Yêu những gì mình có, liệu có khả thi ?
Một khó khăn chính của việc yêu những gì mình có liên quan đến thực tế là : cảm xúc của con người chỉ xuất hiện khi chúng ta tri nhận về những thay đổi quan trọng trong những tình huống mang tính cá nhân của chúng ta, hoặc trong những tình huống liên quan đến chúng ta. Chúng ta đáp ứng lại với những gì bất thường bằng cách tập trung chú ý đến điều đó. Nhưng 1 sự thay đổi không thể kéo dài trong 1 thời gian dài; sau 1 thời gian thì hệ thống sẽ phân tích sự thay đổi như 1 trạng thái bình thường và sự thay đổi sẽ không còn làm chúng ta phấn khích nữa. Những gì mà chúng ta có ( ví dụ như 1 người bạn đời thân quen ) sẽ đối lập với 1 sự thay đổi mang tính mới lạ. Do đó, phản ứng tình dục đối với 1 người bạn tình quen thuộc sẽ kém mãnh liệt hơn đối với 1 bạn tình mới lạ.
Tầm quan trọng của sự thay đổi đối với những cảm xúc của chúng ta, bản chất không ổn định của sự thay đổi được thể hiện trong thực tế là những tình yêu lãng mạn có tính mãnh liệt thường có những đặc điểm của 1 “công việc còn dang dở” (unfinished business); nó là 1 trải nghiệm chưa đạt đên trạng thái thỏa mãn, chưa đầy đủ. Đối lập với những cảm xúc về những gì mà chúng ta đã có, chúng ta đặc biệt phấn khích bởi những gì chưa đầy đủ, không thể giải thích được , chưa được giải quyết, không chắc chắn. Khi tình hoàn cảnh trở nên ổn định và bình thường, tâm lý con người sẽ không còn lý do để mà cảnh giác và đầu tư thêm những nguồn lực của mình vào hoàn cảnh đó.
Những xem xét ở trên có thể giải thích phần nào cho việc tán tỉnh, ngoại tình, kiểu tình yêu của những chàng hiệp sỹ thời Trung cổ ( courtly love ) lại là thú vị. Trong quá trình tìm hiểu lẫn nhau , rõ ràng việc này mang bản chất của 1 công việc còn dang dở. Tương tự như vậy, việc tán tỉnh mới là 1 kiểu dạo đầu và bản chất của nó chưa đạt đến sự khao khát trọn vẹn. Còn trong những cuộc ngoại tình thì các cặp đôi yêu nhau có thể cảm thấy thỏa mãn nhưng họ vẫn mong muốn về 1 tình cảm trọn vẹn , sâu sắc hơn. Và có rất nhiều những tiểu thuyết và phim ảnh kể về những mối quan hệ lãng mạn nhưng chưa đạt được sự trọn vẹn hoàn toàn , và do đó những mối quan hệ kiểu này vẫn duy trì được cường độ cảm xúc mạnh mẽ trong suốt 1 thời gian dài. Nhưng 1 công việc còn dang dở không chỉ đơn thuần là sự phấn khích, mà nó còn có cả sự đau khổ, vì có yếu tố thất vọng vì bạn không đạt được điều mà bạn thật sự mong muốn.
Giống như tình yêu thời Trung cổ, tình yêu qua mạng ( cyberlove ) cũng bao gồm sự đam mê , sự chưa trọn vẹn vì những cặp yêu qua mạng thiếu sự tiếp xúc trực tiếp với nhau ở đời thực. Điều này làm gia tăng niềm đam mê, mong muốn duy trì mối quan hệ cho đến khi được gặp mặt trực tiếp. Trong cả hai kiểu tình yêu trên thì con người đều mong muốn về những điều không thể đạt được , và thường thì khi đạt được điều họ muốn rồi thì sự khao khát của họ biến mất.
