/data/file/BN/BN.png

Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà chuyên môn đã đi đến kết luận: có ít nhất 5% nhân loại phải chịu thiệt thòi vì không giống với 95% đa số kia. Và 5% nhân loại đó không phải ai xa lạ mà chính là bạn bè, anh em, con cháu của chúng ta.

 

Giới tính luôn là đề tài được nhiều người bàn cãi và thắc mắc, đơn giản nhất là câu hỏi: "Tại sao có những người có thể yêu người cùng phái?". Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà chuyên môn đã đi đến kết luận: có ít nhất 5% nhân loại phải chịu thiệt thòi vì không giống với 95% đa số kia. Và 5% nhân loại đó không phải ai xa lạ mà chính là bạn bè, anh em, con cháu của chúng ta. Vì vậy, họ cần nhận được sự đồng cảm hơn là sự dè bỉu. Để dễ hiểu hơn, chúng tôi khởi đầu bằng việc trả lời các câu hỏi.

Giới tính hình thành như thế nào?

Bất kỳ tế bào nào của cơ thể loài người cũng đều có 21 cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Ở phái nữ, nhiễm sắc thể qui định giới tính là X và X, còn ở nam là X và Y. Đôi nhiễm sắc thể giới tính này quyết định những khác biệt giới tính giữa hai phái, trong đó có bộ sinh dục ngoài. Bên cạnh đó, bộ não nam và nữ cũng khác nhau. Não có một vùng đặc biệt gọi là hạ đồi, tiết ra nội tiết tố có tác dụng kích thích tinh hoàn hay buồng trứng sản xuất ra nội tiết tố giới tính. Trong não còn có trung tâm xác định đối tượng tình dục mà nếu bị trục trặc thì có thể nó sinh ra chuyện... yêu người cùng phái!

Để dễ hình dung, có thể phân chia giới tính thành 3 kiểu như sau, dựa theo khuynh hướng tình dục:

Dị giới tính luyến ái (heterosexuality): Đó là đa số nhân loại. Nếu là nam, họ sẽ có cặp nhiễm sắc thể XY trong tế bào và chỉ yêu người khác phái, người có cặp nhiễm sắc thể XX.

Đồng tính luyến ái (homosexuality): Về mặt sinh học, những người đồng tính luyến ái hoàn toàn bình thường. Nam giới bị "pêđê" không phải do thiếu nội tiết tố sinh dục nam testosterone, nên họ chẳng cần thử máu để biết nồng độ testosterone có bình thường hay không, và cũng chẳng cần phải điều trị họ bằng testosterone uống hay chích vì chỉ có hại mà thôi. Hiện nay, khoa học vẫn chưa giải thích được vì sao trung tâm não nhận diện đối tượng tình dục của những người này chỉ có hình ảnh của người cùng phái. Có phải do rối loạn nhiễm sắc thể hay không? Có phải do thiếu testosterone khi còn trong bào thai hay không? Chưa ai chứng minh được. Có một điều các nhà chuyên môn rõ nhất là nữ giới cũng có đồng tính luyến ái nhưng ít gặp hơn nam.

Lưỡng tính luyến ái (bisexuality): Nhắc tới đồng tính luyến ái thì không thể không nhắc tới Alfred Kinsey, người đã đưa ra thang chia mức độ giới tính luyến ái, đi từ dị giới tính tới đồng tính luyến ái, mà nằm giữa hai thái cực là những người lưỡng tính luyến ái. May mắn hơn những người đồng tính luyến ái, những người lưỡng tính luyến ái vẫn có thể có chồng (vợ), có con nhưng vẫn có... bồ cùng giới. Có những người lưỡng tính luyến ái, sau một thời gian có vợ có con, lại bỗng hiểu ra mình chỉ có thể quan hệ đồng tính, nên đành "dứt áo" ra đi, bỏ vợ (chồng) bỏ con, đi theo một chàng (nàng) nào đó.

Đồng tính luyến ái có phải là bệnh?

Qua một cuộc phỏng vấn nhỏ, chúng tôi nhận thấy đa số, kể cả những nhà chuyên môn, cho rằng những người bị đồng tính ái là người bệnh. Lật lại “hồ sơ” nghiên cứu về giới tính trước đây, đồng tính luyến ái được xếp vô nhóm “lệch lạc tình dục” và cần chữa trị (dò theo bảng DSM - Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - của Hội Tâm thần Hoa Kỳ). Đến năm 1973, nó lại được điều chỉnh và xếp vô nhóm "rối loạn định hướng tình dục". Mười năm sau nữa thì người ta lại chia đồng tính luyến ái thành 2 nhóm: nhóm hài-lòng-với-chính-mình và nhóm không-hài-lòng-với-chính-mình. Các nhà chuyên môn cho rằng có thể chữa trị cho nhóm không-hài-lòng-với-chính-mình để họ trở nên yêu người khác giới. Sau đó, do việc điều trị liên tục thất bại, các nhà khoa học nhận ra là mình đã sai lầm nên kể từ 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh nữa, không có tên trong bảng DSM nữa, không thể chữa gì được, có chăng là hỗ trợ tâm lý để họ yêu đời.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

 

Số lần xem trang: 2448
Điều chỉnh lần cuối: 28-05-2012

Tư vấn tâm lý học đường

Mong ước có một gia đình hạnh phúc (04-05-2024)

Không kiểm soát được cảm xúc của bản thân (04-05-2024)

Không muốn mất tình bạn đẹp (04-05-2024)

Áp lực công việc khi mới ra trường (04-05-2024)

Sổ tay chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên (28-02-2024)

THÍCH MỘT MÌNH (17-05-2018)

NGƯỜI YÊU Ở XA (07-12-2017)

Chương trình tư vấn sức khỏe, giáo dục giới tính được sinh viên quan tâm đặc biệt (18-10-2017)

4 kiểu tình yêu điển hình của sinh viên (16-10-2017)

Thay đổi (22-02-2017)

Xem thêm ...

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám chín không bảy ba

Xem trả lời của bạn !

logolink