- Nhận thức rõ đâu là những ứng cử viên “nặng ký” và chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những tình huống thường gặp trước buổi phỏng vấn.
- Bạn nên có từ 3 đến 5 thư giới thiệu để làm tăng “giá trị” của hồ sơ cũng như kinh nghiệm làm việc thực tế của bản thân.
- Bất cứ khi nào có thể bạn nên nhờ “sếp” cũ, các đồng nghiệp hoặc những nhân viên dưới quyền trước đây giúp bạn chứng tỏ với công ty mới về khả năng làm việc của bạn.
- Hãy luôn chủ động và là người tiên phong, tiến từng bước một vào cuộc cạnh tranh này với lòng nhiệt tình: “Tôi luôn hào hứng để học hỏi thêm những điều mới lạ.”.
- Hãy tìm hiểu những số liệu và thông tin về công ty như: cách làm việc, các loại sản phẩm, nhân viên và các mục tiêu tương lai của công ty. Không có gì gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tốt hơn những thông tin này.
- Bạn cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa kỹ năng trả lời phỏng vấn với kỹ năng làm việc sau này. Và bạn cũng cần “chau chuốt” cả hai kỹ năng này nếu muốn được tuyển dụng.
- Hãy viết ra một số thắc mắc và tự trả lời chúng trước khi bạn đồng ý nhận công việc tại công ty đó.
- Hãy tìm hiểu những thông tin mới nhất về công ty đó trên website, trên các báo mới nhất, cái mà được viết ra bởi những lãnh đạo của công ty để bạn có cái nhìn toàn diện.
4. Hãy tỏ ra là một người chuyên nghiệp:
- Để chứng minh với họ rằng bạn thực sự thích vị trí công việc này, ngay khi có thể bạn hãy gửi một bức thư tay hoặc một bức thư cá nhân cảm ơn tới từng người đã phỏng vấn bạn hôm đó.
- Tuy nhiên bạn cũng nên tránh sử dụng các loại thư mẫu có sẵn mà hãy viết một đoạn thư bằng sự chân thật. Bạn cũng cần tránh tốn thời gian viết cho từng người, bạn chỉ cần soạn một bức thư và gửi cho cả hội đồng đã phỏng vấn bạn, như một lời cảm ơn tới họ
Theo MSN
Số lần xem trang: 3578
Điều chỉnh lần cuối: