/data/file/BN/BN.png

-Hanoinet - Phiên đối thoại giữa lãnh đạo Chính phủ với các đại biểu sinh viên nằm trong khuôn khổ Đại hội toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần VIII.

 

Hàng loạt câu hỏi “nóng”, liên quan đến những vấn đề “thiết thân” của sinh viên được đại biểu sinh viên đưa ra để chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng các Thứ trưởng các Bộ và người đứng đầu các ban, ngành trong tối 15/2.

Phiên đối thoại giữa lãnh đạo Chính phủ với các đại biểu sinh viên nằm trong khuôn khổ Đại hội toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần VIII.

Nóng nhất: Việc làm, thực tập, kĩ năng sống 

Là sinh viên năm cuối, Dương Xuân Trà My, đến từ đoàn Hà Nội ,mở màn buổi chất vấn kéo dài 2,5 giờ bằng câu hỏi "Chính phủ sẽ làm gì để giúp chúng cháu trong vấn đề việc làm?”

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trả lời: “Việc làm là vấn đề quan trọng nhất đối với sinh viên. Không chỉ đến năm cuối mà ngay từ năm thứ nhất, các bạn đã phải đặt ra câu hỏi cho vấn đề này”.

Theo ông Nhân, từ phía người học phải đặt ra câu hỏi mình phù hợp với nghề gì, xã hội đang cần nghề gì. Nhà trường cũng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Còn từ phía nhà nước, các bộ, ban, ngành phải đưa ra cơ cấu, dự báo nhân lực các ngành, nghề hiện tại và tương lai.

Điều này thì Nhà nước chưa làm tốt”, ông Nhân thừa nhận dù đã viện dẫn có tới 11 hội thảo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hộị, có hơn 600 hợp đồng đã ký kết giữa các trường và doanh nghiệp, ông Nhân cũng thừa nhận.

Theo ông Nhân, năm 2008, trung tâm dự báo nhân lực quốc gia đã được thành lập, dù muộn. Đây sẽ là cơ sở để đảm bảo thông tin cụ thể về các ngành, nghề xã hội đang cần.

Một điểm nữa theo Phó Thủ tướng là trong vấn đề tìm việc, sinh viên phải chủ động vì yếu tố cá nhân là quan trọng nhất.

“SV không có điều kiện thực tập, nhà trường không đáp ứng đủ? Vậy giải pháp là đâu?”, đại biểu Lê Hoàng Minh, ĐHQG TP.HCM chất vấn.

Đúng là khâu thực tập trong các trường chưa được quan tâm đúng mức. Trong hơn 600 hợp đồng đào tạo theo nhu cầu đều ghi rõ là nhận SV thực tập và tạo điều kiện việc làm sau khi ra trường. Những chuyển biến này chậm chạp nhưng là hướng tốt để chúng ta giải quyết khâu thực tập cho sinh viên. Còn từ phía Bộ, cái thiếu là chưa xây dựng quy chuẩn về thực tập dành cho sinh viên”.

Theo Phó thủ tướng thì sinh viên cũng nên chủ động nghĩ xem mình sẽ thực tập ở đâu, đề xuất thông qua các mối quan hệ để có chỗ thực tập sẽ tốt hơn.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra câu hỏi: “Khi mới tốt nghiệp, nộp hồ sơ tuyển dụng, nhà tuyển dụng yêu cầu 1 năm kinh nghiệm. Làm thế nào để doanh nghiệp không yêu cầu điều đó và họ tự tin nhận sinh viên vào làm?”.

Chính một người khác cùng đoàn TP HCM đã trả lời câu hỏi này: “Trước khi doanh nghiệp tự tin đòi bạn 1 năm kinh nghiệm thì bạn cũng phải tự tin để cho họ biết là bạn có thể làm được những gì”.

Phó Thủ tướng “gật gù”: “Nếu yêu cầu 1 năm kinh nghiệm về chuyên môn, kĩ thuật, họ không tuyển sinh viên, Vấn đề ở đây là kinh nghiệm sống. Vì vậy, ngoài học tập, các bạn hãy tự trau dồi cho mình những kĩ năng khác”.

Nhưng các điều kiện để sinh viên trau dồi kĩ năng sống không đủ (Không có môi trường, nếu có thì chi phí cao, …). Vậy giải pháp của Phó thủ tướng là gì?”, đại biểu Phạm Đăng Khoa đến từ ĐH Duy Tân Đà Nẵng phản biện.

Chúng tôi đã phát động phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực để nâng cao ý thức, nếp sống cho học sinh – sinh viên. Kĩ năng sống của sinh viên chúng ta còn yếu, nhưng hiện đang rất được quan tâm trong các trường học. Các trường ngày càng phải tạo điều kiện hết sức để các bạn tham gia vào hoạt động đoàn thể, tích lũy kinh nghiệm và kĩ năng sống”, thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết.

