Hanoinet - Tốt nghiệp Đại học Giao thông vận tải Hà Nội với tấm bằng “xấp xỉ loại ưu” cùng với vốn liếng tiếng Anh kha khá, CV của Nguyễn Đức P. trên trang Vietnamworks.com lập tức được hàng trăm lượt doanh nghiệp vào xem và mời cậu đến phỏng vấn.
Một chuyên gia tư vấn việc làm đã ví von rằng, việc làm cũng giống như chợ người, nhiều sinh viên vừa mới ra trường đã được các doanh nghiệp “bốc hàng” hết, nhưng cũng có cử nhân sau khi cầm tấm bằng trên tay vẫn phải “mơ về nơi xa lắm”.
Theo Dân Trí
Tốt nghiệp Đại học Giao thông vận tải Hà Nội với tấm bằng “xấp xỉ loại ưu” cùng với vốn liếng tiếng Anh kha khá, CV của Nguyễn Đức P. trên trang Vietnamworks.com lập tức được hàng trăm lượt doanh nghiệp vào xem và mời cậu đến phỏng vấn. Lúc đầu cậu định nghe lời bố mẹ đầu quân vào một đơn vị Nhà nước theo quan niệm “lương không cao nhưng được cái ổn định, công việc cũng không đến nỗi vất vả”. Nhưng, sau nhiều hồi đắn đo, cậu quyết định vào làm ở một công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng cầu đường của Nhật Bản tại Hà Nội. “Công việc ở đây luôn đòi hỏi sự cạnh tranh, lại phải thường xuyên ra đứng giám sát thi công ở công trường, vất vả nhưng được cái họ trả công lao động cũng xứng đáng”, Đức P. nói.
Không chỉ riêng mình Đức P. mà các bạn cùng học trong lớp đại học của cậu ra trường cũng đều đã đi làm và hầu hết đều chọn làm ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tiếng tại Hà Nội. “Mình thấy ở Việt Nam lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở, kiến trúc đô thị và nhất là về xây dựng cầu đường vẫn là việc làm dài dài. Các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực này vẫn đang rất cần nhân lực, nhất là những kỹ sư được đào tạo bài bản ở các trường đại học. Làm ở công ty nước ngoài nên mình học hỏi được khá nhiều điều bổ ích cho chuyên môn mà hồi ở đại học chưa được thụ hưởng”, Đức P. tâm sự.
Đi làm ngay từ khi vẫn đang còn ngồi trên ghế giảng đường, nên đến bây giờ Lê Minh - sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin của Đại học Bách Khoa Hà Nội được xem là khá dày dạn về kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp. Lê Minh cũng chọn cho mình một công ty chuyên về đầu tư phần mềm của nước ngoài tại Việt Nam, phụ trách chủ yếu lĩnh vực phát triển phần mềm của công ty.
Theo đánh giá riêng của Lê Minh thì lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam gặp phải tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Thừa đối với nguồn lao động nhưng thiếu ở nguồn nhân lực. Hầu hết các sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT sau khi ra trường đều phải qua đào tạo lại mới đáp ứng được công việc ở các doanh nghiệp. Thậm chí, một số doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự về CNTT không tuyển những sinh viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành được đào tạo mà tuyển những sinh viên giỏi thuộc ngành tiếng Anh, tiếng Pháp rồi đào tạo thêm về CNTT.
Theo đánh giá riêng của Lê Minh thì lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam gặp phải tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Thừa đối với nguồn lao động nhưng thiếu ở nguồn nhân lực. Hầu hết các sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT sau khi ra trường đều phải qua đào tạo lại mới đáp ứng được công việc ở các doanh nghiệp. Thậm chí, một số doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự về CNTT không tuyển những sinh viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành được đào tạo mà tuyển những sinh viên giỏi thuộc ngành tiếng Anh, tiếng Pháp rồi đào tạo thêm về CNTT.
“Yếu kém trong khả năng sử dụng ngoại ngữ của các sinh viên CNTT vẫn là một hạn chế lớn khi các bạn vào làm ở các công ty, nhất là công ty nước ngoài. Đặc biệt đối với các công việc như phát triển phần mềm, phát triển web, xây dựng chương trình ứng dụng lại rất cần khả năng ngoại ngữ này”, Lê Minh khẳng định.
Một số ngành học khi ra trường được xem là hút hàng thì tình hình cũng ngược lại với nhiều ngành học mà nói như các bạn sinh viên là “đi về đâu hỡi em”. Đã hơn một năm kể từ khi ra trường, sinh viên Nguyễn Hoài Phương tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Nga thuộc Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn chưa tìm được việc làm.
Đăng tải thông tin trên mạng, xem mục rao vặt trên báo nhưng cô chẳng tìm thấy được công việc nào phù hợp. Nhiều lần cô nộp đơn vào một số đơn vị Nhà nước, nhưng khi thấy bằng tiếng Nga thì họ đều lắc đầu quầy quậy. Chán nản, Phương đành đi học thêm một lớp trung cấp kế toán buổi đêm, còn buổi ngày thì đang làm hợp đồng nhân viên kế toán cho một cửa hàng buôn bán máy tính.
Đăng tải thông tin trên mạng, xem mục rao vặt trên báo nhưng cô chẳng tìm thấy được công việc nào phù hợp. Nhiều lần cô nộp đơn vào một số đơn vị Nhà nước, nhưng khi thấy bằng tiếng Nga thì họ đều lắc đầu quầy quậy. Chán nản, Phương đành đi học thêm một lớp trung cấp kế toán buổi đêm, còn buổi ngày thì đang làm hợp đồng nhân viên kế toán cho một cửa hàng buôn bán máy tính.
Cũng như Phương, sinh viên Lê Thị H. tốt nghiệp chuyên ngành triết học thuộc Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cũng chưa biết mình sẽ đi đâu về đâu. “Các sở, ban, ngành có liên quan đến chuyên ngành triết học thì đâu cũng bảo là không có nhu cầu, nơi có nhu cầu thì lại không tuyển sinh viên triết học”, H. than thở.
Một thực tế cho thấy là tình trạng sinh viên ra trường phải chấp nhận làm trái ngành nghề có tỷ lệ tương đối lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Giáo dục - Đào tạo, cả nước chỉ có khoảng 25 trường có tỷ lệ trên 60% sinh viên làm đúng ngành nghề, và thường rơi vào những trường mang tính đặc thù như Đại học Y Dược, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Đại học Giao thông… Riêng đối với những trường như Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Khoa học tự nhiên, Phân viện Báo chí và tuyên truyền… thì tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều.
Anh Nguyễn Hải Sơn, hiện đang làm việc cho một tập đoàn về xây dựng cho hay, dù tốt nghiệp loại ưu trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, nhưng giờ anh lại chuyên về lĩnh vực xây dựng nhà cửa chứ không phải là cầu đường như chuyên ngành anh đã học. “Điều này vừa cho thấy người Việt Nam thích ứng khá nhanh với công việc nhưng cũng vừa cho thấy sự lãng phí trong đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta. Nhiều ngành đào tạo cần thì không có, nhiều ngành có lại không cần”, anh Sơn khẳng định.
Số lần xem trang: 3587
Điều chỉnh lần cuối: