/data/file/BN/BN.png
 - Mức học phí mới dự kiến áp dụng từ năm học 2009-2010, được tính dựa trên thu nhập bình quân đầu người ở từng khu vực khác nhau, theo từng bậc học và loại hình đào tạo.

Đây là một trong những nội dung của “Đề án đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008-2012”.

Khối ngành khoa học tự nhiên sẽ có mức học phí cao nhất là 650.000 đồng. Ảnh: SV Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) trong lễ tốt nghiệp. Ảnh: Lê Anh Dũng
Đại học: Chia 7 nhóm ngành

Ở bậc đại học, mức học phí mới được áp dụng với 7 nhóm ngành học, được tính theo từng bậc học và loại hình đào tạo.

 

Theo đó, nhóm ngành Y dược có mức cao nhất là 800.000 đồng/tháng/sinh viên. Các nhóm ngành còn lại dao động từ mức 230.000-650.000 đồng/tháng/sinh viên.

 

Riêng SV ngành sư phạm, mức học phí được áp dụng từ 200.000-500.000 đồng. Nếu SV sư phạm vay vốn tín dụng để đóng học phí, sau khi ra trường, nếu đi dạy học ít nhất 5 năm (đối với Đại học, Cao đẳng) và 3 năm (đối với Trung cấp chuyên nghiệp) thì nhà nước sẽ xoá nợ (cả gốc lẫn lãi.

 

Với các ngành đào tạo không chính quy, học phí không vượt quá 150% mức học phí chính quy. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được quyền chủ động xây dựng mức học phí.

 

Giữa chương trình đại trà và chương trình chất lượng cao, mức học phí cũng sẽ khác nhau. Đối với chương trình đại trà ở các bậc học, học phí được xét theo căn cứ đã nêu. Đối với các chương trình chất lượng cao, phần chi tăng thêm (ngoài phần chi của Nhà nước) sẽ do người học đóng góp.

 

Khung học phí Đại học của các nhóm ngành đào tạo đại trà giai đoạn 2008 - 2012 

 

Nhóm ngành đào tạo Khung học phí (đồng/tháng/SV)
Khoa học xã hội, kinh tế, luật 250.000 - 550.000
Kỹ thuật, công nghệ 270.000 - 650.000
Khoa học tự nhiên 270.000 - 650.000
Nông - Lâm - Thuỷ sản 230.000 - 550.000
Y dược 290.000 - 800.000
Thể dục thể thao, nghệ thuật 270.000 - 650.000
Sư phạm 200.000 - 500.000

 

Khung học phí của trung cấp nghề và cao đẳng nghề cuả các nhóm nghề đào tạo đại trà giai đoạn 2008 - 2012

Nhóm nghề đào tạo Khung học phí (đồng/tháng/học sinh)

Khối thăm dò địa chất, thuỷ văn, khí tượng

300.000 - 700.000

Khối hàng hải

260.000 - 610.000

Khối Y tế, dược

250.000 - 580.000

Khối cơ khí luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện, kỹ thuật xây dựng

240.000 - 560.000
Khối công nghệ lương thực và thực phẩm 230.000 - 540.000
Khối kỹ thuật bảo quản và vật tư hàng hoá 220.000 - 530.000
Khối văn hoá thể thao – du lịch 210.000 - 520.000
Khối kỹ thuật điện tử, bưu chính viễn thông 200.000 - 500.000

 

Học phí phổ thông: Không quá 6% thu nhập

 

Ở bậc phổ thông và mầm non, học phí được tính dựa trên thu nhập bình quân  của hộ gia đình ở từng khu vực khác nhau, sẽ không chiếm quá 6%. Mức học phí này sẽ do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định để phù hợp với tình hình từng địa phương.

 

Nếu các hộ dân nào có thu nhập quá thấp, 6% chưa đảm bảo chi phí đủ cho các nhu cầu học tập thì Nhà nước sẽ hỗ trợ thêm, ngoài phần miễn học phí.

 

Đề án này cũng đảm bảo học sinh Tiểu học, thuộc diện chính sách, thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia tiếp tục được miễn học phí. Các đối tượng cận nghèo và gia đình chính sách cũng được giảm học phí. Nhà nước cũng sẽ thực hiện hỗ trợ chi phí học tập cho các vùng có thu nhập rất thấp. 

 

Học phí theo khu vực

Với định hướng này, các tỉnh thành như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Ninh... sẽ có mức HP dự kiến cao nhất. Các tỉnh vùng Tây Bắc, một số tỉnh vùng Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Tây nguyên sẽ có mức học phí thấp nhất, trong đó có những tỉnh HS không phải đóng hoặc đóng HP không đáng kể, đồng thời còn được hỗ trợ học bổng, trợ cấp mua sách vở, đồ dùng học tập để đi học.

(Theo Tuổi Trẻ)

Mức học phí ở các trường phổ thông chuyên thực hiện theo quy định chung của địa phương, không cao hơn các trường phổ thông đại trà trên địa bàn. Các trường THPT chuyên vẫn được xác định là nơi đào tạo nhân tài cho địa phương.

 

Đối với các trường dân tộc nội trú, Nhà nước sẽ đầu tư, hỗ trợ hoàn toàn chi phí hoạt động.

 

Các cơ sở đào tạo ngoài công lập và của nhà đầu tư nước ngoài được quyền quyết định mức học phí nhưng phải thực hiện 3 công khai: Chất lượng đào tạo, nguồn lực đào tạo, tài chính

 

Đề án đổi mới cơ chế tài chính khẳng định: Đại diện phụ huynh học sinh ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; đại diện học sinh sinh viên và các giáo viên, giảng viên có quyền và trách nhiệm giám sát sử dụng kinh phí của cơ sở giáo dục theo quy chế hoạt động của trường.

 

Hiện nay, kinh phí của người dân chi cho giáo dục và đào tạo là 21.514 tỉ đồng, chiếm 26,4% trong tổng nguồn tài chính chi cho giáo dục và chiếm 2% GDP. 

  • Kiều Oanh - Cẩm Quyên

Số lần xem trang: 2131
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : sáu sáu sáu ba hai

Xem trả lời của bạn !