/data/file/BN/BN.png

Hanoinet - Năm 2008, các trường thuộc “top” trên như Kinh tế, Bách Khoa, Ngân hàng… có số thí sinh đăng ký dự thi giảm đáng kể.

Khối A:
Không khó nếu thí sinh biết lượng sức

Cập nhật lúc 16h35, ngày 31/01/2009

Thí sinh dự thi năm 2008. Ảnh Đ.T

 

Theo Đoan Trúc/VNN

Hanoinet - Năm 2008, các trường thuộc “top” trên như Kinh tế, Bách Khoa, Ngân hàng… có số thí sinh đăng ký dự thi giảm đáng kể.

Điểm chuẩn khối A của kỳ thi tuyển sinh 2008 được nhiều chuyên gia đánh giá là thấp hơn so với năm 2007. Tuy nhiên, nếu chọn những ngành có tiếng như Kế toán, Tài chính–Ngân hàng… thì không dễ thở chút nào.

Phía Nam: Chỉ cần 6 điểm/môn
 
Năm 2008, các trường thuộc “top” trên như Kinh tế, Bách Khoa, Ngân hàng… có số thí sinh đăng ký dự thi giảm đáng kể. Hầu hết những thí sinh có đủ tự tin thì mới ngắm đến những trường luôn có điểm chuẩn cao này. Vì thế điểm chuẩn ở các trường này phần nào dễ thở hơn và nhiều trường đã phải xét tuyển NV2, chuyện xưa nay hiếm.

So với năm 2007, điểm chuẩn năm 2008 của ĐH Bách Khoa TP.HCM giảm rõ rệt. Nếu như năm 2007, ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường là Công nghệ thông tin và Cơ điện tử với 23,5 điểm. Nhưng năm 2008, mức điểm này chỉ dừng lại ở con số 21. Có khá nhiều ngành của trường chỉ cần đạt 16 điểm là thí sinh có thể có tên trong danh sách trúng tuyển. Trong khi đó, năm 2007, điểm chuẩn thấp nhất là 18 điểm.

Năm 2007, các ngành đào tạo của ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) đều có mức điểm chuẩn chung là 20 điểm. Năm 2008, trường không còn giữ quy định điểm chuẩn chung cho các ngành. Vì thế, điểm chuẩn của ¾ ngành đã giảm từ 1-2 điểm so với năm trước. Riêng ngành Kỹ thuật phần mềm có điểm chuẩn là 21 điểm, cao hơn 1 điểm so với năm 2007.

ĐH Ngân Hàng TP.HCM luôn là trường khiến nhiều thí sinh phải “né”. Trong hai năm liền, 2007 và 2008, điểm chuẩn thấp nhất của trường đều là 18 điểm. Tuy nhiên, so với các ngành khác của trường, ngành Tài chính–Ngân hàng luôn có điểm chuẩn khá cao. Năm 2007, điểm chuẩn của ngành này là 22,5 và năm 2008 thấp hơn 1 điểm.

Năm 2008, có khá nhiều trường ĐH phía Nam ấn định điểm chuẩn của các ngành khối A ở mức 16 điểm đến 17 điểm, thấp hơn so với năm 2007 khá nhiều. Cụ thể, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, mức điểm chuẩn thấp nhất của năm 2008 chỉ là 15 điểm, trong khi đó 17 điểm là thấp nhất của năm 2007. Năm 2008, mức điểm chuẩn của các ngành tương đương với năm 2006.

Trừ các ngành của hệ sư phạm, các ngành còn lại của ĐH Sư phạm TP.HCM có điểm chuẩn khá thấp: 15,5 điểm. Trong khi đó, mức điểm này của năm 2007 cao hơn 1 điểm.

Điểm chuẩn năm 2008 của hầu hết các ngành thuộc Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đều thấp hơn so với năm 2007. Một số ngành, mức chênh lệch này phải từ 5 điểm đến 6 điểm. Cụ thể, ngành Kỹ thuật điện-Điện tử chênh lệch 4 điểm; ngành Cơ khí chế tạo máy 4,5 điểm; ngành Công nghệ thông tin 5 điểm… Tuy nhiên, so với năm 2006, điểm chuẩn của năm 2008 chỉ chênh lệch từ 1-2 điểm.

Khác với nhiều trường, Khoa Kinh tế của ĐH Quốc gia TP.HCM có nhiều ngành với mức điểm chuẩn của năm 2008 cao hơn năm 2007 từ 1 điểm đến 2 điểm. Ví dụ ngành Kinh tế học cao hơn 1 điểm; ngành Tài chính– gân hàng cao hơn 3 điểm. Ngành Tài chính–Ngân hàng có mức điểm chuẩn là 22 điểm, cao nhất so với các ngành khác. Mức chênh lệch này so với ngành có điểm chuẩn thấp nhất của trường là 6 điểm.

Năm 2008, ĐH Khoa học Tự nhiên cũng giữ được mức điểm chuẩn tương đối ổn định so với năm 2007. Hầu hết các ngành đều có mức điểm chuẩn bằng hoặc cao hơn 1 điểm đến 2 điểm so với năm trước.

