/data/file/BN/BN.png

(SVVN) Phố Tây balô, nằm ở phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM những ngày cuối tuần “đông nghịt”… sinh viên mình.

Lùng hàng độc phố Tây

Khách du lịch nước ngoài thường mang theo sách, đĩa nhạc để giải trí. Và ở phố Tây từ lâu đã hình thành các dịch vụ trao đổi sách, đĩa nhạc với nguồn sách ngoại văn, băng đĩa hơi bị dồi dào, và có nhiều tựa hiếm có khó tìm. Chính vì thế, khi cần hàng hiếm, dân sinh viên tới đây săn lùng.

Học Du lịch vòng quanh thế giới, Thùy Dung, năm 4, khoa Du lịch, Đại học Hùng Vương, đã lặn lội hết nhà sách cũng như thư viện trong thành phố mà tài liệu thiếu vẫn hoàn thiếu. May nhờ người bạn mách nước, Dung đến phố Tây và đào trúng mỏ vàng.

Với Phương Linh, năm 3, khoa Anh, Đại học Sư phạm, TP.HCM, thì phố Tây là một “địa chỉ vàng”. Linh cho biết, tại các cửa hàng sách cũ ở phố Tây, cô tìm mua được rất nhiều sách chuyên ngành, đĩa học tiếng Anh, bài hát tiếng Anh rất hay.

Thế mới biết dân Tây balô có văn hóa là vừa đi vừa học. Linh và các bạn mình có thể mang đến 2 cuốn sách cũ để đổi lấy cuốn sách mới. Hoặc có thể mua lại với giá chỉ bằng 1/3 so với giá thị trường.

Phố Tây còn là nơi để sinh viên Báo chí tìm đọc các tờ báo danh tiếng như: The Times, The Wall Street Journal, Globe, Christian Science Monitor, The Sun, Daily Sport… với giá mềm.

Khang Duy, năm 4, khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV TP.HCM, cho biết: “Mỗi tuần mình thường đến phố Tây một lần để tìm mua các tờ báo tiếng Anh về luyện dịch, học hỏi cách phát hiện và giải quyết vấn đề chuyên nghiệp và sâu sắc của họ. Cũng những tựa tạp chí này, nếu vào nhà sách lớn như Xuân Thu thì giá tiền phải gấp 5, gấp 6 chứ không đùa!”.

 

SV.jpg

 

Luyện “ngoại ngữ chợ trời”, và “săn” việc làm

Nhiều dân Tây balô được sinh viên “tôn” làm thầy luyện ngoại ngữ. Và họ là những người thầy nhiệt tình với học phí rất “bèo”. Phương Linh kể: “Chiều chiều khách du lịch thường ra ngồi quán cóc để uống nước và trò chuyện với nhau. Chỉ cần một ly nước mía mình đã có thể làm quen và trò chuyện với họ.

Khách Tây sống ở đây cởi mở và hòa đồng lắm! Nhiều du khách nhiệt tình giúp mình về phát âm, từ vựng mới ngoài sách vở. Nhờ thường xuyên trò chuyện với họ mà vốn tiếng Anh của mình phong phú và lưu loát hẳn. Mình đã tự tin hơn trong những lần thuyết trình ở lớp”.

Ngọc Sùng, khoa Hàn Quốc học, Đại học Hồng Bàng, gọi phố Tây là “vị cứu tinh”. Sùng kể: “Mới vào học tiếng Hàn, mình chạy khắp thành phố, quanh quẩn bên khu vực chợ Bến Thành mà vẫn không tìm thấy người Hàn nào để trò chuyện. Nghe các bạn giới thiệu, mình đến phố Tây và mừng quýnh khi tìm được mấy ông bạn Hàn Quốc để trò chuyện. Đến giờ mình và những người Hàn ấy đã trở thành bạn bè thân thiết của nhau”.

Với Minh Duy, ngành Nhật Bản học - ĐH KHXH&NV, những câu chuyện làm quen ở quán cóc đã mang đến cơ hội đưa cuộc đời Duy sang trang mới: “Sau những lần trò chuyện, thấy vốn tiếng Nhật của mình khá, một số người Nhật đã nhờ mình làm thông dịch viên và hướng dẫn du lịch”. Và sau khi ra trường, cậu sẽ về công ty của một ông bạn người Nhật để làm việc.

 

Nguyễn Quang

Số lần xem trang: 2120
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám hai sáu không sáu

Xem trả lời của bạn !