/data/file/BN/BN.png

BẠN TỰ YÊU MÌNH ĐẾN MỨC NÀO?

Trong cuộc sống, có thể có đôi lần chúng ta cảm thấy bối rối với những “chỉ dẫn” có vẻ đối ngược nhau. Thật vậy, có khi chúng ta được bảo rằng “phải biết yêu bản thân mình” trước hết, rồi lúc khác chúng ta lại nghe dạy “phải biết hy sinh bản thân mình vì người khác”. Bạn cũng như tôi, chắc cũng đã từng có lúc phải đặt câu hỏi: “Yêu mình hay yêu người khác trước, cái nào là điều đúng?”

Các bạn thân mến, câu trả lời là không có chuyện đúng hay sai trong việc “vì mình” hay “vì người khác” trước hết, bởi thực tế cuộc sống không đơn giản một cách rạch ròi dứt khoát như vậy.

Tự yêu bản thân mình hay còn gọi là ái kỷ (tiếng Anh: Narcissism) là thuật ngữ dùng để chỉ một dạng rối loạn tâm thần mà ước tính có tới khoảng 1% dân số bị mắc phải (Hoa Kỳ). Theo đó, người mắc bệnh ái kỷ thường có những đặc điểm nhân cách đặc trưng như luôn xem mình là người số một, là quan trọng nhất, đi đâu, làm gì, nói gì cũng được người khác tôn vinh và ngưỡng mộ… Bên cạnh đó, họ cũng ít khi hoặc không bao giờ quan tâm đến những cảm xúc và khó khăn của người khác, theo kiểu chỉ có bản thân họ mới là người đáng phải quan tâm còn những chuyện của người chỉ là những điều tầm thường, không đáng để bận tâm.

Hy vọng rằng bạn không phải là một trong số 1% dân số bị rơi vào trường hợp này, vì nếu nằm trong số đó, có khi bạn đã chẳng thèm “đếm xỉa” gì đến một bài viết tầm thường của một người bình thường như thế này! Vậy tại sao bạn lại cần tìm hiểu xem mức độ ái kỷ của mình như thế nào? Tôi sẽ nói cho bạn biết ngay lý do thôi. Theo các nhà tâm lý học, tuy rằng phần lớn con người không mắc chứng rối loạn tâm thần ái kỷ, nhưng hầu như ai cũng mang trong mình “một số đặc điểm nhất định” của chứng này. Chắc là bạn không phản đối chứ? Ai trong chúng ta cũng có một số đặc điểm nhất định của việc tự yêu bản thân mình. Điều đó không hề mang ý nghĩa là tốt hay xấu, bình thường hay không bình thường, chỉ đơn giản là bạn tự yêu mình đến mức như thế nào thôi.

Tự yêu bản thân mình trong nhiều trường hợp là điều rất cần thiết để thành công và để thấy mình có giá trị trong cuộc đời. Hầu hết những nhà chính trị, những nhà lãnh đạo đều có sự tự yêu mình ở mức khá cao! Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, việc tự yêu mình quá mức có thể dẫn đến những rắc rối cho chính bản thân người đó cũng như mang lại những tổn thương hoặc sự không thoải mái cho người khác, nhất là những người có quan hệ trực tiếp với người đó.

Tôi xin phép dừng sự “dài dòng” của mình tại đây và mời bạn thử tìm hiểu xem mức độ tự yêu bản thân của mình nơi bạn như thế nào. Hãy thư giãn và nhẹ nhàng, đây là một trắc nghiệm khá thú vị, ngắn gọn trong 10 câu, chỉ nhằm mục đích giúp bạn khám phá một chút về bản thân mình. Kết quả trắc nghiệm ngắn này không bao giờ có thể đủ để khẳng định là bạn có bị mắc chứng rối loạn tâm thần ái kỷ hay không, vì thế trong trường hợp bạn quá lo lắng về điều đó, xin hãy tìm đến bác sỹ tâm thần hoặc nhà tâm lý trị liệu, chứ đừng lấy kết quả này để kết luận.

