/data/file/BN/BN.png

 Các báo cáo trong hội thảo đã thể hiện được phần nào bức tranh của thực trạng chế biến nông sản, cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam hiện nay; chỉ ra những hạn chế của nền nông nghiệp của nước ta; đồng thời chỉ rõ những tổn thất do việc chưa áp dụng hoặc áp dụng chưa hiệu quả các phương tiện cơ giới trong quá trình sản xuất, thu hoạch nông sản; những tiềm năng về ứng dụng công nghệ số trong bảo quản, chế biến và phân phối nông sản, thực phẩm.

 Được tổ chức sáng ngày 9/5/2019 tại trường ĐH Nông lâm TPHCM, Hội thảo về ứng dụng công nghệ số trong chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp đã thu hút đông đảo các nhà khoa học trong lĩnh vực nông sản, nông nghiệp. Hội thảo đã thu nhận được nhiều ý kiến từ các nhà khoa học, nhiều tham luận có giá trị.

Các báo cáo trong hội thảo đã thể hiện được phần nào bức tranh của thực trạng chế biến nông sản, cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam hiện nay; chỉ ra những hạn chế của nền nông nghiệp của nước ta; đồng thời chỉ rõ những tổn thất do việc chưa áp dụng hoặc áp dụng chưa hiệu quả các phương tiện cơ giới trong quá trình sản xuất, thu hoạch nông sản; những tiềm năng về ứng dụng công nghệ số trong bảo quản, chế biến và phân phối nông sản, thực phẩm.

Trong báo cáo tham luận “cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển’, PGS TS Nguyễn Huy Bích- trưởng khoa Cơ khí Công nghệ thông tin trong các công đoạn sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay hầu hết là thủ công. Nghĩa là mức độ cơ giới hóa rất thấp, điều này làm giảm năng suất cũng như thất thoát trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đặc biệt kể đến, trong thu hoạch lúa, tổn thất do khâu sấy tính riêng đồng bằng Sông Cửu Long đã thất thoát khoảng 970.000 tấn. “Thắt cổ chai” tại khâu sấy không chỉ làm tổn thất tại khâu này mà còn cho toàn bộ chuỗi cung ứng lúa gạo vùng ĐBSCL”- Ts Bích cho biết tại Hội thảo.

Ông cho rằng “nền nông nghiệp Việt Nam sẽ không thể hội nhập và có giá trị gia tăng nếu không tái cơ cấu trong đó có việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp là nhiệm vụ rất quan trọng và hết sức cần thiết”.

Về bảo quản, chế biến trong chế và phân phối nông sản, thực phẩm, nhóm tác giả của khoa Công nghệ Thực phẩm bao gồm PGS TS Phan Tại Huân, PGS TS Kha Chấn Tuyền, TS Dương Thị Ngọc Diệp, TS Vũ Thị Lâm An với tham luận “Tiềm năng ứng dụng công nghệ số trong bảo quản, chế biến và phân phối nông sản, thực phẩm” cho rằng, nước ta hiện nay nên nhanh chóng ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, giảm thất thoát sau thu hoạch. Nhóm này cũng cho rằng “trong sản xuất chế biến cần từng bước gia tăng ứng dụng kỹ thuật số để nâng cao độ tinh chế và chất lượng sản phẩm; tăng cường ứng dụng công nghệ số để phối hợp giữa các nhà thu mua, chế biến và phân phối nông sản thực phẩm. Hướng tới người tiêu dùng thông minh có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm mình đang sử dụng”. (còn tiếp…)

Phòng CTSV

Số lần xem trang: 2143
Điều chỉnh lần cuối: 13-05-2019

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bảy ba sáu hai sáu

Xem trả lời của bạn !