/data/file/BN/BN.png

(pcworld.com.vn) Trong cuộc gặp mới đây với báo chí, ông Võ Tấn Long, Tổng giám đốc IBM Việt Nam đã chia sẻ quan điểm về vấn đề đào tạo nhân lực CNTT.

 

Ông Long (ảnh) cho biết, trong lĩnh vực gia công phần mềm, IBM nhìn thấy Việt Nam có tiềm năng rất lớn nhưng đồng thời xuất hiện khó khăn ngay từ chính nguồn nhân lực. Theo đánh giá của ông Long thì có tới 2/3 sinh viên CNTT Việt Nam hiện nay sau khi tốt nghiệp chưa có đủ điều kiện làm việc trong các công ty đa quốc gia hay môi trường toàn cầu hoá. 1/3 sinh viên còn lại, tuy có khả năng nhưng vẫn cần từ 6-18 tháng để đào tạo thêm về kiến thức và kỹ năng (giao tiếp, làm việc nhóm, văn hóa ứng xử…).

 

Nhân viên bán hàng của IBM có kỹ năng CNTT rất tốt, nhưng họ sẽ không thể bán được hàng nếu họ không hiểu biết chuyên ngành hoạt động của khách hàng. Do vậy, mỗi nhân viên IBM phải có kiến thức đa dạng về các lĩnh vực liên quan tới công việc và biết kết nối giữa công nghệ với sự hiểu biết về ngành công nghiệp để có thể tạo ra những giá trị mới”, ông Long nói. 

 

Bên cạnh đó, ông Long cho rằng, trong đào tạo, Việt Nam nên đẩy mạnh những kỹ năng mềm (soft skills), như kỹ năng về ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm… để giúp mỗi sinh viên sẵn sàng hòa nhập vào thế giới phẳng. Như vậy, mô hình đào tạo cần phải thay đổi để các sinh viên không chỉ hiểu sâu về lĩnh vực được đào tạo, mà họ còn cần phải nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng của những ngành công nghiệp khác, để có thể hòa nhập thành công vào nền kinh tế.

 

Được hỏi về sáng kiến đào tạo nguồn nhân lực CNTT theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, ông Long nói: Mô hình đặt hàng có thể phù hợp trong môi trường kinh tế bao cấp chứ không phù hợp trong một nền kinh tế năng động và hội nhập theo xu thế phẳng. Nền kinh tế hiện nay phát triển nhanh đến mức người ta không thể đặt hàng được nguồn nhân lực cho tương lai. Theo tôi, cần nhìn nhận vấn đề hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp theo hướng khác. Nghĩa là, hai bên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để dự báo về những xu hướng phát triển kinh tế vĩ mô trong tương lai, từ đó đưa ra tiêu chí cụ thể để tào tạo đáp ứng xu thế đó, chứ không phải đặt trước về số lượng bao nhiêu nhân lực trong một vài năm tới.

 

Ông Long cho biết, hiện IBM đang hợp tác với một số trường ĐH ở Việt Nam để đưa khung chương trình tổng hợp của nhiều lĩnh vực với tên gọi “Kỹ nghệ và Quản lý Khoa học Dịch vụ” (SSME – Service-Science Management and Engineering) vào giảng dạy. Chương trình này giúp các khoa trong một trường ĐH cùng hợp tác để cung cấp các khóa học kết hợp kinh doanh, công nghệ và khoa học xã hội, để giúp các sinh viên sau khi ra trường từ 4-6 tháng là có thể gia nhập vào lực lượng nhân lực CNTT toàn cầu.

 

Bên cạnh đó, IBM cũng đang hợp tác với Bộ KHCN trong việc xây dựng Nền tảng Cộng tác Sáng tạo (Innovation Collaboration Platform), dựa trên các công nghệ kiến trúc hướng dịch vụ (SOA), công nghệ Web 2.0 để xây dựng nền tảng trao đổi, chia sẻ thông tin, các ý tưởng sáng tạo và hợp tác giữa các bên có liên quan. Ông Long hy vọng nền tảng tương tự như vậy sẽ được sử dụng cho ngành giáo dục Việt Nam với nhiều mục đích: diễn đàn trao đổi thông tin của cộng đồng nhu cầu nhân lực, là một kênh để Chính phủ lắng nghe những ý tưởng trao đổi để có những chính sách phù hợp hơn với sự phát triển…

 

Hạnh Lê

Số lần xem trang: 2123
Điều chỉnh lần cuối: 14-09-2009

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : hai hai năm hai không

Xem trả lời của bạn !