/data/file/BN/BN.png

“Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển cơ giới hóa sản xuất và công nghiệp chế biến một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Sáng ngày 3-4, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển cơ giới hóa sản xuất và công nghiệp chế biến một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Tham dự Hội thảo có GS-TS Nguyễn Hay, Nguyên Hiệu trưởng trường, hiện cũng là thành viên xây dựng Chương trình xây dựng Nông Thôn mới quốc gia, PGS-TS Nguyễn Tất Toàn, Phó hiệu trưởng cùng đại diện của các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành, chi cục phát triển nông thôn,…từ 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ như Trung tâm khuyến nông An Giang, Sở NT-PT Nông thôn Cần Thơ, Hậu Giang,…

Hội thảo nhằm giới thiệu những hoạt động của nhóm nghiên cứu, thực trạng khảo sát tình hình phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của các nông hộ tại các tỉnh đồng bằng sông cửu Long bao gồm:An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Long An, Vĩnh Long,.. trên 3 lĩnh vực: Trồng trọt, Chăn nuôi và Thủy sản của đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển cơ giới hóa sản xuất và công nghiệp chế biến một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu” do các khoa: Công nghệ Hóa học và Thực phẩm, Cơ khí Công nghệ, Kinh tế và Nông học cùng thực hiện với sự chủ nhiệm đề tài là PGS-TS Kha Chấn Tuyền, khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm của trường ĐH Nông Lâm TPHCM.

Thành viên tham gia hội thảo khoa học

Các lĩnh vực nghiên cứu Trồng trọt, Chăn nuôi và Thủy sản cụ thể, về trồng trọt: Cây lúa và sản phẩm chế biến từ lúa gạo; Cây có múi: cây chanh, bưởi và sản phẩm chế biến từ Chanh, bưởi; Về chăn nuôi: lợn, vịt và sản phẩm chế biến từ lợn, vịt; Về thủy sản: tôm và cá tra và sản phẩm chế biến từ tôm, cá tra.

 

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, PGS-TS Nguyễn Tất Toàn cho rằng sự kết hợp 4 nhà: Nhà nông- Nhà nước- Nhà khoa học- Nhà doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay đề phát triển kinh tế vùng ĐBSCL là hết sức quan trọng; đồng thời đề cao giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, hy vọng những kết quả của đề tài sẽ phần nào hỗ trợ được người dân các tỉnh ĐBSCL trong việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp giúp cải thiện năng suất cây trồng, cải thiện kinh tế,..

Đề tài này được thực hiện bởi sự hợp tác nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đến từ các Khoa trong Nhà Trường (khoa Công nghệ Hoá học và Thực phẩm), Khoa Kinh tế, Khoa Cơ khí, Khoa Thuỷ sản. Đây cũng là xu hướng chung và là một trong những định hướng của Nhà trường: nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực.

 

Hội thảo khoa học trong khuôn khổ dự án thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (Đợt 4) và Quyết định số 289/QĐ-BNN-TC ngày 03/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

                                                                                                                                                                                                                                                    P.CTSV

 

Số lần xem trang: 2115
Điều chỉnh lần cuối: 05-04-2021

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bảy không chín bốn ba

Xem trả lời của bạn !