Hướng dẫn làm trắc nghiệm:
Bạn vui lòng đọc kỹ từng câu dưới đây, và cho điểm từng câu một cách trung thực nhất với chính mình theo các mức độ cụ thể sau đây:

1 – Rất không đúng (phù hợp) với đặc điểm của tôi
2 – Không đúng
3 – Lưỡng lự (không xác định được rõ ràng)
4 – Đúng với tôi
5 – Rất đúng với đặc điểm của tôi

    1. Tôi có thể miệt mài trong suy nghĩ về những chuyện cá nhân của tôi, về sức khỏe của tôi, những sự quan tâm của tôi và về những mối quan hệ của tôi với người khác.

    2. Những cảm xúc của tôi dễ bị gây tổn thương bởi sự nhạo báng hoặc những nhận xét khinh thường từ người khác

    3. Khi tôi bước vào một căn phòng, tôi thường trở nên chú tâm đến chính bản thân mình và cảm thấy những cặp mắt của người khác đang hướng theo tôi.

    4. Tôi không thích chia sẻ sự tán dương/ khen ngợi đối với một thành tích nào đó với người khác.

    5. Tôi cảm thấy tôi có đủ mọi thứ trong tay mình mà không lo nghĩ gì về những vấn đề khó khăn của người khác.

    6. Tôi cảm thấy mình khác một cách thất thường so với hầu hết mọi người

    7. Tôi thường phân tích những nhận xét của người khác theo một cách mang tính cá nhân.

    8. Tôi dễ dàng bị bao phủ vào trong những hứng thú của riêng tôi và quên đi sự hiện diện của của những người khác.

    9. Tôi không thích hiện diện trong một nhóm trừ khi tôi biết rằng tôi được đánh giá cao từ ít nhất là một người đang có mặt trong nhóm đó.

    10. Tôi âm thầm “rời khỏi” hoặc thấy bực mình khi có ai đó mang những khó khăn của họ đến với tôi, và cần đến sự thông cảm và thời gian của tôi.

Cho điểm:
Cộng lần lượt từ câu 1 đến câu 10 theo số điểm tương ứng mà bạn đã chọn cho từng câu.
Tổng số điểm của bạn là: ________

Ý nghĩa tổng quan của các mức điểm tương ứng với mức độ tự yêu bản thân (ái kỷ):

    Dưới 20. Tự hiến (hy sinh bản thân mình cho người khác)
    Từ 20-23. Vị tha (luôn nghĩ đến người khác)
    Từ 24-34. Tự nhận thức về bản thân (hiểu bản thân của mình)
    Từ 35-40. Vị kỷ (chỉ quan tâm đến bản thân mình)
    Trên 40. Tự đại (tự thấy mình quá vĩ đại)

Phân tích chi tiết:
Mức điểm từ 10 đến 23. Tấm lòng vàng
Có thể nói danh dự của bạn chính là sự thấu cảm với người khác. Bạn là người tốt quan tâm đến người khác, bạn luôn ủng hộ người khác một cách sâu sắc, lúc nào bạn cũng sẵn sàng có thời gian dành cho người khác. Nếu có ai đó cần đôi tai để lắng nghe hay bờ vai để khóc thì họ sẽ tìm đến bạn. Bạn là một thành viên trong đội có tấm lòng vàng. Người ta nói đến sự hỗ trợ, nói đến điểm tựa, và sự giúp đỡ của bạn đối với những vấn đề khó khăn của họ. Bạn là một người bạn vĩ đại.

Tuy nhiên, hãy ý thức rằng có thể có lúc người khác sẽ “tranh thủ” lòng trắc ẩn của bạn. Ý thức rằng, có những lúc sẽ tốt hơn nếu bạn biết đặt mình lên trên hết. Nếu lúc nào đó bạn thấy mình bị qua mặt, bị bỏ lại, hay đơn giản là bị lờ đi, thì đó chính là thời điểm mà bạn phải đặt mình lên trước hết. Để làm được điều đó, bạn có thể học hỏi từ những người mà bạn biết là họ tập trung vào những hứng thú của riêng họ nhiều hơn bạn. Hãy tập nói “Không”.

Mức điểm từ 24 đến 40. Thước đo quý giá.
Mức độ tự yêu bản thân của bạn ở vào khoảng trung bình. Bạn có một sự cân bằng khỏe mạnh giữa sự vị kỷ (vì bản thân mình) và vị tha (vì người khác). Bạn biết dành thời gian cho người khác nhưng cũng biết giữ thời gian cho chính bản thân. Phẩm chất này giúp bạn trở thành một người bạn tốt. Châm ngôn “lòng nhân hậu bắt đầu từ nhà của mình” rất phù hợp với tính cách của bạn. Trong khi bạn làm việc hăng say cùng với người khác trong nhóm, bạn cảm thấy tự hào vì những đóng góp của cá nhân mình được người khác công nhận. Bạn thông cảm với những khó khăn của người khác và đưa ra những lời khuyên hữu ích, nhưng bạn cũng đồng thời nhớ để cẩn trọng và luôn giữ mình trong tiến trình thực hiện những mục tiêu của riêng mình.

Mức điểm trên 40. Tâm hồn khờ dại.
Bạn thân mến, bạn sẽ không bao giờ bị phiền muộn để lắng nghe những câu chuyện nức nở từ người khác đâu, và một cách thẳng thắn, bạn là người ước rằng người khác cứ giữ lấy những vấn đề “tầm thường” của họ cho chính bản thân họ mà thôi. Trong thực tế, bạn gặp khó khăn trong việc thông cảm một cách đầy đủ và hiểu được những cảm xúc cũng như niềm tin của người khác. Bạn tin rằng trong nhóm, những ai không có năng lực thì phải che dấu đi trong khi đó bạn lấy hết tất cả sự tán thưởng từ người khác cho những ý tưởng và sáng tạo của bạn. Bạn thấy mình quá quan trọng, còn cuộc sống thì quá ngắn để có thể bỏ thời gian ra cho những ai không ở trong vị trí có thể giúp bạn tiến lên. Bạn có khuynh hướng được thổi phồng quá mức về tầm quan trọng của riêng mình. Điểm của bạn càng cao thì bạn càng mang những đặc điểm này nhiều.

Nhớ rằng, bạn chẳng bao giờ giúp được bản thân mình nếu chỉ có muốn giúp chính mình. Người ta sẽ nhìn xuyên suốt được con người bạn. Thật vậy, ấn tượng ban đầu là quan trọng nhưng những ấn tượng sau cùng mới là vấn đề. Hãy làm những công việc tình nguyện mà không cần sự tán dương, hãy đóng góp từ thiện một cách vô danh.

Nếu điểm của bạn ở mức trên 40, có thể bạn chẳng nhận ra điều này, nhưng bạn bè và đồng nghiệp của bạn sẽ tôn trọng bạn hơn nếu bạn thôi không ghen tỵ và biết dành sự khen ngợi cho những nỗ lực của người khác. Bạn không cần phải tô điểm thêm nữa cho những thành công của mình để được thán phục. Bạn chia sẻ sự thừa nhận người khác nhiều hơn thì bạn sẽ được yêu thích hơn.

Dẫn theo
Ngô Minh Uy
Chuyên viên tham vấn tâm lý

Số lần xem trang: 3446
Điều chỉnh lần cuối:

Tư vấn tâm lý học đường

Mong ước có một gia đình hạnh phúc (04-05-2024)

Không kiểm soát được cảm xúc của bản thân (04-05-2024)

Không muốn mất tình bạn đẹp (04-05-2024)

Áp lực công việc khi mới ra trường (04-05-2024)

Sổ tay chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên (28-02-2024)

THÍCH MỘT MÌNH (17-05-2018)

NGƯỜI YÊU Ở XA (07-12-2017)

Chương trình tư vấn sức khỏe, giáo dục giới tính được sinh viên quan tâm đặc biệt (18-10-2017)

4 kiểu tình yêu điển hình của sinh viên (16-10-2017)

Thay đổi (22-02-2017)

Xem thêm ...

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bảy bảy không ba bốn

Xem trả lời của bạn !

logolink