Một khó khăn nữa của việc yêu những gì mình có , đó là vai trò quan trọng của sự lý tưởng hóa trong tình yêu lãng mạn. Những đôi yêu nhau thường không nhìn thấy những tính cách tiêu cực của nhau và có xu hướng tạo ra 1 hình ảnh lý tưởng về người yêu. Chúng ta thường yêu cái hình ảnh lý tưởng mà mình có về người yêu hơn là con người thật của họ. Việc lý tưởng hóa về người yêu trở nên khó khăn hơn khi người yêu là 1 người thân quen mà chúng ta đã “sở hữu”; do đó , việc lý tưởng hóa người yêu thường gặp nhiều ở những người yêu từ cái nhìn đầu tiên và ở trong giai đoạn đầu của tình yêu.
Thái độ của 1 người đối với những gì mình có thì không thể mang tính mơ hồ. Việc xử lý tính mơ hồ thường dẫn đến việc loại bỏ những ảo tưởng tích cực ( Khi bạn hiểu hơn về người yêu, khi bạn có nhiều thông tin chính xác về người yêu thì bạn sẽ yêu người đó ít hơn, đây là thực tế đáng buồn , vì những ảo tưởng tích cực bạn đầu bạn có với người yêu sẽ mất đi theo thời gian ).
Mặc cho những khó khăn ở trên , việc yêu những gì mình có không phải là không khả thi. Một lý do cho điều này , đó là vai trò của sự thân quen trong tình yêu, điều này có thể được nâng cao khi chúng ta có thể duy trì 1 số thay đổi vừa phải trong mối quan hệ và lý tưởng hóa bạn đời.
Không chỉ có sự thay đổi, sự thân quen , sự ổn định cũng có thể làm cho cảm xúc con người mãnh liệt : 1 người thân quen với chúng ta sẽ có sự gần gũi về cảm xúc hơn là người xa lạ. Những mối quan hệ tình cảm lãng mạn thường bao gồm sự thay đổi - làm tăng sự phấn khích và sự quen thuộc - làm tăng sự cam kết và ưa thích. Vai trò tích cực của sự thân quen có thể làm cho tình yêu triển nở và trở nên sâu đậm hơn theo thời gian. Những bằng chứng tâm lý đã chỉ ra rằng thường xuyên nghe 1 thể loại nhạc nhất định có thể làm tăng sự yêu thích của bạn với thể loại nhạc đó. Chúng ta có xu hướng yêu thích những bản nhạc mà mình cảm thấy quen thuộc.
Nhưng nếu chỉ đơn thuần sự thân quen thì không đủ để duy trì mối quan hệ tình cảm về lâu dài, vì nó có thể tạo ra sự nhàm chán. Nếu chúng ta có thể tri nhận đối tượng mà chúng ta yêu có tính phức tạp ( complex ) thì nó có thể tạo ra sự thay đổi và sự lý tưởng hóa – làm gia tăng cường độ cảm xúc. Quả thật là chúng ta có thể không thích nghe 1 thể loại âm nhạc nào đó sau 1 thời gian nghe nó liên tục. Do đó , chúng ta phải tính đến sự quan trọng của yếu tố phức tạp : ý ở đây là sau khi tiếp xúc liên tục với 1 bản nhạc đơn giản thì chúng ta sẽ ít ưa thích bản nhạc đó hơn, trong khi đó việc tăng cường tiếp xúc với bản nhạc có tính phức tạp thì chúng ta càng trở nên ưa thích nó.
Yếu tố phức tạp là quan trọng bởi vì sự mới lạ ( novelty ) được ví ngang bằng với sự không quen thuộc ( unfamiliar) ; do đó, 1 đối tượng đơn giản sẽ nhanh chóng bị đánh giá là không mới lạ. Còn 1 đối tượng có tính phức tạp thì sẽ đem lại nhiều trải nghiệm mới lạ vì đối tượng đó có nhiều khía cạnh khác nhau.
Những đối tượng phức tạp còn bao gồm cả trạng thái mơ hồ- 1 sự chưa trọn vẹn và do đó nó thu hút chúng ta ở mức độ nhất định.