Với tổng điểm cả ba môn đạt 15-16 điểm, năm 2008, thí sinh đã có cơ hội để trúng tuyển vào các trường như Nông Lâm, Sài Gòn, Tôn Đức Thắng, Tây Nguyên, Cần Thơ, Đà Lạt…

Phía Bắc: Khối ngành Kinh tế… khó nuốt

Khá nhiều trường top trên ở phía Bắc, nếu muốn vô các ngành khối Kinh tế, thí sinh phải đạt mỗi môn 7-8 điểm.

Năm 2008, ĐH Kinh tế Quốc dân ấn định mức sàn đối với điểm chuẩn của khối A là 22 điểm. Tuy nhiên, điểm chuẩn của từng ngành học khá cao: Ngân hàng lấy 26 điểm, Kế toán-Kiểm toán có điểm chuẩn 26,5 điểm. So với năm 2007, mức điểm này không có sự khác biệt nhiều. Và so với năm 2006, ở cả hai năm 2007–2008, khá nhiều ngành có điểm chuẩn cao hơn. Tại Học viện Tài chính, mức điểm 22,5 là điểm chuẩn dành cho khối A.

Một trong những trường thuốc khối ngành Kinh tế được xếp vào top trên tại phía Bắc là Học viện Ngân hàng: Điểm chuẩn thấp nhất là 23 điểm. Và ngành Tài chính – Ngân hàng có điểm chuẩn là 24 điểm. So với năm 2007, mức điểm chuẩn này cao hơn từ 1 điểm đến 2 điểm.

Tại ĐH Hàng Hải, khá nhiều ngành thuộc nhóm ngành Hàng hải chỉ có mức điểm chuẩn bằng 15 điểm. Nhưng với nhóm ngành Kinh tế, điểm chuẩn thấp nhất là 18 điểm, trong đó ngành Kinh tế Ngoại thương có điểm chuẩn cao nhất: 20 điểm.

Cũng giữ mức điểm chuẩn trên 20 điểm là ngành Kinh tế và Tài chính ngân hàng của Trường ĐH Thương mại. Các ngành khác của trường cũng có mức điểm chuẩn không mấy “mềm”, từ 17 điểm đến 19,5 điểm.  So với năm 2007, điểm chuẩn của các ngành có giảm nhẹ.

Nhìn chung, năm 2008, điểm chuẩn của các trường top trên phía Bắc vẫn không dễ chịu đối với nhiều thí sinh.

Mức điểm sàn dành cho khối A của ĐH Ngoại thương (phía Bắc) là 25 điểm. Riêng ngành Kinh tế đối ngoại có điểm chuẩn đến 28. Và ngành Tài chính quốc tế cũng có điểm chuẩn khá cao: 26 điểm. Năm 2007, mức điểm sàn dành cho khối này của trường cao hơn, 26 điểm.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng làm nhiều thí sinh ngán ngại với mức điểm chuẩn thấp nhất là 19 điểm và cao nhất là 23 điểm. Trong đó, chỉ duy nhất ngành Kỹ thuật điện, điện tử có điểm chuẩn là 19 điểm, 3 ngành còn lại đều có điểm chuẩn trên 20 điểm. Tuy nhiên, so với năm 2007, điểm chuẩn của năm 2008 vẫn thấp hơn. Cụ thể ở các ngành Điện tử viễn thông và Công nghệ thông tin, mức điểm chuẩn của năm 2007 là 26 điểm.

Các trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội không “dễ thở” so với ĐH Quốc gia TP.HCM. Các ngành của ĐH Công nghệ có điểm chuẩn từ 19 đến 23,5. Mức điểm chuẩn thấp nhất của Trường ĐH Khoa học tự nhiên là 18 điểm thuộc về các ngành Toán, Vật lý, Công nghệ hạt nhân… Các ngành Kinh tế đối ngoại, Tài chính – Ngân hàng của Trường ĐH Kinh tế cũng ấn định mức điểm chuẩn cao, 22 điểm và 24 điểm.

Ở mức điểm cận sàn, phía Bắc cũng có nhiều trường để thí sinh lựa chọn như Tây Bắc, Công Đoàn, Hồng Đức, Thăng Long. Hay như Học viện Hành chính quốc gia, điểm chuẩn dành cho khối A là 16 điểm. Năm 2007, điểm chuẩn của khối A là 18 điểm.

Năm 2008, phía Bắc cũng không ít những trường có mức điểm chuẩn trung bình 16 điểm đến 17 điểm. Ví dụ Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội có mức điểm chuẩn từ 15 điểm đến 18 điểm cho từng ngành. ĐH Giao thông vận tải có mức điểm chuẩn là 17 điểm. Các ngành đào tạo của Mỏ - Địa chất cũng có mức điểm trúng tuyển từ 15 – 17 điểm. ĐH Nông nghiệp 1 cũng ấn định mức điểm chuẩn từ 15 – 19 điểm.

Số lần xem trang: 2123
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bảy một năm hai ba

Xem trả lời của bạn !