/data/file/BN/BN.png

(GD&TĐ) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên. Theo đó, mức cho vay tối đa cho 1 học sinh, sinh viên trên tháng là 860.000 đồng, tăng 60 nghìn so với quy định trước. 

Sinh viên xin xác nhận vay vốn. Ảnh: internet
Sinh viên xin xác nhận vay vốn. Ảnh: internet

Quyết định này điều chỉnh lại mức vốn cho vay (tối đa 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên) theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên và có hiệu lực kể từ ngày 26/8/2009.

Được biết, trong năm 2009, Chính phủ dành 8.000 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên nghèo vay vốn học tập.
Như vậy, đến nay, Chính phủ đã có lần điều chỉnh mức vay cho học sinh, sinh viên. Lần tăng đầu tiên là từ 300.000 đồng/tháng Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên lên 800.000 đồng/tháng. Với lãi suất cho vay là 0,5%, thấp hơn cả mức lãi suất cho vay hộ nghèo. Trong thời gian đang theo học tại các trường, cộng với một năm sau khi ra trường, học sinh, sinh viên chưa phải trả nợ, trả lãi tiền vay.

Để được vay vốn, học sinh, sinh viên phải có giấy xác nhận của nhà trường, của cơ sở đào tạo (các đơn vị tham gia liên kết đào tạo không trực tiếp cấp bằng tốt nghiệp không có thẩm quyền xác nhận). Giấy xác nhận này chứng minh học sinh, sinh viên đang theo học tại trường.

Với các học sinh, sinh viên nhập học năm đầu tiên, hộ gia đình phải xuất trình giấy báo nhập học của nhà trường (bản photocopy có công chứng); Các năm học tiếp theo chỉ cần giấy xác nhận học sinh, sinh viên đang theo học tại trường để tránh trường hợp học sinh, sinh viên bị đình chỉ học, thôi học, bỏ học nhưng vẫn tiếp tục vay vốn.

Hiếu Nguyễn

Số lần xem trang: 2126
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám chín sáu năm ba

Xem trả lời của bạn !