Tình yêu đối với những gì ta có phổ biến ở tình yêu của cha mẹ đối với con cái – nơi mà trách nhiệm, quan hệ huyết thống quan trọng hơn nhiều so với tính mới lạ và sự thay đổi.
Kết luận
Điều chắc chắn là chúng ta có khả năng yêu những gì mình có, nhưng để đạt được điều này thì chúng ta sẽ phải vượt qua nhiều trở ngại.
( Theo "In the name of love" của Aaron Ben Zeev)
Tầm quan trọng của sự thay đổi đối với những cảm xúc của chúng ta, bản chất không ổn định của sự thay đổi được thể hiện trong thực tế là những tình yêu lãng mạn có tính mãnh liệt thường có những đặc điểm của 1 “công việc còn dang dở” (unfinished business); nó là 1 trải nghiệm chưa đạt đên trạng thái thỏa mãn, chưa đầy đủ. Đối lập với những cảm xúc về những gì mà chúng ta đã có, chúng ta đặc biệt phấn khích bởi những gì chưa đầy đủ, không thể giải thích được , chưa được giải quyết, không chắc chắn. Khi tình hoàn cảnh trở nên ổn định và bình thường, tâm lý con người sẽ không còn lý do để mà cảnh giác và đầu tư thêm những nguồn lực của mình vào hoàn cảnh đó.
Những xem xét ở trên có thể giải thích phần nào cho việc tán tỉnh, ngoại tình, kiểu tình yêu của những chàng hiệp sỹ thời Trung cổ ( courtly love ) lại là thú vị. Trong quá trình tìm hiểu lẫn nhau , rõ ràng việc này mang bản chất của 1 công việc còn dang dở. Tương tự như vậy, việc tán tỉnh mới là 1 kiểu dạo đầu và bản chất của nó chưa đạt đến sự khao khát trọn vẹn. Còn trong những cuộc ngoại tình thì các cặp đôi yêu nhau có thể cảm thấy thỏa mãn nhưng họ vẫn mong muốn về 1 tình cảm trọn vẹn , sâu sắc hơn. Và có rất nhiều những tiểu thuyết và phim ảnh kể về những mối quan hệ lãng mạn nhưng chưa đạt được sự trọn vẹn hoàn toàn , và do đó những mối quan hệ kiểu này vẫn duy trì được cường độ cảm xúc mạnh mẽ trong suốt 1 thời gian dài. Nhưng 1 công việc còn dang dở không chỉ đơn thuần là sự phấn khích, mà nó còn có cả sự đau khổ, vì có yếu tố thất vọng vì bạn không đạt được điều mà bạn thật sự mong muốn.
Giống như tình yêu thời Trung cổ, tình yêu qua mạng ( cyberlove ) cũng bao gồm sự đam mê , sự chưa trọn vẹn vì những cặp yêu qua mạng thiếu sự tiếp xúc trực tiếp với nhau ở đời thực. Điều này làm gia tăng niềm đam mê, mong muốn duy trì mối quan hệ cho đến khi được gặp mặt trực tiếp. Trong cả hai kiểu tình yêu trên thì con người đều mong muốn về những điều không thể đạt được , và thường thì khi đạt được điều họ muốn rồi thì sự khao khát của họ biến mất.
Một khó khăn nữa của việc yêu những gì mình có , đó là vai trò quan trọng của sự lý tưởng hóa trong tình yêu lãng mạn. Những đôi yêu nhau thường không nhìn thấy những tính cách tiêu cực của nhau và có xu hướng tạo ra 1 hình ảnh lý tưởng về người yêu. Chúng ta thường yêu cái hình ảnh lý tưởng mà mình có về người yêu hơn là con người thật của họ. Việc lý tưởng hóa về người yêu trở nên khó khăn hơn khi người yêu là 1 người thân quen mà chúng ta đã “sở hữu”; do đó , việc lý tưởng hóa người yêu thường gặp nhiều ở những người yêu từ cái nhìn đầu tiên và ở trong giai đoạn đầu của tình yêu.
