/data/file/BN/BN.png

 Sinh viên vay ưu đãi và sự công bằng xã hội!

Th.S  Trần Đình Lý

 

Nhu cầu lớn!

Đầu năm học mới, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị rất có ý nghĩa (được xã hội mong chờ từ lâu) về việc thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học ĐH, CĐ và dạy nghề. Sinh viên luôn cần những chính sách hỗ trợ. Trước đây, chương trình Tín dụng Sinh viên cũng đã trợ giúp hàng trăm ngàn sinh viên thực hiện trọn vẹn ước mơ hoài bão của mình. Lúc đó có gần 67% sinh viên có nhu cầu vay nhưng không được đáp ứng…Việc ra đời chỉ thị này quả là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp sinh viên tránh được nguy cơ bỏ học vì thiếu vốn. Một chính sách hợp lòng dân và đầy ý nghĩa.

Trong điều kiện chúng ta đang loay hoay với đề án tăng học phí chưa được sự đồng thuận cao của xã hội. Có thể có nhiều lý do rất khác nhau. Tuy nhiên, trong suy nghĩ, nhận thức, có lẽ số đông dư luận xã hội đã ý thức được rằng: tăng học phí để tăng chất lượng đào tạo, để tương xứng với mặt bằng “chi phí- chất lượng-hiệu quả” của các nước trong khu vực.. đồng thời tăng cường các chế độ chính sách cho các đối tượng sinh viên nghèo, khó khăn… là hết sức cần thiết.  

Với các nước đang phát triển như nước ta, việc xây dựng một hệ thống kiểm soát và thẩm tra tài sản để thu hồi vốn cho SV vay luôn là một vấn đề hết sức khó khăn. Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không làm được. Trung Quốc, một nước có điều kiện tương tự như ta, cũng đã bắt đầu xây dựng hai chính sách này từ năm 2003. Hai chính sách này là hai chính sách đi kèm với chính sách chia sẻ chi phí để đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao trách nhiệm cho chính người SV (không chỉ dựa vào gia đình).

Chính sách cho SV vay hiện nay trên thế giới rất đa dạng. SV đã đi học chính thức thì được quyền vay với mức lãi suất thực bằng 0 để trả học phí, sau khi tốt nghiệp, xin được việc làm và có mức lương cao trên một ngưỡng nào đó thì mới bắt đầu trả và trả gần như kiểu đóng thuế thu nhập cá nhân. Nếu đến tuổi hưu chưa trả hết thì được xóa nợ. Nhà nước trích một phần NSNN dành cho GDĐH để chi cho việc “bao cấp” lãi suất và những bất trắc, nếu có.

Đảm bảo công bằng xã hội

Sự không hoàn chỉnh trong các thị trường vốn đã hạn chế khả năng của các cá nhân vay tiền đủ để theo đuổi các chương trình giáo dục đại học, do đó cản trở sự tham gia của những sinh viên xứng đáng nhưng  thuộc các nhóm bất lợi về kinh tế. Mặc dù hơn 60 nước có các chương trình cho sinh viên vay, việc tiếp cận các khoản cho SV vay vẫn còn là điều bất cập…

Mặc dù không có một mô hình nào được xem là phù hợp cho tất cả các nước, một điều kiện tiên quyết chung có thể là một tầm nhìn rõ ràng về một chương trình phát triển dài hạn tiến đến một hệ thống giáo dục đại học toàn diện, đa dạng, và liên kết chặt chẽ và các khoản cho vay cho sinh viên, và sự đánh giá toàn diện cũng như một khuôn khổ học tập suốt đời.

Hiện nay, ngân sách nhà nước (ngân sách công) vẫn còn là nguồn tài chính chủ yếu để hỗ trợ cho giáo dục đại học trong phần lớn các nước, nó đang được chuyển tải trong những kênh mới và ngày càng được bổ sung bằng các nguồn lực khác. Các trường  đại học Việt nam chắc chắn cũng sẽ phải theo xu thế mới này, điều này cũng đồng nghĩa với sự năng động sáng tạo của lãnh đạo các trường đại học và đây cũng là điều kiện để dễ thực hiện và hướng đến sự công bằng trong giáo dục nói riêng, công bằng xã hội nói chung.

                                                                                                         (CÒN NỮA)

 

Số lần xem trang: 3582
Điều chỉnh lần cuối: 26-12-2007

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : chín bốn bảy ba bảy

Xem trả lời của bạn !

logolink