/data/file/BN/BN.png

1. Mục đích của thực tập tốt nghiệp

-         Hội nhập môi trường doanh nghiệp,môi trường làm việc.

-         Vận dụng kiến thức vào thực tế công việc

-         Học hỏi , rèn luyện phong cách làm việc, giao tiếp tại công sở

-         Rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, số liệu, bước đầu vận dụng kiến thức đã học để phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn .

 

2. Những lưu ý trong quá trình thực tập

-         Tuân thủ nội quy của đơn vị thực tập

-         Có trách nhịêm với công việc được phân công

-         Luôn trung thực trong lời nói và hành động

-         Phong cách, trang phục phù hợp với môi trường công sở

-         Không tự tiện sử dụng trang thiết bị tại đơn vị thực tập

-         Không sử dụng điện thoại tại nôi thực tập cho việc riêng

-         Không được sao chép dữ liệu khi chưa được cho phép

-         Không nên can thiệp vào việc nội bộ của đơn vị thực tập

-         Làm việc với tinh thần của một nhân viên chính thức

 

3. Quy trình viết đề tài thực tập:

Bước 1. Chọn và đăng ký đề tài

1.      Cách chọn đề tài

-         Đề tài phù hợp với chuyên ngành đào tạo, phù hợp với định hướng nghề nghiệp, khả năng kinh nghiệm của bản thân, phù hợp với điều kiện kỹ thuật, nguồn thông tin, tư liệu hiện có trong hoặc ngoài nước và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.

-         Đề tài được chọn là vấn đề mà các cơ quan, doanh nghiệp đang quan tâm

-         Đề tài có thể được chọn trên cơ sở khảo sát phạm vi rộng nền kinh tế - xã hội, trên phạm vi hẹp hoặc trên cơ sở đề tài cũ nhưng có cái nhìn mới, giải pháp mới.

 Để chọn đề tài thích hợp sinh viên có thể tự trả lời các câu hỏi sau để tự xác định:

                  1. Đề tài có mới không?

                  2. Mình có thích đề tài đó không?

                  3. Nghiên cứu đề tài đó có lợi gì, có mang tính khả thi không?

                  4. Mình có đủ sức nghiên cứu nó không?

                  5. Có những tài liệu nào liên quan đến đề tài đó?

                  6. Cần bao nhiêu thời gian để thực hiện đề tài?

                  7. Có đủ phương tiện để thực hiện đề tài không?

                  8. Dùng phương pháp nào để nghiên cứu đề tài là thích hợp?

                  9. Đề tài nên được giới hạn như thế nào?

                  10. Đề tài có được người hướng dẫn chấp nhận không?

 

Lưu ý: Tránh chọn đề tài thật hoành tráng song lực bất tòng tâm, bản thân không đủ kiến thức hoặc bơi trong bể kiến thức quá mới, hay là các đề tài mang tính chung chung.

 

 

2. Đặt tên đề tài

Tên đề tài cần được diễn đạt bằng 1 câu ngữ pháp trọn vẹn, rõ ràng, chứa đựng vấn đề nghiên cứu. Tên đề tài có thể đặt thẳng vào đối tượng nghiên cứu. Không đặt tên đề tài quá dài, thiếu xác định, quá xa với nội dung như: một số vấn đề về …, thử tìm hiểu…, góp phần làm sáng tỏ…, …

Mô hình đặt đề tài:

 
 

Biện pháp                   Mục đích                                                                                 Phạm vi

Giải pháp       +          Đối tượng       +          Nội dung nghiên cứu            +          (Thời gian,

Đánh giá                    nghiên cứu                                                                             không gian)

 

 
 

 

 

 


VD:  Đánh giá chất lượng nước mặt tại khu công nghiệp Trà Nóc 1, quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ

3.  Đăng ký đề tài

-         Đề tài nhất định phải được giáo viên hướng dẫn (GVHD) thông qua. GVHD sẽ được trường phân công khi sinh viên đi thực tập. Theo quy định, đề tài được duyệt là căn cứ về khoa học lẫn pháp lý để theo đó mà sinh viên tiến hành các bước tiếp theo.

-         Đối với các sinh viên nộp hồ sơ thực tập ở công ty có chương trình tuyển dụng sinh viên thực tập vào thời gian trước khi đi thực tập – nhà trường chưa phân công GVHD. Khi các doanh nghiệp yêu cầu nộp đề cương thực tập thì sinh viên nên chủ động tìm hiểu doanh nghiệp để lập đề cương thực tập. Sinh viên nên trao đổi với các thầy/cô ở bộ môn để đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung thực tập và chuyên ngành đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng đề cương thực tập.