Phó Thủ tướng nói vui: “Để ngồi được ở đây, tôi cũng đã trải qua nhiều thất bại. Sau mỗi lần như vậy, tôi tích lũy cho mình thêm nhiều điều quý báu. Các bạn cũng vậy, cứ cố gắng phấn đấu, học tập và rèn luyện, các kĩ năng sẽ tự hình thành”.

Nghiên cứu khoa học: Để doanh nghiệp vào đầu tư 

Ảnh minh họa
Đại biểu chất vấn các thành viên Chính phủ
Đại biểu Nguyễn Ngọc Quang, đến từ ĐH Bách Khoa Hà Nội hỏi: “Phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học (NCKH) phát triển cả về quy mố, chất lượng nhưng kinh phí còn quá eo hẹp, sinh viên gặp nhiều khó khăn, dẫn tới việc hạn chế khả năng nghiên cứu. Chính phủ có giải pháp gì?”

Ông Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ trả lời: “Quốc hội đã thông qua kinh phí cho NCKH (2%) trong tổng chi ngân sách của nhà nước. So với các nước con số này còn eo hẹp nhưng cũng tạo điều kiện tốt hơn cho những nhà khoa học”. 

Theo ông Tiến thì Bộ Khoa học – Công nghệ đã lập ra Quỹ nghiên cứu Khoa học – Công nghệ nhằm hỗ trợ công tác NCKH của các nhà khoa học, trong đó có sinh viên. “Nếu có điều kiện và khả năng, các bạn cứ tham gia NCKH, quỹ này sẽ phân bổ kinh phí cho các bạn”, ông Tiến nói. 

Bạn Quang cũng đề xuất lập quỹ hỗ trợ sinh viên NCKH do chính Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đứng đầu. “Chúng ta sẽ huy động vốn từ các cơ quan chức năng và các nhà hảo tâm”, Quang nói. 

Đại biểu Danh Minh Chánh đến từ học viện Biên phòng bổ sung: “Trước khi tiến hành NCKH, nhà trường cần giúp sinh viên trongg việc tìm hiểu ai sẽ là người hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu này. Sau đó, sẽ mời chính những người đó đầu tư cho nghiên cứu. Như vậy có tốt hơn không?’

Liên quan đến vấn đề NCKH, ông Tiến chất vấn lại các đại biểu: “Tại sao thời trước chúng ta có ít người giỏi nhưng số lượng người vào các viện nghiên cứu không it. Hiện tại, lượng người giỏi tăng lên nhưng người nghiên cứu thì giảm đi”.

Một cách thẳng thắn, đại biểu Phạm Xuân Công (CĐ Điện lực Cao Thắng) trả lời: “Do chính sách đầu tư, ưu đãi chất xám của nước ta còn kém, nên các nhân tài “chạy” hết ra nước ngoài. Mt vấn đề nữa là khi sinh viên đem đơn nộp vào viện nghiên cứu, những “đại thụ” ở đó không ai quan tâm đến việc bạn đó đến từ đâu, học gì mà chỉ hỏi: “Anh là con ông nào, cháu bà nao?”. Cơ chế quan liêu như vậy khiến nhiều người tai f”nản” không muốn nghiên cứu trong nước nữa”. 

Ông Tiến chia sẻ: “Nhà nước đang tìm cơ chế để ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học. Nhưng NCKH phải bắt nguồn tự sự say mê. Nếu chưa nghiên cứu mà đòi hỏi quyền lợi thì không làm khoa học được”.

Về vấn đề “con ông cháu cha”, ông Tiến không nhắc gì thêm.

Học phí và vay vốn tín dụng

Đại biểu Trần Văn Thuật, đến từ TP HCM đưa ra câu hỏi: “Giáo dục,, Y tế là 2 vấn đề được quan tâm, chăm sóc nhiều nhất. Kinh tế tăng trưởng, ngân sách tăng như học phí cũng tăng. Điều này có mẫu thuẫn với thực tế và định hướng của nhà nước?”

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân bình tĩnh trả lời: “Khung học phí 10 năm nay không tăng (đối với các trường công lập). Ở các nước khác, người dân đóng góp cho giáo dục rất nhiều.. Ở nước ta, chỉ có 36,7% là tiền do dân đóng góp cho giáo dục. Năm 2000, tổng học phí chiếm 8,1% chi phí giáo dục cả nước. Năm 2006, con số này là 6,7%. Như vậy, chi tiêu cho giáo dục ngày càng tăng, việc tăng học phí là điều khó tránh khỏi. 

