/data/file/BN/BN.png

Nguyên nhân là những năm gần đây, khi thị trường xuất khẩu của chế biến gỗ, nội thất của nước ta tăng trưởng rất mạnh, nguồn lao động đặc biệt là lao động chất lượng cao cũng theo đó không đủ để đáp ứng thị trường. Trong khi đó tâm lý của sinh viên bây giờ là muốn chọn ngành “hot” theo trào lưu xã hội nhưng thực tế thì ngành gỗ đang rất “nóng” về nhu cầu nhân lực thì lại bị bỏ lơ. 

Khát nhân lực có trình độ

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngành chế biến gỗ, các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến gỗ thì hiện nay nguồn nhân lực ngành Chế biến gỗ đang thiếu trầm trọng. Với quy mô khoảng 300.000 lao động trong ngành chế biến gỗ hiện nay thì số lượng cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành Chế biến lâm sản chỉ chiếm 2-3%, công nhân kỹ thuật chiếm 20-30%, số còn lại là lao động phổ thông.

Trong khi đó yêu cầu số lượng kỹ sư cần từ 7-10% /tổng số lao động (30.000 kỹ sư), như vậy có thể thấy số lượng kỹ sư chế biến lâm sản cần thiết cho ngành phải còn thiếu đến hàng nghìn người/năm.

Dự báo, trong những năm tới, lao động đặc biệt là lao động có trình độ ở lĩnh vực Lâm nghiệp sẽ không đủ cung cấp cho thị trường.

Nguyên nhân là những năm gần đây, khi thị trường xuất khẩu của chế biến gỗ, nội thất của nước ta tăng trưởng rất mạnh, nguồn lao động đặc biệt là lao động chất lượng cao cũng theo đó không đủ để đáp ứng thị trường. Trong khi đó tâm lý của sinh viên bây giờ là muốn chọn ngành “hot” theo trào lưu xã hội nhưng thực tế thì ngành gỗ đang rất “nóng” về nhu cầu nhân lực thì lại bị bỏ lơ.

TS Lê Vĩnh Hải Hà, Phó trưởng khoa Lâm nghiệp, trường ĐH Nông lâm TPHCM cho biết, nhiều năm liền sinh viên của khoa không đủ để cung cấp ra bên ngoài, các doanh nghiệp tới tận trường để tuyển dụng, “đặt hàng” trước để mong giới thiệu sinh viên tốt nghiệp.

Nhiều Doanh nghiệp tuyển dụng khá thường xuyên tại trường như công ty gỗ Golden wood, công ty CP Gỗ Việt, Gỗ Tam Bình, Minh Dương, Công ty máy chế biến gỗ Tân Đại Việt… Nên sinh viên theo học ngành này được đảm bảo ra trường có việc làm 100%.

Trường ĐH trải thảm đón sinh viên ngành Lâm sản

Những năm gần đây, trong các kỳ thi đại học, thí sinh thường bị “hút” rất nhiều vào những ngành kinh tế quản lý, công nghệ,... bất chấp hệ số chọi và điểm chuẩn cao chót vót thì ngành Lâm học, chế biến lâm sản điểm tuyển hằng năm không cao. Một phần là các em chưa hình dung được ngành này ra trường làm những công việc gì và cũng bởi tâm lý là học ngành gỗ là phải lên rừng, phải vất vả,…

Thực tế, kỹ sư chế biến lâm sản thường làm công tác quản lý và thực hiện nhiều công việc có liên quan đến gỗ, vật liệu gỗ và làm việc ở các nhà máy chế biến gỗ, công ty sản xuất đồ gỗ, các công ty thiết kế nội thất và sản xuất đồ gỗ, các cơ sở kinh doanh, thương mại về xuất nhập khẩu về gỗ và sản phẩm gỗ trên địa bàn cả nước, các sở ban ngành.

Để khắc phục tình trạng thiếu nguồn tuyển sinh, TS Hà cũng cho biết rằng, bên cạnh các kế hoạch giúp tuyên truyền sâu rộng đến nhiều học sinh, nhà trường cũng đang có những ưu đãi cho sinh viên ngành này khi vào trường như chế độ học bổng, cam kết về chất lượng đầu ra, cam kết về việc làm cho sinh viên,…nhằm “trải thảm” đón sinh viên.

HL 

Số lần xem trang: 2121
Điều chỉnh lần cuối: 05-03-2019

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : sáu sáu hai chín tám

Xem trả lời của bạn !