/data/file/BN/BN.png

(Zing) – Tình trạng kinh tế suy thoái cộng với áp lực tìm việc làm sau khi tốt nghiệp khiến nhiều sinh viên Trung Quốc phải treo status “bán thời gian rảnh” trên mạng.

Hôm thứ ba, tờ Changjang Times đưa tin Zhang Li, sinh viên năm hai tại một trường dạy nghề ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc, đã mở một cửa hàng trên Taobao.com – website mua sắm trực tuyến hàng đầu Trung Quốc - để “bán thời gian rảnh” của cô.

Zhang sẽ xếp hàng lấy chỗ giùm bạn, nếu bạn ghét phải xếp hàng đợi chờ lâu; khi bạn mệt, cô có thể thay bạn đi shopping; Zhang cũng nhận lời mua giúp cà phê hay vé xem chương trình ca nhạc/lễ hội nào đó mà bạn không muốn mất thời gian lẫn công sức chạy đi mua.

Thời gian rảnh: Ai mua? Tôi bán

Không ít sinh viên Trung Quốc đang tìm đến những cách xin việc mới mẻ hơn trong tình trạng khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp gia tăng hiện nay. (Ảnh minh họa)

Cô giải thích về cách tìm việc mới mẻ này: “Tôi chỉ muốn bán thời gian rảnh để làm những gì có ý nghĩa cho người khác. Như vậy, tôi có thể kiếm chút tiền dằn túi và quan trọng hơn là có thể tạo ra công việc làm ăn riêng của mình.”

Với 6,1 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp vào tháng 6, chuyện tìm việc làm ngày càng trở thành vấn đề khó khăn hơn trong thời buổi kinh tế suy thoái. Năm ngoái, có khoảng 1,5 triệu cử nhân không xin được việc, tăng nửa triệu so với năm 2007.

Từ khi khai trương cửa hàng online vào đầu tháng 3, Zhang đã hoàn thành được hai việc cho khách hàng với mức thù lao 10 nhân dân tệ/giờ và 100 nhân dân tệ/ngày.

Trường hợp đầu tiên xuất hiện sau một tuần mở cửa hàng và khách muốn đặt mua một cặp kính sát tròng trên mạng. Zhang đã bỏ ra hai ngày lướt net mới tìm được đúng loại thích hợp. Cô không tính phí vụ làm ăn này bởi đây là lần đầu tiên và cô muốn nó trở thành mẩu quảng cáo có lợi cho mình.

Sau đó, shop của Zhang thu hút sự chú ý nhiều hơn và việc thứ hai Zhang được nhờ là mua sắm mang lại cho cô 75 nhân dân tệ. Ngoài cửa hàng trực tuyến này, Zhang còn sử dụng các chat room hoặc bảng thông báo online để “dán” quảng cáo nhằm thu về những phản hồi tích cực.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có không ít khách hàng, thường là nam giới, đưa ra vài yêu cầu kỳ quặc như cùng cô ra ngoài ăn tối hoặc xem phim, hay thậm chí là hẹn hò với họ. Với những trường hợp này, cô kiên quyết nói không vì cho là “nó thật vô nghĩa!”

Một số cư dân mạng có cách nghĩ khác về loại hình kinh doanh trên.Theo họ, sinh viên nên tập trung thời gian để học những gì có ích trong suốt thời gian đi học thay vì buôn bán như thế. Nhưng Zhang khẳng định: “Tôi có thể cân bằng thời gian cho học hành và chuyện làm ăn trên mạng, vì công việc này giúp tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm xã hội”. Và cô không phải là người tiên phong thử "kinh doanh thời gian rảnh" trên mạng.

Chen Xiao ở tỉnh Hồ Nam mới là người đầu tiên mở cửa hàng loại này tại Taobao.com hồi tháng 12/2008. Cô đã kiếm được 3.000 nhân dân tệ trong hai tháng với khoảng 50 đầu việc.

Guan Mingyu, một chủ shop “bán thời gian” khác, bày tỏ những lo ngại về độ an toàn của công việc đang làm. Anh cho biết chỉ nhận chạy việc giùm khách ban ngày chứ hiếm khi đồng ý ra ngoài ban đêm vì lý do an ninh.

Theo giáo sư Tan Fang của trường ĐH Nam Trung Quốc, mọi người nên có thái độ tích cực trước khuynh hướng tìm việc mới nói trên, trong lúc đó bộ phận làm luật nên chú ý để kịp thời giám sát và có đường hướng hành động phù hợp.

Theo China View

http://news.zing.vn/news/viec-lam/thoi-gian-ranh-ai-mua-toi-ban/a48765.html

Số lần xem trang: 2151
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám không tám một một

Xem trả lời của bạn !