Mặt khác, nước ta còn nghèo, những người có điều kiện khá giả đóng góp một chút để cả nước không ai không được đi học. Vì thế, đóng học phí là huy động sức toàn dân để giúp đỡ nhà nước, xây dựng một nền giáo dục tốt hơn”. 

Về vấn đề vay vốn tín dụng ưu đãi, đại biểu Đỗ Minh Tùng đến từ ĐH Hải Phòng chất vấn: “Mức vay 800 ngàn/tháng không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Liệu sinh viên có được vay thêm không? Nếu có nhu cầu vây để mua máy tính phục vụ việc học, sinh viên có được đáp ứng không?” 

Ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đôc Ngân hàng chính sách xã hội cho biết: “Mức vay 800 ngàn/tháng chỉ là mức hỗ trợ chứ không phải mức đáp ứng tuyệt đối nhu cầu tối thiểu của một sinh viên. Chúng tôi cũng nghe được nhiều ý kiến đề nghị xem xét lại mức vay này để phù hợp với điều kiện mới. Nhưng sau khi cân nhắc và tính đến mọi yếu tố như ngân sách, khả năng thanh toán, chúng tôi vẫn quyết định giữ mức trên”. 

Với nhu cầu vay vốn để mua máy tính, ông Tiến trả lời: “Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các bạn. Muốn vay để mua máy tính, các bạn chỉ cần đến ngân hàng làm thủ tục rồi vay một lần”.

Đổi mới phương pháp học tập: Có nên học tín chỉ vào thời điểm này?

Đại biểu Đặng Thị Thúy đến từ ĐH Vinh đặt câu hỏi: “Sinh viên ngày nay cần năng động, chủ động học tập và tiếp thu kiến thức. Nhưng cơ sở vật chất chưa đầy đủ, chuyển sang đào tạo tín chỉ bây giờ đã hợp lý chưa?” 

Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Việc đào tạo theo tín chỉ ở nưj. Nước ta bắt đầu xuất hiện từ năm 1995, gần đây mới phát triển manh. Như vậy là vẫn chậm so với thế giới.

Người học và người dạy theo kiểu tín chỉ cũng đều mệt hơn: Sinh viên phải nghĩ để lựa chọn môn học, giáo viên phải thay đổi cách dạy để đáp ứng được. Như vậy, đào tạo theo tín chỉ phải đi kèm với nâng cao trình độ, chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất cũng phải đáp ứng được. Các trường kêu khó, nhưng vẫn phải từng bước thực hiện”.

Đại biểu Chu Kim Mai, đến từ ĐH KHXH&NV – ĐHQG TPHCM chất vấn: “Yêu cầu tự học, tự nghiên cứu đói với sinh viên ngày càng cao nhưng tài liệu ít, đắt, thư viện ít đầu sách, toàn sách cũ. Nhà nước sẽ tạo điều kiện như thế nào cho sinh viên?” 

Ông Nguyễn Thiện Nhân trả lời: “Đã có trường có hệ thống thư viện điện tử. Ngoài ra, các trường sẽ hình thành các trung tâm sách cũ cho chính trường mình. Học sinh phổ thông đã đủ sách học sau khi huy động mọi nguồn lực bán, cho sách cũ. Còn bậc ĐH, sao chúng ta không làm điều này?”.

Đại biểu Trần Hải Linh, chủ tịch Hội SVVN tại Hàn Quốc có sáng kiến: “Các du học sinh sẽ thiết lập một hệ thống trao đổi thông tin, hỗ trợ tài liệu học cho các bạn sinh viên trong nước bằng cách download trên các trang web về. Như vậy, vừa tiết kiệm, vừa tiện lợi”.

KTX, nhà ở, chế độ cho sinh viên tình nguyện

Ảnh minh họa
Đến phút cuối, vẫn còn nhiều cánh tay giơ lên muốn hỏi tiếp. Những câu hỏi chưa được trả lời sẽ được chuyển đến các thành viên chính phủ
Đại biểu Nguyễn Thị Phương Duyên đến từ ĐH Mỹ thuật Công nghiệp TP HCM chất vấn: “Số lượng sinh viên ngày càng tăng, nhưng số lượng KTX không tăng. Trước đây, nhu cầu KTX còn được đáp ứng 30%, nhưng nay giảm xuống còn hơn 20%. Thuê nhà bên ngoài rất không an toàn cho sinh viên. Vậy chính phủ có giải pháp gì?”

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trả lời: “Năm 2008, cả nước có 1,6 triệu sinh viên, tăng gần 12 lần so với năm 1986. Trong khi đó, cả nước có 365.000 chỗ ở trong KTX, tăng 1,5 lần. Nhìn vào con số tăng chênh lệch này ai cũng có thể đoán được hệ quả tiếp sau của nó.

