/data/file/BN/BN.png

 

 

(HNMO) - Năm 2008 sắp khép lại cùng sự quan tâm sát sao của dư luận cả nước với ngành giáo dục. HNMO xin cùng độc giả điểm lại 10 sự kiện giáo dục được quan tâm nhất trong một năm bộn bề sự kiện vừa qua:

10 sự kiện giáo dục tiêu biểu năm 2008
30/12/2008 15:30

(HNMO) - Năm 2008 sắp khép lại cùng sự quan tâm sát sao của dư luận cả nước với ngành giáo dục. HNMO xin cùng độc giả điểm lại 10 sự kiện giáo dục được quan tâm nhất trong một năm bộn bề sự kiện vừa qua:

 

1. Lần đầu tiên Bộ tổ chức một hội thảo toàn quốc về chương trình, SGK: Hội thảo được tổ chức vào tháng 5.2008 sau hơn 1 tháng lấy ý kiến rộng rãi của toàn xã hội. Đầu năm học 2008-2009 Bộ công bố đính chính SGK lần đầu tiên sẽ được in thành 3 tập thành riêng. Thế nhưng, ngay sau đó, trước câu hỏi của dư luận, phải chăng lỗi chỉnh sửa quá nhiều tới mức phải in thành tập, Bộ lại thông báo các lỗi cần đính chính, chỉnh sửa sẽ được in thành các tờ rời theo các lớp thay cho việc in thành 3 tập như đã công bố. Đồng thời, số lỗi cần phải in đính chính trong mỗi cuốn sách trung bình chỉ phải sửa từ 2 - 3 lỗi.


2. Loan tin lộ đề thi làm ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội: Ngay sau đợt thi thứ nhất (ngày 4-5.7) đã xảy ra sự cố loan tin lộ đề thi môn Toán. Chỉ sau hơn 15 giờ nhận nhiệm vụ, Trung tâm an ninh mạng Bách khoa đã xác định được chứng cứ khẳng định đề toán không hề bị lộ. Nguyên do là trên diễn đàn Toán học của một thầy giáo có tên Nguyễn Phú Khánh tại Đà Lạt đã muốn “đánh bóng” trang web của mình bằng cách chèn một số câu trong đề thi chính thức vào phần đã luyện thi trước đó trên diễn đàn, gây hoang mang cho xã hội.


3. Lùi thời gian tổ chức kì thi quốc gia tới năm 2010:
Theo lộ trình và chủ trương của Bộ GD-ĐT, mùa thi năm 2008 sẽ là năm bản lề, tập dượt nghiêm túc để tiến tới một kỳ thi quốc gia vào năm 2009. Tuy nhiên, ngay trong kì tuyến sinh ĐH, CĐ năm 2008, bộ đã thông báo lùi 1 kì thi quốc gia tới năm 2010.

 

4. Năm cuối cùng tổ chức kì thi tốt nghiệp lần 2: Kì thi này bắt nguồn từ cuộc vận động “hai không”: “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Đây là cơ hội cuối cùng cho những thí sinh lỡ trượt tốt nghiệp lần 1 sẽ cố gắng để có tấm bằng tốt nghiệp. Từ năm 2009 sẽ không còn kì thi này, thay vào đó thí sinh chưa tốt nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình lớp 12.


 5.Công bố Dự thảo chiến lược giáo dục 2009-2020: Bản dự thảo chiến lược được giao cho Viện Khoa học Giáo dục chủ trì biên soạn từ tháng 7/2007, đã qua 13 lần chỉnh sửa, lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia  về giáo dục, hiệu trưởng các trường cao đẳng, đại học, giám đốc các sở giáo dục đào tạo trong cả nước, và các nhà giáo lão thành, nhà khoa học.

 

Theo đó, Bộ dự kiến đưa ra nhiều "quyết sách" quan trọng: chậm nhất năm 2015, toàn quốc bắt đầu dạy từ lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ năm 2010, ngành giáo dục dự kiến xóa bỏ biên chế, tuyển dụng toàn bộ giáo viên theo hợp đồng. Thực hiện phổ cập giáo dục một năm cho trẻ 5 tuổi để chuẩn bị tốt trước khi vào lớp 1...

 

6. Quan tâm đến đào tạo theo nhu cầu xã hội: Đây không phải là năm học đầu tiên ngành giáo dục liên tục tổ chức các hội nghị về đào tạo theo nhu cầu xã hội nhưng vẫn nhận được sự chú ý quan tâm của dư luận. Các lĩnh vực được đề cập đến trong năm 2008 như đào tạo tiếng Anh trong các trường ĐH, đào tạo theo nhu cầu xã hội đối với các ngành nông lâm thuỷ sản, khối ngành y dược…  Dường như, tất cả các ngành mà bậc ĐH, CĐ đào tạo hiện nay đều rơi vào tình trạng thừa thì vẫn thừa mà thiếu thì vẫn thiếu. Thiếu về chất lượng, thiếu về số lượng nhưng thừa đôi lúc vẫn là số lượng.

 

7. Lần đầu tiêu các trường ĐH thực hiện 3 công khai: Đầu năm học 2008 - 2009, Bộ GD&ĐT đưa ra yêu cầu các trường ĐH phải thực hiện 3 công khai: Công khai tài chính, công khai chất lượng và công khai nguồn lực. Nhưng đến nay, số trường công bố 3 công khai này mới chỉ... đếm trên đầu ngón tay.


8. Việt Nam tổ chức thành công kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế:
Sau nhiều năm tham gia, năm 2008, lần đầu tiên Việt Nam là chủ nhà của Olympic Vật lý quốc tế. Và đây cũng là lần đầu tiên các “tuyển thủ” của Việt Nam dành được giải cao như vậy, với 4 huy chương vàng, và 1 huy chương đồng.


9. Công bố báo cáo khảo sát kết quả học tập của học sinh tiểu học: Đây không phải lần đầu tiên Bộ GD&ĐT công bố báo cáo này nhưng năm 2008 báo cáo khảo sát đối với kết quả học tập môn Toán và Tiếng Việt của học sinh lớp 5 có nhiều bất ngờ như  “tốc độ” tiến bộ của học sinh vùng nông thôn nhanh hơn khu vực thành thị. Có thể kết quả này chưa nói được hết nhưng nó cũng đã cho thấy một cái nhìn khái quát và khá toàn diện về chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học Việt Nam nói riêng và các bậc khác nói chung.


10. Thí sinh không "mặn mà" với thi học sinh giỏi (HSG):
Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm 2008: Cả kỳ thi có 38 giải nhất, nhưng riêng môn toán và môn văn đều không có giải nhất nào, trong khi phần lớn các môn khác đều có hàng trăm giải. So với năm 2007, số TS đoạt giải thấp hơn, tỉ lệ TS đoạt giải trên tổng số TS dự thi cũng thấp hơn (năm ngoái có 1.635 HSG quốc gia đạt tỷ lệ 44,08%). Theo lý giải của các thầy cô giáo, từ khi Bộ đưa ra chủ trương thắt chặt đầu vào và bãi bỏ những ưu tiên dành cho HSG cấp quốc gia, thì số thành viên đội tuyển của địa phương sụt giảm hẳn và các em không còn "mặn mà" với cuộc thi này.

Duy Tuân
 

Số lần xem trang: 2126
Điều chỉnh lần cuối: 07-01-2009

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : chín bốn sáu bốn không

Xem trả lời của bạn !