 

Bước 2: - Khảo sát tình hình

Tiếp cận với đơn vị thực tế, sinh viên phải nắm sơ bộ được tình hình sau của cơ quan: Tên cơ quan - doanh nghiệp, loại hình cơ quan - tổ chức, quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, loại sản phẩm dịch vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức,…

 

Bước 3:  Lập đề cương và danh mục tài liệu tham khảo

Lập đề cương: Trên cơ sở đề tài đã được duyệt, sinh viên tiến hành lập đề cương sơ bộ, sau đó là đề cương chi tiết. Đề cương chính là bộ khung của đề tài.

Lập danh mục tài liệu tham khảo: Để đảm bảo đề tài được nghiên cứu trên cơ sở khoa học, việc lập danh mục tài liệu tham khảo là bắt buộc.

 

Bước 4:  Thu thập tài liệu, số liệu, cứ liệu liên quan đến đề tài ở cơ sở

-   Số liệu được thu thập theo trình tự thời gian (mục đích để quan sát sự biến động nên thu thâp cả số liệu tuyệt đối lẫn chỉ số phát triển)

-   Số liệu cần thu thập theo các yếu tố về vốn, công nghệ, lao động, chi phí.

-   Số liệu có thể theo hiệu quả về lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận, năng suất lao động, khoản nộp ngân sách.

            Tìm tài liệu:có 2 nguồn tài liệu cần tìm là tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp

  

         Tài liệu thứ cấp

          - Các báo cáo của Chính phủ, ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế - xã hội, báo cáo số liệu của các công ty về kết quả tình hình sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường,…

          - Các báo cáo nghiên cứu khoa học của các cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước.

          - Các tạp chí khoa học chuyên ngành, các trang web có liên quan trong và ngoài nước.

          - Tài liệu giáo trình và các sách tham khảo liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước.

          - Các hồ sơ dự trữ, các báo cáo nghiên cứu, bảng quyết toán, thư khách hàng, danh sách, sổ sách kế toán, các báo cáo khách hàng.

          - Các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên các khóa trước …

      Lưu ý:  Các tài liệu thứ cấp này tiết kiệm được khá nhiều thời gian công sức tiền bạc, phổ biến rộng rãi dễ tìm kiếm. Tuy nhiên chúng thường mau chóng lỗi thời do chưa kịp cập nhật bổ sung. Đồng thời các tài liệu này có thể không phù hợp với mục đích nghiên cứu của chúng ta.

 

      Tài liệu sơ cấp

      Khi số liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp ta trả lời câu hỏi nghiên cứu, chúng ta cần phải tự thu thập tài liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các tài liệu thu thập gọi là tài liệu sơ cấp. Có 1 số phương pháp mà bạn có thẻ dùng để thu thập số liệu sơ cấp bao gồm: quan sát, điều tra, phỏng vấn, thử nghiệm.

 

Bước 5: Phân tích đánh giá:

Phối hợp giữa phân tích định tính và định lượng.

Phân tích hiện trạng rút ra kinh nghiệm, tính quy luật làm cơ sở cho dự báo, dự đoán và nhằm đưa ra đề xuất.

 

Bước 6: Đề ra phương hướng và biện pháp, giải pháp.

Bước này được đánh giá cao nếu đưa ra được phương hướng - biện pháp cụ thể, thiết thực và nhất là có tính khả thi. Tránh trình bày chung chung, thậm chí không nghiên cứu cũng trình bày được. Trong bước này cũng đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất.

 

4. Kết cấu của luận văn thực tập tốt nghiệp:

Nhìn chung một luận văn thường bao gồm các phần sau:

Phần mở đầu

Phần này trình bày:

1. Lý do chọn đề tài

·        Nêu lý do chọn đề tài

·        Nêu cơ sở lý luận, khoa học cho việc nghiên cứu đề tài: Cơ sở thực tiễn …

·        Nêu cơ sở pháp lý

2. Mục đích của đề tài

·        Đề tài nhằm giải quyết vấn đề gì? Hoặc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.

·        Tìm hiểu thực trạng của vấn đề.

·        Đề xuất biện pháp, giải pháp, kinh nghiệm giải quyết vấn đề.

3. Đối tượng của đề tài:

Đối tượng của đề tài là hiện tượng hay sự vật được nêu ra để xem xét trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

4. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tức là khu trú lại trên các phương diện thời gian, không gian, kiến thức (vấn đề) nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu:

·        Xuất phát từ yêu cầu, mục đích, đặc điểm của từng đề tài mà chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp.

