/data/file/BN/BN.png

Áp lực học tập, thi cử, làm đồ án tốt nghiệp đang đè nặng lên vai SV. Một SV trường ĐH xây dựng vừa tự tử. Nhiều SV khác đang trượt dài vì sức nặng của áp lực “quả bom tấn” năm cuối.

 

Cảnh báo từ một cái chết

 Ngày 16/4, Nguyễn Đình Khuê (sinh năm 1981) SV K48 khoa Công trình Thuỷ ĐH Xây dựng Hà Nội tự tử từ tầng 6 toà nhà H1. Khuê được đưa vào cấp cứu trong bệnh viện Bạch Mai và đã tử vong chiều cùng ngày. Theo TS. Hoàng Văn Tần (Trưởng khoa Công trình Thuỷ ĐH Xây dựng Hà Nội), Khuê là SV hiền lành, chưa bao giờ bị xử lý kỷ luật. Khuê đã trải qua 8 năm học đại học, từng là SV Bách khoa 2 năm, sau đó nghỉ một năm, rồi đỗ vào ĐH Xây dựng. Khuê là con thứ hai trong một gia đình có ba anh em ở xã Đồng Dụ, Ninh Giang, Bắc Giang. Mẹ là giáo viên, bố làm tại Cty xuất nhập khẩu ở Lò Đúc. Khuê chưa từng có người yêu.
 
Thời điểm Khuê tự tử, SV cùng khoá Khuê đã ra trường hết. Khuê còn nợ khoảng 10 môn học, sẽ phải trải nợ hai kỳ nữa thì mới có thể ra trường. Cậu không đủ điều kiện xét làm đồ án tốt nghiệp.
 
PGS. TS Nghiêm Mạnh Hùng (Phó Hiệu trưởng ĐH Xây dựng Hà Nội) cho biết: “Hiện tại cũng chưa khẳng định chính xác nguyên nhân dẫn đến hành động tự tử của SV Khuê. Khi các SV đưa Khuê vào viện cấp cứu, Khuê có khoác túi cặp đen. Tôi có đọc được những dòng nghi trong quyển vở của Khuê. Quyển vở viết lăng nhăng không ra câu cú, tự kỷ án thị: “Tôi bị chó dại cắn, chưa tiêm phòng, tôi sẽ chết…”.
 
Gia đình Khuê đã lên nhờ pháp y tìm rõ nguyên nhân cái chết của Khuê. Công an điều tra yêu cầu mổ tử thi. Sau đó, anh trai Khuê (Cựu SV trường Xây dựng, hiện làm ở Hà Nội) biết rõ tình trạng của em nên khuyên gia đình đưa em về mai táng. Gia đình tự nguyện viết đơn xin thôi không điều tra nữa. TS. Hoàng Văn Tần cùng một số SV học cùng lớp về đưa tang Khuê.
 
Ngay sau đó, Ban giám hiệu nhà trường họp giao ban thông báo về trường hợp SV khuê. Nhà trường yêu cầu lãnh đạo bộ môn trong quá trình lên lớp tạo không khí học tập thoải mái, không nên dùng sức ép hoặc tạo bức xúc trong SV. Đến ký túc xá Xây dựng, SV nào cũng bùi ngùi khi nhắc đến sự ra đi đau lòng của khuê.
 

Làm thế nào để vượt qua áp lực?

Bác sỹ Nguyễn Phúc Hà (Trưởng Trạm Y tế Đại học Y Hà Nội) cho biết: “Ở ĐH Y mỗi năm có 2, 3 trường hợp trầm cảm đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh sau khi thi cử”.

