/data/file/BN/BN.png

Một ngày nọ, một cái ngày mà tôi chuẩn bị bước vào năm cuối cấp ba, tôi bắt đầu lo lắng, rằng mình sẽ làm gì cho những năm tiếp theo, không phải học chỉ để có điểm cao qua lớp nữa mà giờ đó là cả một tương lai. Tôi hữu ích cho đời hay gây nên hệ lụy cho xã hội?!

Tôi nhớ rất rõ cái ngày hôm đó tôi trên đường đi học về, tôi vô cùng vui sướng vì tôi vừa đạt được điểm cao. Bỗng dưng tôi bị khựng lại. Trước mắt tôi, ba đang lom khom gì ngoài bờ ruộng bên kia. Trước hình ảnh bắt gặp: ba tôi đang đưa tấm lưng giữa đồng ruộng nắng chói chang, mẹ thì đang lom khom nhổ từng bụi cỏ, tôi đang ước gì khi đó tôi có một chiếc máy với tính năng về làm đất vượt trội để ba tôi đỡ vất vả hơn, có một chiếc máy làm cỏ thông minh, hay một biện pháp sinh học hữu hiệu. Bấy giờ tôi muốn chạy lại ôm chầm và nói con yêu ba mẹ rất nhiều, mồ hôi ba mẹ rơi từng giọt, những giọt mồ hôi ấy rơi xuống là để cho tôi có ngày hôm nay. Trong tôi bỗng lóe lên một tia sáng mới về cuộc đời: “ba ơi, con sẽ trở  thành một kỹ sư để giúp ba mẹ và các cô bác trong xom mình làm việc đỡ vất vả và có kinh tế hơn” - đơn giản và ngây thơ vậy thôi. Điểm số với tôi giờ đây không còn là điều quan trọng mà đó là ước mơ, là hy vọng. Và rồi cái ngày mà tôi hy vọng nhất đã đến, một kỹ sư nông nghiệp, giúp các cô bác nông dân khổ cực như ba mẹ mình. Niềm vui bấy nhiêu thôi nhưng nó lại song song cùng nỗi buồn: tôi không được gia đình chấp nhận theo học nông nghiệp, bởi “học nông nghiệp về chẳng giúp được gì và chỉ làm ruộng tiếp. Vậy học làm chi”, nhà thì khó khăn, chi phí học tập thì cũng không ít. Nhưng không, không có gì có thể cản trở được “đứa con gái nhỏ bé của ba mẹ”. Tôi thuyết phục và đã chứng minh được “đứa con gái bé nhỏ của ba mẹ” giờ đã là cô sinh viên năm ba Khoa Nông học của Trường Đai Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi đã được đeo đuổi ước mơ, hy vọng, trở thành một kỹ sư nông nghiệp giúp cho các bác nông dân như ba mẹ, cho người nông dân bớt sống khổ cực hơn, đem lại một phần về vật chất tinh thần.

Bây giờ con đã và đang cố gắng trở thành cô kỹ sư nông nghiệp. Sẽ không còn những lời “học nông nghiệp gì đấy thì về cũng trông lúa, bẻ rau mà thôi”. Vâng, con sẽ giúp mọi người trồng lúa nhưng chúng ta sẽ trồng lúa khoa học hơn, lợi ích kinh tế hơn, hiệu quả lao động hơn; con sẽ giúp bẻ rau nhưng bẻ rau kỹ thuật hơn, sử dụng an toàn sức khỏe…mọi người hãy chờ con nhé!

Sinh viên Trần Thị Mộng Thu – lớp DH14NHB – Khoa Nông học

Số lần xem trang: 2127
Điều chỉnh lần cuối: 13-03-2017

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : một bốn hai bảy

Xem trả lời của bạn !