Thái độ của 1 người đối với những gì mình có thì không thể mang tính mơ hồ. Việc xử lý tính mơ hồ thường dẫn đến việc loại bỏ những ảo tưởng tích cực ( Khi bạn hiểu hơn về người yêu, khi bạn có nhiều thông tin chính xác về người yêu thì bạn sẽ yêu người đó ít hơn, đây là thực tế đáng buồn , vì những ảo tưởng tích cực bạn đầu bạn có với người yêu sẽ mất đi theo thời gian ).
Mặc cho những khó khăn ở trên , việc yêu những gì mình có không phải là không khả thi. Một lý do cho điều này , đó là vai trò của sự thân quen trong tình yêu, điều này có thể được nâng cao khi chúng ta có thể duy trì 1 số thay đổi vừa phải trong mối quan hệ và lý tưởng hóa bạn đời.
Không chỉ có sự thay đổi, sự thân quen , sự ổn định cũng có thể làm cho cảm xúc con người mãnh liệt : 1 người thân quen với chúng ta sẽ có sự gần gũi về cảm xúc hơn là người xa lạ. Những mối quan hệ tình cảm lãng mạn thường bao gồm sự thay đổi - làm tăng sự phấn khích và sự quen thuộc - làm tăng sự cam kết và ưa thích. Vai trò tích cực của sự thân quen có thể làm cho tình yêu triển nở và trở nên sâu đậm hơn theo thời gian. Những bằng chứng tâm lý đã chỉ ra rằng thường xuyên nghe 1 thể loại nhạc nhất định có thể làm tăng sự yêu thích của bạn với thể loại nhạc đó. Chúng ta có xu hướng yêu thích những bản nhạc mà mình cảm thấy quen thuộc.
Nhưng nếu chỉ đơn thuần sự thân quen thì không đủ để duy trì mối quan hệ tình cảm về lâu dài, vì nó có thể tạo ra sự nhàm chán. Nếu chúng ta có thể tri nhận đối tượng mà chúng ta yêu có tính phức tạp ( complex ) thì nó có thể tạo ra sự thay đổi và sự lý tưởng hóa – làm gia tăng cường độ cảm xúc. Quả thật là chúng ta có thể không thích nghe 1 thể loại âm nhạc nào đó sau 1 thời gian nghe nó liên tục. Do đó , chúng ta phải tính đến sự quan trọng của yếu tố phức tạp : ý ở đây là sau khi tiếp xúc liên tục với 1 bản nhạc đơn giản thì chúng ta sẽ ít ưa thích bản nhạc đó hơn, trong khi đó việc tăng cường tiếp xúc với bản nhạc có tính phức tạp thì chúng ta càng trở nên ưa thích nó.
Yếu tố phức tạp là quan trọng bởi vì sự mới lạ ( novelty ) được ví ngang bằng với sự không quen thuộc ( unfamiliar) ; do đó, 1 đối tượng đơn giản sẽ nhanh chóng bị đánh giá là không mới lạ. Còn 1 đối tượng có tính phức tạp thì sẽ đem lại nhiều trải nghiệm mới lạ vì đối tượng đó có nhiều khía cạnh khác nhau.
Những đối tượng phức tạp còn bao gồm cả trạng thái mơ hồ- 1 sự chưa trọn vẹn và do đó nó thu hút chúng ta ở mức độ nhất định.
Tình yêu đối với những gì ta có phổ biến ở tình yêu của cha mẹ đối với con cái – nơi mà trách nhiệm, quan hệ huyết thống quan trọng hơn nhiều so với tính mới lạ và sự thay đổi.
Kết luận
Điều chắc chắn là chúng ta có khả năng yêu những gì mình có, nhưng để đạt được điều này thì chúng ta sẽ phải vượt qua nhiều trở ngại.
( Theo "In the name of love" của Aaron Ben Zeev)
Số lần xem trang: 2548
Điều chỉnh lần cuối: