/data/file/BN/BN.png

Làm sao kích thích phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên là vấn đề được xoáy sâu trong hội thảo “Nghiên cứu khoa học trong sinh viên” do trường Đại học Nông Lâm TPHCM tổ chức ngày 22/3/2016.

Tại sao sinh viên lại phải nghiên cứu khoa học trong khi học tín chỉ chỉ cần tích lũy đủ là có thể ra trường? thậm chí bằng giỏi hoặc xuất sắc? Trong khi đó, để làm một đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên “mất” rất nhiều thứ nhất là thời gian và công sức, và còn nhiều thủ tục,…khó khăn chất chồng. Quãng đời sinh viên, 4 năm ngắn ngủi, nếu không nghiên cứu khoa học hay không tham gia, không quan tâm nghiên cứu khoa học có phải đã uổng đời sinh viên rồi không? Làm sao kích thích phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên là vấn đề được xoáy sâu trong hội thảo “Nghiên cứu khoa học trong sinh viên” do trường Đại học Nông Lâm TPHCM tổ chức ngày 22/3/2016.

Nghiên cứu khoa học trong sinh viên: mất một, được… hơn mười

Thiếu thông tin về nghiên cứu khoa học cụ thể về thông tin giải thưởng, thông tin về thủ tục. Thủ tục hồ sơ nghiên cứu khoa học còn mơ hồ, rắc rối. sinh viên chưa cảm nhận được lợi ích của việc nghiên cứu khoa học, chưa được gợi ý định hướng từ giảng viên, khó khăn trong tìm người hướng dẫn, thiếu đội ngũ hỗ trợ,…là những “chướng ngại vật” làm sinh viên có phần nhụt chí và chưa thực sự đam mê với nghiên cứu khoa học. Rất nhiều sinh viên tham dự cho biết có sự quan tâm rất lớn đến công tác này nhưng rất còn rắc rối quá, thủ tục nhìn đã thấy rườm rà, hơn nữa “không biết có đủ khả năng làm không?”

Nguyễn Thanh Phương (sinh viên năm 3 khoa Môi trường- Tài Nguyên) cho biết rằng em rất quan tâm nhưng “hơi mơ hồ về nghiên cứu khoa học, chưa biết sắp xếp thời gian giữa nghiên cứu và học tập”. Hay Bùi Thanh Thủy (Khoa Ngoại ngữ Sư phạm) cho rằng khó khăn về ý tưởng,… Đa phần sinh viên cho rằng đó là việc “lớn lao” nhưng “nếu cứ cho là lớn hoài mà không vào thử thì làm sao biết được nó lớn cỡ nào?”- TS Đỗ Tiến Duy nói. TS Duy cũng gợi ý rằng đừng nghĩ nghiên cứu khoa học phải là một phát minh đại tài hay một cái gì đó thật lớn lao. Đối với sinh viên bây giờ, “tập tành” là thái độ quan trọng, mọi thứ sẽ được tích lũy qua từng bước, không ai một bước mà có thể thành nhà nghiên cứu.

Một kinh nghiệm được Bùi Phương Anh, giải nhì giải thưởng EUREKA của Thành đoàn TPHCM năm 2015 chia sẻ về cách khắc phục khi khó khăn trong kinh phí là “nhóm tụi em đến giữa giai đoạn thì kẹt về kinh phí nên phải viết email cho các doanh nghiệp quan tâm và đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều về tài lực, vật lực từ các doanh nghiệp đó”. Phương Anh cũng nhắn nhủ các bạn sinh viên rằng không nên lãng quên thời gian ngắn ngủi của sinh viên mà phải làm một việc gì đó, và nghiên cứu khoa học là phù hợp và thiết thực nhất.

Sinh viên nghiên cứu khoa học: mất một, được vô số. Mất là thiếu thời gian để vui chơi, giải trí với bạn bè, mất mỗi buổi sáng sớm phải thức dậy và làm các kế hoạch ngắn trong ngày, mất thời gian để tìm hiểu điểm mạnh, yếu các thành viên trong nhóm nghiên cứu,… Cũng từ đó “được” rất nhiều: khả năng sáng tạo, điều hành, làm việc nhóm và đặc biệt là thỏa sức với những đam mê của bản thân. “tuy việc làm đề tài rất khó khăn, có những lúc tưởng chừng bỏ cuộc, xử lý các vấn đề nghiên cứu đã khó mà giải quyết các vấn đề liên quan đến con người càng khó khăn hơn”- Phương Anh tâm sự.

Sinh viên nghiên cứu khoa học: một trong các tiêu chí để bình xét các giải thưởng sinh viên 3 tốt, 5 tốt. Sinh viên sẽ có một hồ sơ “đẹp” khi ứng tuyển các học bổng sau đại học, học bổng du học,…và luôn dành được vé ưu tiên khi tham gia tuyển dụng. Nhưng cái “được lớn nhất học được nhiều điều, trưởng thành hơn rất nhiều, các bạn được trải nghiệm kiến thức, thỏa sức sáng tạo với đam mê của mình”. Phương Anh chia sẻ thêm.

“Sinh viên đại học Nông Lâm TPHCM hoàn toàn có thể thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, và tôi là “sản phẩm” điển hình của các công trình nghiên cứu từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ như các em bây giờ”- TS Đỗ Tiến Duy nhấn mạnh, chỉ cần các em có sự quan tâm, từng bước một các em sẽ thành công và sau này nhìn lại sẽ thấy rất bất ngờ vì những thành quả đạt được của mình- TS Duy nói. Theo kinh nghiệm của TS Duy, sinh viên nên tham gia nghiên cứu khoa học theo nhóm như vậy sẽ giảm các áp lực và có điều kiện bổ trợ nhau trong quá trình làm đề tài. Để tìm ra các ý tưởng nghiên cứu hay - mới – thiết thực, chúng ta cần luôn luôn lắng nghe và tìm hiểu thông tin khoa học, vấn đề bức thiết của đời sống xã hội mà lĩnh vực mình quan tâm thông qua các phương tiện truyền thông, hội thảo chuyên ngành, tạp chí khoa học chuyên ngành, và cả các sinh hoạt khoa học học thuật ở Trường, Khoa và Bộ môn. 

Ai tiếp lửa cho sinh viên nghiên cứu khoa học?

PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng nhấn mạnh yêu cầu của một sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bản thân sinh viên phải chuẩn bị và tìm cách thích ứng. Thầy cũng cho biết hiện tại chủ trương của nhà trường rất ủng hộ công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên, hỗ trợ tối đa mọi hoạt động nhất là liên quan đến học thuật nhằm giúp sinh viên có môi trường thuận lợi nhất để thực hiện đam mê và khả năng nghiên cứu của bản thân. Thầy cũng nhấn mạnh sinh viên không nên nhìn công tác này như một cái gì đó rất cao siêu mà hãy tập tành dần dần.

Đại diện phòng Quản lý nghiên cứu khoa học của trường cho biết hàng năm có rất nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp thành, cấp tỉnh,…được nhà trường thông tin, triển khai từ cấp trường đến mở rộng hơn như: đề tài cơ sở cấp trường, giải thưởng tài năng khoa học trẻ, Hội thi Thần Nông Đất Việt, giải thưởng Tạ Quang Bửu,… Đây là sân chơi vô cùng rộng cho sinh viên, nhất là những em có đam mê hoặc có quan tâm đến nghiên cứu khoa học. Đoàn trường cũng đã lập Ban hỗ trợ nghiên cứu khoa học nhằm dốc sức tối đa để vực dậy lĩnh vực vốn rất nhiều tiềm năng này trong sinh viên. Tất các thông tin sẽ được hỗ trợ tối đa, kể cả thủ tục đăng ký hoặc in ấn- Nguyễn Thị Thanh Duyên, Phó Bí thư cho biết. Khoa luôn dành ưu ái và khuyến khích động viên các ý tưởng nghiên cứu khoa học trong sinh viên- TS Võ Thái Dân trưởng khoa Nông học bày tỏ sự động viên đối với sinh viên “có ý tưởng cứ mạnh dạn trình bày, có khó khăn cứ nói ra để BCN khoa và bản thân tôi tích cực hỗ trợ, thiếu kinh phí, tôi sẽ tìm nguồn giúp miễn là các bạn mạnh bạo dám nghĩ dám làm”.

Ông Nguyễn Thanh Long- Phó giám đốc trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp khu công nghệ cao TPHCM cho biết trung tâm sẵn sàng hỗ trợ tối đa cho các ý tưởng, đề tài nghiên cứu khoa học và dự án khởi nghiệp cho sinh viên và đang dành sự quan tâm tối ưu cho đối tượng này.

Ông Trần Đức Sự- Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ trẻ Thành đoàn TPHCM thông tin thêm về các giải thưởng nghiên cứu khoa học mà Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh triển khai trong năm, thậm chí một số giải thưởng chỉ cần ý tưởng. “Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ cho tất cả sinh viên miễn có đam mê và có ý thức về cái mới, về sự sáng tạo. Nhưng thiết thực hơn là sinh viên rất cần sự hà hơi tiếp sức từ lãnh đạo nhà trường và các đơn vị liên quan từ cấp cơ sở.”- Ông Sự nói.

HL

Số lần xem trang: 2131
Điều chỉnh lần cuối: 05-04-2016

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bốn một hai năm sáu

Xem trả lời của bạn !