/data/file/BN/BN.png

Trong mọi ngành thỉnh thoảng vẫn có những con sâu làm rầu nồi canh, trong giáo dục, vẫn có những người thầy "lỏng lẻo" với trách nhiệm và lương tâm của mình.

Góp ý cho Kiên trong bài Bất cập: học lồi con mắt mà điểm vẫn thấp?

Kiên thân mến!

Hy vọng thời gian chờ đợi câu trả lời vừa rồi đã giúp em bình tâm trở lại và suy nghĩ kỹ hơn về mọi thứ.

Với những gì em kể, em bức xúc là rất đúng. Không những trong trường ĐH Nông Lâm mà trong mọi ngành thỉnh thoảng vẫn có những con sâu làm rầu nồi canh, trong giáo dục, vẫn có những người thầy "lỏng lẻo" với trách nhiệm và lương tâm của mình.

Với kinh nghiệm của người đã từng ngồi trên ghế giảng đường trong tư cách là sinh viên, cô cũng đã từng rất sợ và ghét những giảng viên ở hai thái cực "khó quá" và "dễ quá". Tuy nhiên, cả hai thái cực này trong mức độ nào đó đều có tốt và không tốt.

Dễ quá thì bảng điểm sinh viên đẹp nhưng học xong chuyên đề đó thì không hiểu chuyên đề này sinh ra để làm gì? thậm chí nội dung khái quát sơ sơ cũng không biết, sinh viên học chỉ để thi cho qua và qua rồi thì không biết gì.

Khó quá thì tạo áp lực lớn quá cho sinh viên, nhưng cũng nhờ những áp lực này kiến thức sinh viên có thể lên, nhất là những đối tượng chăm chỉ học đến "lồi cả con mắt" như em mô tả mà điểm vẫn thấp.

Tâm lý chúng ta khi đi học, bên ngoài rất thích có điểm cao, thích học nhàn nhưng bên trong cũng lại biết mình cần kiến thức và kiến thức mới đi mãi mãi cùng chúng ta.

Cô không nói với em rằng điểm số không quan trọng vì điểm số cao nhiều khi cũng có tác dụng khích lệ rất lớn cho tinh thần nhưng nếu điểm số ấy không trung thực với sức học thì nó lại giá trị.

Trên đời này mọi thứ đều tương đối, hãy cố gắng vì mục tiêu của mình đừng quá lệ thuộc bởi những cái nhìn xung quanh em sẽ thấy cuộc đời lạc quan, suy nghĩ tích cực hơn.

Hoàng Lan

Số lần xem trang: 2432
Điều chỉnh lần cuối: 12-05-2012

Tư vấn tâm lý học đường

Mong ước có một gia đình hạnh phúc (04-05-2024)

Không kiểm soát được cảm xúc của bản thân (04-05-2024)

Không muốn mất tình bạn đẹp (04-05-2024)

Áp lực công việc khi mới ra trường (04-05-2024)

Sổ tay chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên (28-02-2024)

THÍCH MỘT MÌNH (17-05-2018)

NGƯỜI YÊU Ở XA (07-12-2017)

Chương trình tư vấn sức khỏe, giáo dục giới tính được sinh viên quan tâm đặc biệt (18-10-2017)

4 kiểu tình yêu điển hình của sinh viên (16-10-2017)

Thay đổi (22-02-2017)

Xem thêm ...

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : ba tám chín một năm

Xem trả lời của bạn !

logolink