/data/file/BN/BN.png
 - Hè về, việc thi cử ngập đầu. Nhưng năm nay không ít bạn SV thêm “đau đầu” vì phải tìm cách “chống chọi” với “cơn lốc cuồng nhiệt” đến từ môn thể thao “vua”, giải bóng đá vô địch châu Âu, Euro 2008.
Euro “lấn sân” mùa thi
 
Giải pháp của hầu hết những sinh viên “đệ tử của môn túc cầu giáo” đưa ra là xem Euro mà vẫn đảm bảo việc học. Nguyễn Khắc Trường, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền tâm sự: “Từ đầu mùa giải đến giờ, mình chưa bỏ một trận đấu nào cả. Lịch thi của bọn mình kéo dài đến hết tháng 6, khoảng cách giữa các môn từ ba đến sáu ngày nên vẫn có thể “co kéo” được”.
 
Để có đủ tỉnh táo và sức khoẻ để tiếp tục “chiến đấu” trên cả hai “mặt trận”- như lời cậu bạn nói thì: “Tớ đã chuẩn bị sẵn cả mấy gói cà phê đen rồi. Uống vào thì tỉnh cả đến lúc… trời sáng. Thỉnh thoảng buồn ngủ quá thì hút một hai điếu thuốc lá”.
 
“Song sức người có hạn thôi”- Trường than thở: “Xem hết hai trận đấu đã là 4h sáng rồi nhưng mình vẫn phải đi ngả lưng “một tí”. Sau đó mới tính tiếp”. Và tất nhiên ai cũng hiểu “một tí” ấy ít thì cũng phải đến 10h hoặc hơn thì đến giờ ăn trưa luôn.
 
Nguyễn Tùng, sinh viên ĐHKHTN- ĐHQGHN mắt vẫn còn “mơ màng” sau trận đấu Hà Lan - Ý (ngày 10/6 ) vui vẻ: “Sáng nào mình cũng phải dành mấy nghìn mua xôi ăn, giờ dậy muộn thì “cắt” luôn được một khoản. Với sinh viên thì bớt được đồng nào hay đồng ấy mà. Nhưng mà mệt thật, nhiều hôm mình ngủ nướng luôn đến chiều mà không biết gì”.
 
Còn với Nguyễn Công Hiệu, sinh viên Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN thì lại khác: “Mình rất muốn xem cả hai trận đấu. Nhưng trong phòng kí túc của bọn mình, có người thích, người không nên mọi người phải thống nhất chỉ chọn xem trận nào hay nhất trong hai trận thôi. Cũng may là cả phòng đều thích Ý, Đức nên dễ bề “thương lượng”.
 
Kế hoạch của cậu là tối sau khi ăn cơm xong, về phòng học cho đến 10h rồi đi ngủ cho đến lúc trận cầu diễn ra: “Như thế là mọi thứ vẫn ổn, mình vẫn vừa học vừa xem bóng đá mà không thấy mệt lắm, sáng 7h vẫn dậy sinh hoạt như bình thường”.
 
Trong số các fan hâm mộ môn “túc cầu” cũng không thiếu các bạn nữ sinh viên. Từ ngày có Euro cô bạn tên Chi (sinh viên Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN) đã trở thành “thành viên thường trực” của căn phòng số 10, tầng III ở xóm trọ phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội: “Được cái mấy chị trong phòng ai cũng thích bóng đá nên rất vui. Ở quê, chắc bố mẹ chẳng bao giờ đồng ý cho lũ con gái chúng mình xem đâu, lại còn chuyện hò hét nữa chứ, xem bóng đá mà lại”.
 
“Nóng” chuyện…cá độ
 
Xem bóng đá và cá độ đã trở thành chuyện “bình thường như cân đường, cân sữa” của nhiều nam sinh viên. Nho nhỏ thì là cốc trà đá, vài điếu thuốc lá, lớn hơn tí nữa là một trận PS (play stasion) thoả thích cho mấy “anh em”, hơn nữa thì từ chiếc xe đạp, xe máy,...cả chục triệu đồng cũng cho đi theo trái bóng không tiếc nuối.
 
Xóm trọ của M những ngày này sôi động hẳn lên với không khí “ăn Euro, ngủ Euro” và cả “cá độ Euro”. Thỉnh thoảng lại có chuông điện thoại, hỏi hôm nay “mày bắt trận nào; cửa trên bao nhiêu cửa dưới bao nhiêu, đồng banh đồng trái như thế nào”. Chưa đủ, để tăng không khí “nóng bỏng” ngoài sân cỏ, mấy cậu trong phòng còn tự tổ chức chuyện này với nhau nữa. Mỗi trận trung bình từ 50k-100k, “gọi là tiền uống nước, hút thuốc chơi thôi”.
 
Nguyễn Quốc Khánh, sinh viên ĐH Xây dựng kể: “Tớ có cậu bạn học năm thứ 3 Ttrường ĐH Thuỷ lợi. Chẳng biết thắng thua được bao nhiêu mà tiền lấy ở đâu ra nữa nhưng những ngày này, hầu như trận nào nó cũng “bắt”, có hôm vài trăm, có hôm cả triệu bạc”.
 
“Thắng đâu chẳng biết chứ hôm trước, trận Hà Lan - Ý đó, thằng bạn tớ chơi mất đến 3 triệu. Giờ nó như thằng mất hồn ấy, lại còn định "làm lại"(?)- Đ.A, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền than thở.
  • NVC

Số lần xem trang: 2143
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám ba một bốn bốn

Xem trả lời của bạn !