·        Có thể chọn các phương pháp sau:

v     Phương pháp nghiên cứu tài liệu

v     Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

v     Phương pháp điều tra

v     Phương pháp phân tích tổng hợp

v     Phương pháp thống kê…

 

Phần nội dung

Phần nội dung được trình bày theo thể thức “chương mục”

Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài

1.      Một số khái niệm

2.      Nêu các quan điểm, luận điểm khoa học bàn về vấn đề mà đề tài đề cập

3.      Cơ sở pháp lý của vấn đề: trích các văn bản pháp luật, chỉ thị…có liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu

Chương 2:  Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Phần này trình bày tình hình cụ thể của đơn vị/tổ chức mà đề tài nghiên cứu, thực trạng là tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, điểm hạn chế của tổ chức, làm nổi bật các các tồn tại, các mâu thuẫn  cần phải giải quyết. Phân tích tìm ra nguyên nhân, tìm ra tính quy luật của sự vận động, rút ra bài học kinh nghiệm. Phần thực trạng đòi hỏi có các tư liệu, số liệu, cứ liệu chứng minh thực trạng của vấn đề

Chương 3: Đề xuất các kiến nghị, biện pháp, giải pháp, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề

Kết quả của phần này là đưa ra được các biện pháp, giải pháp, tổng kết được các kinh nghiệm thỏa đáng, đó chính là thành công của quá trình nghiên cứu, quy trình của kiến nghị biện pháp, giải pháp là:

-         Nghiên cứu kỹ thực trạng trên cơ sở lý luận có phương pháp

-         Đánh giá tình hình của tổ chức

-         Nắm được điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức

-         Đưa ra đề nghị, kiến nghị, kinh nghiệm, giải pháp.

-         Nhằm: cải tiến, thúc đẩy, nâng cao hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.

Các dạng đề xuất:

1.      Đề nghị:

a.       Đề nghị là vấn đề nêu ra để đơn vị thực hiện. Đó là ý kiến của người nghiên cứu đề đạt lên cấp trên trực tiếp xem xét để thỏa mãn các vấn đề đang nghiên cứu.

b.      Đề nghị phải theo quy trình sau:

                                                              i.      Sau khi đã tìm điểm mạnh, điểm yếu

                                                           ii.      Có chứng minh nhằm thuyết phục

                                                         iii.      Đưa ra ý kiến để đơn vị xem xét và nếu có thể thì thực hiện

2.      Kiến nghị:

a.       Đây là ý kiến đượ đưa ra xem xét trên phương diện quản lý nhà nước và các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp/đơn vị thực tập nhằm thay đổi cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý, cơ chế quản lý nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.

b.      Quy trình như sau:

                                                              i.      Sau khi đã nghiên cứu kỹ

                                                           ii.      Phát hiện các ách tắc, vướg mắc từ phía cơ chế, chính sách, quy chế định mức, …

                                                         iii.      Đề nghị cấp trên tháo gỡ sau đó mới có thể làm được.

3.      Biện pháp:

Đây là cách thức cụ thể nêu ra để giải quyết những vướng mắc, ách tắc mà vấn đề đưa ra nghiên cứu.

4.      Giải pháp:

Giải pháp là tổng thể các biện pháp cách thức và kèm theo các nguồn nhân tài, vật lực phục vụ cho việc giải quyết vấn đề. Có thể đưa ra các giải pháp theo thứ tự 1, 2, 3 … để cơ quan chọn mà đưa vào thực hiện.

5.      Kinh nghiệm:

Kinh nghiệm là những việc làm, kết quả cụ thể được áp dụng vào vấn đề đang nghiên cứu.

 

5. Viết nháp, sửa chữa và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.

            Sinh viên nên dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dể hiểu, tiếp nối giữa các đoạn phải gắn liền, ăn khớp. Sửa chữa và hoàn chỉnh là 2 công đoạn không thể coi thường trong quá trình viết khóa luận vì nhận thức của mỗi người đối với vấn đề nghiên cứu không thể một lần hoàn thành. Sau khi viết nháp xong thì cần phải gọt giũa chau chuốt ngôn ngữ, bố cục kết cấu, tài liệu tham khảo trích dẫn,… Danh mục các tài liệu trích dẫn và tham khảo phải hoàn chỉnh ngay trong khi viết nháp.

 

Tài liệu tổng hợp

TT.Hỗ trợ sinh viên & Quan hệ doanh nghiệp

Số lần xem trang: 3690
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : năm tám năm chín năm

Xem trả lời của bạn !

logolink