Những triệu chứng dễ thấy của việc chịu áp lực tâm lý thi cử là đau đầu, mất ngủ, sút cân, suy nhược tinh thần, lên trứng cá, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (SV nữ). Yếu tố thể hình thần kinh yếu, có xác xuất của rủi ro từ phía gia đình, bạn bè, cộng thêm vấn đề học tập tăng thêm áp lực khiến SV không thể chịu nổi thì sẽ dẫn đến tự tử. Tổn thương tâm lý thì không thể nhìn mà đoán biết được, phải kiểm tra bằng máy biến đổi sóng điện não. Phải kết hợp điều trị bằng thuốc; điều trị tâm lý nhằm điều chỉnh sự lệch lạc ý thức, và điều chỉnh lại thói quen cuộc sống”.
Những SV trường kỹ thuật cũng chịu áp lực từ lịch học lịch thi dày đặc gấp gáp. Trần Hùng (SV K49 khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp) cho biết: “Lịch học, lịch thi rất căng, các môn thi dày đặc, có khi ngày thi 2 môn. Thời gian để ôn thi lại rất gấp rút, trọn vẹn thời gian thi lại là một tuần. Thi lại cũng không có thời gian ôn, kỳ thi gói gọn trong một tuần. Nếu thi lại nhiều thì một ngày thi lại một môn. Những ngày phải thông đồ án thì thức liền mấy ngày để hoàn thành. Đặt lưng xuống cũng không ngủ được vì lo khối lượng bài tập, đồ án khổng lồ”. PGS. TS Nghiêm Mạnh Hùng (Phó Hiệu trưởng ĐH Xây dựng Hà Nội) lý giải nguyên nhân: “Cố vấn học tập chủ yếu vẫn là người xét duyệt phiếu đăng ký. Một cố vấn phụ trách hàng trăm SV. Khi đăng ký học tín chỉ, một số SV không chú ý, không nghiên cứu thậm chí nhờ bạn bè đăng ký hộ. Thông lệ, buổi của môn học chính là lịch thi. Nếu SV đăng ký học một lớp buổi sáng, một lớp buổi chiều, thì lịch thi sẽ khít lại. SV phải biết kết quả kỳ trước để có cơ sở đăng ký môn học cho kỳ sau. Thời gian giao thoa giữa hai kỳ ngắn, nên SV phải thi lại ngay để biết kết quả”.

 
Khắc Huy (SV K49 Môi trường, ĐH Xây dựng) kể về cậu bạn thân T.M từ khi còn học cấp ba. Học phổ thông, M là SV giỏi, là niềm tự hào của thầy cô và gia đình. Năm thứ nhất, M. còn đạt học bổng. Nhưng từ năm thứ 2 phân khoa, M. học hành sa sút. M. thi đi thi lại vài lần vẫn không qua một môn học. Bài tập lớn, đồ án, nợ chồng chất, M. không trả nợ môn học được. M. trượt dài trên sự chán nản tuyệt vọng. Triền miên đi lang thang ngoài đường đêm hôm. M. đã bỏ học ba tháng mà gia đình không hề hay biết.
 
Trần Hương (SV năm 1 ĐH Bách khoa) đang ở nội trú trong ký túc xá kể: “SV trường mình chương trình học rất nặng. Lần đầu tiên lên Hà Nội học, mùa thi, buổi tối mình lại nghe thấy tiếng hét vọng thất thanh ngoài hành lang. Hỏi anh chị khoá trên mới biết, một vài SV hò hét để xả bớt stress”.
 
PGS. TS Nghiêm Mạnh Hùng (Phó Hiệu trưởng ĐH Xây dựng Hà Nội ) chia sẻ với SV để giảm bớt áp lực học tập thi cử: “Các SV khi bước vào cổng trường ĐH đừng để tình trạng nước đến chân mới nhảy, nợ môn học chồng chất. Đồng thời, SV cần phải nghiên cứu kỹ sổ tay SV và niên lịch đào tạo để đăng ký môn học tín chỉ một cách khoa học và hiệu quả. Không nên đăng ký dồn dập học sẽ vất vả, chú ý lịch học cũng như lịch thi để lựa chọn thời khoá biểu một cách phù hợp nhất”.
 
(Theo Sinh Viên Việt Nam)

Số lần xem trang: 3581
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám hai bảy sáu

Xem trả lời của bạn !

logolink