/data/file/BN/BN.png

"Đã là SV sư phạm phải hiền lành, đức độ, là tấm gương cho HS noi theo. Chuyện cầm dao đâm người khác, tôi không tin nổi ở người phụ nữ. Ghét ai, cùng lắm là đấm, đá, chứ không thể cầm dao giết người. Còn cô ta băm bổ như thế, tôi không tin là cô ta bộc phát mà phải có một quá trình sa ngã" - GS Nguyễn Lân Dung nói về Kim Anh, hung thủ giết người tình trong xe Lexus gây dư luận xôn xao thời gian qua.

Trước sự kiện nữ sinh trường ĐH Sư phạm HN lạnh lùng sát hại người tình cũ, GS Nguyễn Lân Dũng không khỏi rùng mình. Ông thở dài ngạc nhiên, không biết các tổ chức đoàn thể trong trường ở đâu, đã không nhận thấy sự biến chất trong con người của sinh viên này.
 
- Từng là SV sư phạm và từng đứng trên bục giảng để giảng dạy cho những SV thời nay, ông thấy sự khác biệt giữa những SV thời của ông và SV thời nay như thế nào?
 
- GS Nguyễn Lân Dũng: Chúng tôi may mắn có những người thầy ra thầy. Chỉ ít thầy thôi, nhưng các thầy là những tấm gương để chúng tôi noi theo. Thầy không có giáo trình, phải tự học tiếng Nga để lấy giáo trình dạy cho chúng tôi. Thầy tự nghiên cứu khoa học. Tấm gương các thầy đã giúp chúng tôi có ý thức tự học, có ý chí vươn lên. Chúng tôi đã theo gưong thầy để tự học tiếng Nga, tự học nhiều ngoại ngữ và kiến thức khác. Chúng tôi học với động cơ là học cho mình, cho sự nghiệp sau này của mình.
 

GS Nguyễn Lân Dũng

Hồi SV (1954-1956) tôi không hề được học môn Vi sinh vật học. Nhưng khi ra trường tôi được phân công dạy môn học này. Tôi chỉ có 1 năm để chuẩn bị kiến thức. Nếu không có ý chí, phương pháp tự học, thì làm sao tôi có thể có được những kết quả như bây giờ: Thành lập Hội Vi sinh vật học, gia nhập hội này vào Hội Vi sinh vật học quốc tế (IUMS); thành lập Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật và gia nhập Bảo tàng giống chuẩn quốc tế (WFCC); cùng các giáo sư đầu ngành viết xong một giáo trình khá hiện đại trên 1000 trang; cùng tập thể xây dựng nên Viện Vi sinh vật học và Công nghệ sinh học…
 
Bây giờ, tôi vô cùng ngạc nhiên vì thấy đến mùa thi nhiều SV mới học, còn lại rất nhiều sinh viên toàn… đi chơi. Chỉ khi đến gần mùa thi các em thức cả đêm để ôn. Học kiểu này thì làm sao giỏi được?

Còn giảng viên thì lên lớp rất nhiều giờ. Có một Hiệu trưởng ở TP HCM nói với tôi, giáo viên của họ thu nhập 15 đến 20 triệu đồng/ tháng (!). Mỗi giờ dạy chỉ có 50 - 60 ngàn đồng. Có nghĩa là giảng viên này phải dạy không biết bao nhiêu giờ trong tuần? Dạy thế thử hỏi họ soạn bài, đọc sách, nghiên cứu vào lúc nào?

Lại có những thầy bây giờ còn dạy bằng những giáo trình cũ của Nga từ lâu lắm rồi, trong khi khoa học trên thế giới đã thay đổi rất nhiều. Có những giảng viên đại học không biết dùng Intenet. Vậy làm sao họ cập nhật được thông tin?

Nghĩ lại, SV bây giờ học nhiều năm, nhiều thầy, nhiều môn, nhưng không hiểu vì sao lại không có tinh thần học tập như chúng tôi thời rất gian khó bấy giờ.

- Như vậy, phần nào sự giảm sút ý thức học tập và đạo đức của SV hiện nay là do người thầy?

