607
Điều chỉnh lần cuối: 06-12-2016

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : một ba một một bảy

Xem trả lời của bạn !

logolink