/data/file/BN/BN.png
 

Trong khi một số ngành ngày càng "hot" thì lại có ngành liêu xiêu phải "đóng cửa" vì không có thí sinh nhập học

 

Theo trao đổi với ông Phạm Văn Liên, Trưởng ban Đào tạo của Học viện Tài chính nhận định, cuộc khủng hoảng kinh tế tuy có tác động đến tâm lý chọn ngành nghề đăng ký dự thi của thí sinh nhưng không lớn.

“Nếu thí sinh lựa chọn ngành nghề đúng đắn thì sẽ không phải lo lắng nhiều, vì cuộc khủng hoảng nào cũng sẽ có hồi kết và thường chỉ kéo dài 2-3 năm; trong khi 4 năm sau người học mới ra trường, chắc chắn nhu cầu xã hội vẫn rất cần. Vì vậy, tài chính - ngân hàng vẫn là ngành “hot” trong mùa tuyển sinh 2009”, ông Phạm Văn Liên nhận định.

Chỉ tiêu tuyển sinh tiếp tục tăng

Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng Lê Mẫn cũng tỏ ra lạc quan khi dự báo, mùa tuyển sinh 2009, tài chính – ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục thu hút sự lựa chọn của thí sinh. Trong số 2.600 chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến của trường năm 2009 thì có tới 1.700 chỉ tiêu dành cho ngành tài chính - ngân hàng (tăng hơn 20% chỉ tiêu so với năm 2008).

Tuy nhiên, sự cạnh tranh về trình độ nhân lực trên thị trường lao động sẽ gay gắt hơn. Hiện Học viên Ngân hàng đang tiến hành điều tra về việc làm của sinh viên sau khi ra trường nhưng theo ông Lê Mẫn, thực tế nhiều năm nay cho thấy, nhiều sinh viên đã tìm được việc làm ổn định ngay từ khi thực tập.

 

Kỳ thi tuyển sinh tại Học viện Ngân hàng năm 2008. Ảnh: Đức Long

Dự báo của các chuyên gia tuyển sinh cũng khá tương đồng với dự báo về nguồn nhân lực của Bộ Tài chính, bới đến năm 2010, nhu cầu nguồn nhân lực của các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán và thẩm định giá khoảng 13.500 người.

Trong đó, lĩnh vực chứng khoán cần tới 5.000 người, tăng trên 500% so với hiện nay; nhu cầu nhân lực đối với ngành kiểm toán đứng thứ 2 với tốc độ tăng 103% so với hiện nay (khoảng 3.000 người); lĩnh vực thẩm định giá cũng được dự báo cần tới 500 người (tăng 20% so với hiện nay)…

Những ngành học khát nhân lực

Công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng vẫn là những ngành cần một lượng rất lớn nhân lực từ nay cho đến 2015. Nhưng kỳ thi tuyển sinh 2009 cũng hé lộ thực trạng, nhiều ngành đang “khát nhân lực” nhưng khó thu hút được sinh viên vào học.

Điển hình là ngành đóng tàu với nhu cầu mỗi năm cần từ 10.000 - 15.000 lao động. Hiện nay cả nước có 6 trường ĐH, CĐ (không kể các trường nghề thuộc tập đoàn Vinashin) có đào tạo các ngành nghề trực tiếp phục vụ công nghiệp đóng tàu  với tổng số sinh viên chính quy là 53.107 người và không chính quy là 28.634 người.

Với năng lực hiện tại, các cơ sở đào tạo từ nghề cho đến ĐH mới chỉ cung cấp được khoảng 600 - 700 kỹ sư và khoảng 2000 – 3000 công nhân nghề mỗi năm  thuộc các ngành nghề gắn liên với công nghiệp đóng tàu. Con số này mới chỉ đáp ứng được khoảng 40 - 60% nhu cầu nhân lực của ngành này.

Các ngành đào tạo Nông lâm thủy sản ở các trường ĐH cũng lâm vào cảnh đìu hiu dù nhu cầu của thị trường lao động mỗi năm cần từ 12.000 - 14.000 người. Về quy mô, cả nước có hơn 14.000 sinh viên trên 1.603.484 sinh viên  đang theo học các ngành nghề liên qua trực tiếp đến chế biến nông - lâm - thuỷ sản, chiếm tỷ lệ 4.82%. Đối với TCCN, tỷ lệ học sinh trong lĩnh vực này chỉ chiếm 4%.

Trong khi đó, tỷ lệ lao động có việc làm trong lĩnh vực nông – lâm - thuỷ sản chiếm đến trên 50% và điểm thi vào những ngành này thường rất thấp. Điểm chuẩn vào ĐH Nông nghiệp I năm 2008 cả hai khối A và B chỉ từ 15 đến 18 điểm;  ĐH Lâm nghiệp khối A từ điểm sàn (13 điểm) và khối B từ 17 điểm trở lên. Thậm chí, mới đây, ĐH Nông nghiệp đã phải  “đóng cửa” ngành Công thôn (Công nghiệp và công trình nông thôn) vì bốn năm liền không có thí sinh nhập học, nhiều ngành khác cũng trong tình trạng “èo uột” vì thiếu sinh viên như: Khoa học đất, Nông hóa thổ nhưỡng… 

Theo Nam Phương/ Đất Việt

Số lần xem trang: 2118
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : ba chín ba năm sáu

Xem trả lời của bạn !