- Một phần ở người thầy. Nếu thầy giáo không chuyên tâm, không đem hết nhiệt tình của mình, không dạy người mà chỉ dạy chữ, thì làm sao SV nhiệt tình học được? Từ chỗ không quyết tâm học thì SV sẽ không có lý tưởng. Lý tưởng của SV Sư phạm là đi dạy. Nếu không có lý tưởng này thì việc gì SV phải học giỏi? Không học thì chơi. Trong chơi bời thì có cả chuyện yêu đương từ rất sớm.

Tôi không phản đối chuyện yêu trong SV. Nhưng yêu mà ở chung nam nữ tại nhà trọ thì không thể chấp nhận được. Tây hóa hơn cả tây. Trong vụ việc vừa qua, cô SV Kim Anh bắt buộc phải đi theo nạn nhân, vì đã trót ăn ở với họ rồi. Nếu không, cô ấy sợ gì mà phải đi với nạn nhân. Và đó là cái điều tôi không thể chấp nhận được.
 
Thứ hai là cô ấy rất liều lĩnh. Đã là SV sư phạm phải hiền lành, đức độ, là tấm gương cho HS noi theo. Chuyện cầm dao đâm người khác, tôi không tin nổi ở người phụ nữ. Ghét ai, cùng lắm là đấm, đá, chứ không thể cầm dao giết người. Còn cô ta băm bổ như thế, tôi không tin là cô ta bộc phát mà phải có một quá trình sa ngã.
 
- Nhưng giáo viên khó có thể quản lý đời sống riêng tư của SV, nhất là chuyện yêu đương?
 

Trong đời giảng dạy của mình, ông đã phải gặp thái độ thiếu ý thức nào của SV khiến ông buồn?

Tôi đã từng gặp những SV lười học trong các buổi thi vấn đáp. Tôi hỏi và hầu như họ không biết trả lời cái gì. Thế là tôi cũng buồn lắm rồi.

GS Nguyễn Lân Dũng

- Tôi nghĩ, việc sinh viên sống 4 năm ở đại học mà không ai phát hiện ra về tư cách, đạo đức còn chứng tỏ các chi đoàn hoạt động rất không hiệu quả. Cô ta sống như thế nào, ăn chơi, hư hỏng ra sao, chi đoàn chả nhẽ không biết? Tôi nghĩ đó là sự vô trách nhiệm của đoàn thể.

Thứ nữa là gia đình. Để con gái ăn ở với người như thế, chứng tỏ bố mẹ quản lý con cái quá lỏng lẻo. Gia đình ở xa thì còn người thân, họ hàng ở gần chứ. Phải hết sức quan tâm trước hết đến con cái của mình, vì đó mới là của để dành trên đời.

Rồi giáo viên chủ nhiệm, họ có tác dụng gì không? Họ phải động viên hoạt động đoàn thể, phải biết đến đời sống SV đang gặp khó khăn gì chứ?

- Nhiều người cho rằng, việc quản lý những thứ "ngoài học tập" của SV là rất khó, mà phải trông chờ vào sự tự giác, trưởng thành, sự giáo dục trong gia đình và của mỗi người?

- Dạy trẻ em nên người thì tự nhiên cái chữ nó vào. Do vậy, theo tôi phải dạy người trước đã rồi mới dạy chữ. Mà như thế thì không phải bắt đầu từ giảng đường đại học, mà từ khi trẻ em còn bé thơ, dạy trong gia đình, dạy từ trường mầm non trở lên.

Với trường ĐH, tôi nghĩ các tổ chức đoàn thể phải xây dựng lại hình ảnh của mình. Đoàn không phải là các hoạt động vui chơi giải trí mà các đoàn viên phải theo dõi, động viên nhau. Tổ chức Đoàn phảicó vị trí quan trọng, mỗi đoàn viên phải luôn phải trau dồi bản thân mình cho xứng đáng là cánh tay và đội hậu bị của Đảng.

- Xin cảm ơn ông!
 
Theo VTCNews

Số lần xem trang: 2116
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : năm sáu không một sáu

Xem trả lời của bạn !