Chính phủ đã có chương trình đầu tư xây dựng KTX. Nhưng Bộ Giáo dục chưa tham mưu tốt cho chính phủ trong vấn đề này trong tất cả các yếu tố liên quan như kinh phí, quỹ đất, quy hoạch, nhân lực... Còn từ phía các trường chưa coi trọng vấn đề KTX. Nếu đâu tư cho giáo dục tốt mà không đầu tư cho nhà ở thì cũng không hiệu quả.
 

Cuối tháng 3 này, Bộ GD-ĐT sẽ trình chính phủ chương trình xây dựng KTX trong cả nước, xây dựng chuẩn nhà trọ để nhân dân đầu tư, kinh doanh nhà trọ có hiệu quả dưới sự giám sát của nhà nước”. 

Liên quan đến vấn đề thanh niên – sinh viên tình nguyện, đại biểu Trần Thị Huyền Trang, ĐH Lâm Nghiệp chất vấn: “Các sinh viên tình nguyện hoạt động sôi nổi, nhiều người có đóng góp không nhỏ cho địa phương. Vậy họ có chế độ, chính sách gì không? Nhưng người hi sinh khi làm nhiệm vụ có chế độ liệt sỹ không? Nếu có thì bao giờ công bố?”.

Ông Nguyễn Duy Thăng, thứ trưởng Bộ Nội vụ trả lời câu hỏi này như sau: “Các đội viên trí thức đi phục vụ các địa bàn khó khăn đều được hưởng trợ cấp bằng lương bậc thấp nhất của ngạch đào tạo, được cấp tư trang miễn phí, miễn nghĩ vụ quân sự vào lao động công ích.

Trong khi làm nhiệm vụ, nếu người đó có hành động dũng cảm mà bị thương sẽ được xét chế độ như thương – bệnh binh, nếu hi sinh, hưởng chế độ như liệt sĩ”.

Theo ông Thăng thì năm 2000, chính phủ đã ban hành chính sách đối với đội viên trí thức trẻ trong và sau khi làm nhiệm vụ. “Năm 2003, có 1000 sinh viên trí thức trẻ về 298 xã nghèo của 25 tỉnh. Năm 2004, có 400 bạn đội viên đội trí thức trẻ tham gia phục vụ kinh tế – quốc phòng. Chúng tôi rất quan tâm đến chế độ chính sách cho các bạn để khuyến khích các bạn tích cực, hăng hái hơn nữa”.

Lưu học sinh VN tại nước ngoài: Vai trò trong cải cách giáo dục

Đại biểu Đặng Tiến Đức, du học sinh VN tại Singapo đặt vấn đề: “Trong công cuộc cải cách giáo dục, vai trò của sinh viên trong nước và sinh viên đi du học như thế nào? Có cơ chế, chính sách gì để thu hút trí tuệ của du học sinh?”

Ông Nguyễn Thiện Nhân nói: “Sinh viên sẽ là những người gánh lấy vận mệnh dân tộc. Tương lai của đất nước nằm trong tay các bạn. Vì thế, vài trò của họ đối với cải cách giáo dục đã thấy rõ.

Còn đối với các bạn du học sinh VN tại nước ngoài, các bạn có tri thức, kĩ năng, ngoại ngữ tốt hơn, được hưởng thụ nền giáo dục tiên tiến hơn, các bạn phải tự tìm đường về với tổ quốc để phục vụ tổ quốc, bất kể khi nào bạn có thể, bạn muốn. Các bạn là đại sứ cho tri thức, con người Việt Nam. Vai trò quan trọng của các bạn trong cải cách, nâng cấp hệ thống giáo dục là điều rất rõ”.

Đại biểu Trần Ngọc Oanh, chủ tịch hội SVVN tại Pháp chất vấn: “Chính phủ sẽ quản lý, tập hợp các lưu học sinh VN tại các nước như thế nào?”

Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Trước đây tại các nước có lưu học sinh VN đều có mt ban quản lý. Nhưng sau đó, các ban này không còn vì lượng sinh viên giảm. Thời gian gần đây, du học tự túc tăng đột biến, thông qua các đại sứ quán, chúng tôi cũng sẽ cho lập lại các ban quản lý đó để sinh viên VN tại các nước đều có tổ chức riêng cho mình.

Từ phía Bộ GD-ĐT cũng lập Cục đào tạo nước ngoài, chuyên quản lý lưu học sinh VN tại các nước”.

Theo VNN

 

Số lần xem trang: 3617
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : hai tám không không

Xem trả lời của bạn !

logolink