/data/file/BN/BN.png

Chúng ta đã không lạ gì với những cái bẫy được dựng lên trong phỏng vấn. Đôi khi đó là những chi tiết nhỏ bất ngờ mà ngay cả ứng viên cũng không ngờ tới. Tất cả chỉ nhằm tới một điều là cho nhà tuyển dụng có một cái nhìn toàn diện và bản chất về nhân viên tương lai của mình qua thái độ, hành động của ứng viên trong những tình huống tưởng như bình thường đó.

Tuy nhiên không phải ai cũng đồng ý hết với cách tuyển dụng này, vì họ cho rằng, chuyên môn mới là yếu tố quan trọng, chỉ sợ nếu chú ý quá đến những chi tiết nhỏ nhặt sẽ bỏ mất nhân tài. Nhưng bất luận thế nào, thì mỗi người cũng sẽ có những cách tuyển dụng riêng, có người chú ý mặt này, mặt kia và thậm chí đòi hỏi cả một hệ tiêu chuẩn cần thiết đối với nhân viên tương lai của mình. Dù sao, đối với những ứng viên thì không nên coi thường những chi tiết này, vì biết đâu đó lại yếu tố quyết định đến tương lai của bạn.

Câu chuyện sau cho chúng ta thêm một cái nhìn về vấn đề này:

Tại một công ty sản xuất xe hơi của Mỹ, bầu không khí khá nhộn nhịp vì có nhiều người đang bàn tán và đang chờ đợi một cơ hội được tuyển dụng vào làm trong công ty này. Đa số đều là sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tuổi còn trẻ. Các ứng viên lần lượt sẽ được chính ông chủ của công ty này phỏng vấn.

Đẩy cánh cửa lớn của văn phòng làm việc ông chủ, anh thanh niên hồi hộp bước tới bàn làm việc của ông. Trên sàn nhà khi anh vừa bước tới có một mảnh giấy, anh liền khom người xuống nhặt lấy và thấy nó chỉ là một mảnh giấy nháp nên thuận tay vất nó vào sọt rác. Vị giám đốc đó đứng lên và nói “rất tốt, anh đã được tuyển dụng”. Anh thanh niên ngơ ngác chưa kịp hiểu ra vấn đề thì ông chủ liền vội nói tiếp, trong nhiều người tới đây thì anh là người khác biệt hơn cả. Tôi biết học lực của họ tốt hơn anh nhưng con mắt của họ chỉ thấy việc lớn mà không chú ý tới chuyện nhỏ. Tôi cho rằng, mắt anh có thể thấy được việc nhỏ thì tương lai sẽ thấy được việc lớn.

Quả đúng như những lời ông chủ này nhận định, người thanh niên nay sau đó trở thành người sáng lập ra công ty sản xuất ô tô nổi tiếng của Mỹ - công ty Ford lấy tên của chính anh: FORD.

Qua câu chuyện này mới thấy, một chi tiết nhỏ nhưng trong những tình huống nào đó lại mang ý nghĩa lại rất lớn. Giống như một giọt sương tuy nhỏ bé nhưng có thể phản xạ ánh sáng mặt trời. Hi vọng chúng ta sẽ rút ra được ít nhiều bài học bổ ích từ câu chuyện phỏng vấn này.

Nguồn: www.chonviec.com

Số lần xem trang: 3576
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : chín tám chín chín bốn

Xem trả lời của bạn !

logolink