/data/file/BN/BN.png

Sáng ngày 16/5/2018, Khoa Kinh tế đã tổ chức chương trình tọa đàm về chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp của Khoa. Tham dự chương trình có các bên liên quan: Đơn vị sử dụng lao động là đại diện các Doanh nghiệp, người thụ hưởng chương trình đào tạo là đại diện các sinh viên, cựu sinh viên cùng tập thể cán bộ viên chức giảng viên của khoa.

         Chương trình diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến thảo luận đóng góp cho chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế Nông Lâm, về phân bổ cây chương trình của chuyên ngành này trong thời gian tới. Doanh nhân Huỳnh Thanh Vạn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP S Furniture, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp khu vực phía Nam đồng thời là cựu sinh viên Khoa kinh tế trường cho rằng vai trò của mối quan hệ Nhà trường và Doanh nghiệp là rất quan trọng, đó là cơ sở nền tảng để biết được chương trình đào tạo có phù hợp, có đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp hay không? đó cũng là cơ hội để sinh viên cọ xát và có cơ hội việc làm cao sau ra trường. Ông đánh giá hiệu quả kết nối khá tốt về khía cạnh này của trường Đại học Nông Lâm, nhờ đó mà sinh viên trường có điều kiện thuận lợi trong thực hành, thực tập, có cơ hội việc làm cao. Liên quan đến chương trình đào tạo của chuyên ngành Kinh tế Nông Lâm, ông cho rằng nên điều chỉnh tên thành Kinh tế Nông nghiệp, đồng thời bổ sung các chuyên đề thực tế như một học kỳ doanh nghiệp, để tăng thời gian cọ xát thực tế cho sinh viên.

Ông Nguyễn Công Danh, giám đốc Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát cho rằng, Doanh nghiệp đánh giá rất cao thái độ của người lao động, ông cho biết khi tuyển dụng một lao động, thậm chí doanh nghiệp họ quan đến cả việc người lao động đó ở nhà đối xử với bố, mẹ của mình như thế nào để tuyển dụng hay không tuyển dụng. Vì vậy, bên cạnh kiến thức chuyên ngành, nhà trường nên chú tâm nhiều hơn đến việc rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là thái độ của sinh viên, tăng cường các chuyên đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp,…

Đồng ý kiến của ông Nam, TS Đặng Lê Hoa, giảng viên của khoa cũng cho rằng đây là vấn đề đang rất báo động và thực sự cần chú trọng, mỗi giảng viên không những lên lớp dạy kiến thức mà còn dạy cho sinh viên về thái độ, về cách ứng xử phù hợp trong nhà trường cũng như bên ngoài bởi theo cô “thái độ của mình đối với việc mình làm quyết định công việc đó có thành công hay không”.

Ông Huỳnh Thạnh- cựu sinh viên trường hiện đang là giảng viên của trường ĐH Thủ Dầu Một không giấu được niềm tự hào khi là cựu sinh viên của Đại học Nông Lâm và bởi những kiến thức rất đầy đủ, toàn diện mà ông được hưởng từ khi được học tại trường, tuy vậy ông cũng bày tỏ sự băn khoăn bởi chương trình hiện nay khá nặng về kiến thức, về các môn lý luận, chính trị,… ông mong muốn Khoa chú trọng hơn nữa các môn về kiến thức chuyên ngành, kỹ năng cho sinh viên,…

TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo trường, cũng là giảng viên của khoa cũng cho rằng nên và cần thiết đưa vào chương trình học chuyên đề về khởi nghiệp bởi điều đó không chỉ là thiết thực trong bối cảnh hiện nay mà còn là chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo về khởi nghiệp trong cả nước. Ông cũng cho rằng các chương trình của nhà trường hiện nay cần chú trọng tăng cường kiến tập, thực tập ở doanh nghiệp để kéo gần hơn khoảng cách giữa lý thuyết sinh viên được học với thực tế môi trường làm việc bên ngoài.

Các ý kiến của các doanh nhân khác có mặt cũng đề cao cơ hội thực hành, thực tập của sinh viên, đều nhấn mạnh việc bên cạnh giảm nhẹ các kiến thức “cứng” hoặc các môn thuộc về lý luận chính trị thì nên tăng cường thêm các môn kỹ năng mềm hoặc rèn nghề cho sinh viên có cơ hội cọ xát trong thực tế. Các doanh nhân tham dự cũng góp ý nhà trường nên đưa vào chuyên đề khởi nghiệp để sinh viên có nền tảng kiến thức khởi nghiệp cho các em ra trường sau này.

Tọa đàm tiếp tục nóng bởi nhiều ý kiến từ các Doanh nhân, các sinh viên và cả sinh viên đang học, nhiều sinh viên bày tỏ mong muốn được giảm bớt các môn học cứng, mong muốn nhà trường tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho sinh viên có cơ hội thực hành thực tập, nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học, được trau dồi kỹ năng, thái độ tích cực…và mong nhà trường có mối quan hệ tốt hơn nữa với doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội cọ xát với bên ngoài, trang bị đủ năng lực cạnh tranh với sinh viên cùng ngành các trường khác.

Ts Nguyễn Văn Ngãi, trưởng khoa Kinh tế đánh giá cao ý nghĩa của chương trình toạn đàm, ông cho rằng việc tổ chức các cuộc toạn đàm, hội thảo ghi nhận những đóng góp ý kiến từ doanh nghiệp, cựu sinh viên, sinh viên, giảng viên trong và ngoài trường để cải tiến, điều chỉnh chương trình cho phù hợp là yêu cầu tất yếu để xây dựng chương trình đào tạo thực sự đáp ứng với nhu cầu xã hội; trang bị cho sinh viên ra trường đảm bảo là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn về kiến thức- kỹ năng và thái độ.

HL ghi

Số lần xem trang: 2151
Điều chỉnh lần cuối: 24-07-2018

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : một ba năm sáu chín

Xem trả lời của bạn !