/data/file/BN/BN.png

Thiếu nhân lực có trình độ ngành gỗ: Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngành chế biến gỗ, các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến gỗ thì hiện nay nguồn nhân lực ngành Chế biến gỗ đang thiếu trầm trọng. Với quy mô khoảng 300.000 lao động trong ngành chế biến gỗ hiện nay thì số lượng cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành Chế biến lâm sản chỉ chiếm 2-3%, công nhân kỹ thuật chiếm 20-30%, số còn lại là lao động phổ thông.

Trong khi đó yêu cầu số lượng kỹ sư cần từ 7-10% /tổng số lao động (30.000 kỹ sư), như vậy có thể thấy số lượng kỹ sư chế biến lâm sản cần thiết cho ngành phải còn thiếu đến hàng nghìn người/năm.

 Đối mặt với cảnh khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực trình độ cao ngành gỗ, Ông Huỳnh Tấn Định, trưởng phòng Nhân sự công ty cổ phần gỗ Thanh Dương cho biết “nhu cầu kỹ sư ngành Chế biến Lâm sản rất khó tuyển, vì số lượng sinh viên tốt nghiệp ít trong khi đó nhu cầu tuyển dụng lại rất lớn”.

Chung một trăn trở, ông Nguyễn Văn Huế, phụ trách tuyển dụng của công ty gỗ Tam Bình chia sẻ những năm gần đây, khi thị trường xuất khẩu của chế biến gỗ, nội thất của nước ta tăng trưởng rất mạnh, nguồn lao động đặc biệt là lao động chất lượng cao cũng theo đó khan hiếm. Ông cho rằng tâm lý của sinh viên bây giờ là muốn chọn ngành “hot” theo trào lưu xã hội nhưng thực tế thì ngành gỗ đang rất “nóng” về nhu cầu nhân lực, đặc biệt là nhân lực có chất lượng thì lại bị bỏ quên.

Th.S Bùi Thị Thiên Kim, giảng viên khoa Lâm nghiệp, trường ĐH Nông lâm TPHCM cho biết, nhiều năm liền sinh viên của khoa không đủ để cung cấp ra bên ngoài, các doanh nghiệp tới tận trường để tuyển dụng, “đặt hàng” trước để mong giới thiệu sinh viên tốt nghiệp.

Trường đại học chật vật tuyển sinh ngành Lâm sản

Trong khi các doanh nghiệp ngành gỗ “khát” nhân lực thì nghịch lý là các trường đại học “trải thảm” cho ngành này vẫn khó tuyển sinh.

PGS.TS Vũ Huy Đại, Viện trưởng, việc đào tạo là theo nhu cầu của doanh nghiệp, nhưng vấn đề hiện tại là nhu cầu của doanh nghiệp nhiều, nhưng lượng sinh viên vào trường không nhiều, đó chính là thực tế không dễ thay đổi trong thời gian trước mắt. Thí sinh bị “hút” rất nhiều vào những ngành kinh tế bất chấp hệ số chọi và điểm chuẩn cao chót vót thì ngành Lâm học, chế biến lâm sản điểm tuyển hằng năm nhiều khi chỉ ngang hoặc nhỉnh hơn mức điểm sàn của trường, song đỏ mắt vẫn không tìm ra người học.

Sinh viên tốt nghiệp thì được các Doanh nghiệp đến ngay khoa để tuyển dụng, lương khá cao nhưng các em thí sinh lại không mà với ngành này. Bởi tâm lý là học ngành gỗ là phải lên rừng, phải vất vả,… cơ hội việc làm được đảm bảo nhưng các em thích trào lưu, đi theo ngành “hot” rồi lại lo thất nghiệp, PGS TS Phạm Ngọc Nam – trưởng khoa Lâm nghiệp ĐH Nông lâm TPHCM chia sẻ.

Nhiều năm liên tiếp, trường ĐH Nông Lâm TPHCM luôn lấy điểm chuẩn của các ngành thuộc khoa Lâm nghiệp thấp hơn các ngành khác (ví dụ như năm 2017, các ngành khác thường lấy điểm trúng tuyển từ 20đ trở lên thì các ngành thuộc Lâm nghiệp chỉ lấy từ 17,18 đ) nhưng khó khăn lắm mới đủ chỉ tiêu.

Để khắc phục tình trạng thiếu nguồn tuyển sinh, TS Nam cũng cho biết rằng, bên cạnh các kế hoạch giúp tuyên truyền sâu rộng đến nhiều học sinh, nhà trường cũng đang có những ưu đãi cho sinh viên ngành này khi vào trường như chế độ học bổng, cam kết về chất lượng đầu ra, cam kết về việc làm cho sinh viên,…nhằm “trải thảm” đón sinh viên.

Hoàng Lan

Số lần xem trang: 2149
Điều chỉnh lần cuối: 06-03-2019

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : năm sáu một ba bảy

Xem trả lời của bạn !