Một thời gian sau tôi ‘thảng thốt giật mình” khi nghe L nói “Tụi tao định don đến ở cùng phòng với nhau mi à”, tôi ra mặt phản đối nhưng quyết định là ở hai người, tôi đành bất lực ngậm ngùi.
Tình yêu sinh viên cũng lắm buồn vui. Bước vào năm nhất, năm hai các bạn hầu như bắt đầu “chiến dịch yêu”.
Tình yêu là một điều kì diệu như Đ.Sta-En người Pháp đã từng nói “Yêu và được yêu là bản nhạc nghe mãi không biết chán”. Sinh viên yêu và lựa chọn cách yêu “không biết chán” cho mình, và cũng đưa ra những cách nhìn, cách đánh giá khá phong phú trong chuyện tình yêu thời @
Sinh viên khi yêu là yêu hết mình
L, bạn tôi hồi cấp ba, hai đứa thi đậu và cùng học trong TP.HCM. Mới bước chân vào năm nhất L đã được cậu bạn cùng lớp để ý rồi dần dần chết mê chết mệt. Hai đứa gắn kết với nhau như sam, đi học, đi ăn, đi chơi . . .cứ gọi là 24/24. L là người sắc sảo còn cậu bạn lại hiền lành, hai ghu tưởng chừng trái ngược nhau nhưng lại có sức hút kì lạ, L vô tư nói với tôi “Chẳng biết sao tao với T lại thành đôi mày à, ban đầu cũng cứ tưởng yêu cho vui vui thôi, ai ngờ yêu thật, xa lại thấy nhơ nhớ”. Một thời gian sau tôi ‘thảng thốt giật mình” khi nghe L nói “Tụi tao định don đến ở cùng phòng với nhau mi à”, tôi ra mặt phản đối nhưng quyết định là ở hai người, tôi đành bất lực ngậm ngùi.
Quan điểm của L rất rõ ràng “Khi đã thương nhau thật lòng rồi thì không sợ dư luận nữa, với lại giờ lớn rồi, yêu thời sinh viên cũng có cái hay của nó”. Khi tôi có ý hỏi về tương lai của hai đứa tụi bay thế nào, L nói bâng quơ “Chưa tính, chỉ biết giờ yêu nhau thế này cũng giúp nhau được nhiều thứ trong cuộc sống, tao thấy ổn”. Qủa thật, chuyện sinh viên yêu nhau, thậm chí là có hiện tượng sinh viên cưới chồng cưới vợ khi đang học cũng là chuyện “thường”. giúp nhau trong cuộc sống, san sẻ niềm vui trong học tập hay có chỗ dựa tinh thần khi xa nhà, có khi là góp gạo thổi cơm chung để “tiết kiệm cho nhau”. . . Đó là hàng loạt lí do mà sinh viên chọn cách yêu thời Đại học và xem đó là bình thường.
Khánh ( sinh viên năm 3 Đại học Nông Lâm) bày tỏ quan điểm “ Tớ nghĩ tình yêu sinh viên là chuyện binh thường, có người chia sẻ trong cuộc sống cũng hay, nhưng phải biết cách yêu và giữ cho tình yêu thật lành mạnh”. Quân ( sinh viên Bách Khoa) cũng đồng quan điểm “ sinh viên tụi mình giờ yêu thật lòng lắm, thương một bạn nữ rồi cũng quan tâm đặc biệt đến người ta và cũng thích cảm giác được nhận sự quan tâm, cũng tốt mà, miến là đừng có sống thử hoặc là ảnh hưởng đến việc học của hai đứa”. Còn H, sinh viên năm 2 trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn có vẻ không cùng suy nghĩ với các bạn trên “ Tớ chẳng thích yêu thời sinh viên chút nào, vừa tốn nhiều thời gian lại ảnh hưởng đến việc học, suốt ngày nhớ nhau thế thì làm sao mà học được, với lại nhiều bạn sinh viên mới yêu nhau được một thời gian là sống chung, sống thử, phức tạp, tớ chẳng thích thế. . .”
Lại chuyện sống thử ?
Vấn đề sống thử của giới trẻ không còn là hiện tượng mới lạ nữa. Sinh viên sống thử cũng là chuyện “xưa như trái đất” rồi. Nhiều cách nhìn cách đánh giá của sinh viên về hiện tượng này. T.B, cùng khu trọ với tôi, học năm ba tâm sự “ tớ nghĩ sống thử là không tốt vì nó ảnh hưởng trước tiên đến danh dự của bản thân, chẳng ai thích nhìn hai bạn sinh viên đang tuổi ăn tuổi học mà lại sông chung trong một phòng trọ giống một gia đình, đặc biệt các bạn ở xa nhà . . .”, B cho biết thêm “đó còn chưa kể một vài trường hợp xảy ra hậu quả ngoài ý muốn khi sống chung, lớp tớ có một trường hợp đang học phải nghĩ về quê cưới vì lẽ đó . . .( nhíu mày)”
H, sinh viên năm 2 ĐH KHXH & NV cũng nói “ Mình cũng đã chứng kiến hai anh chị ở BT sống thử với nhau từ năm hai, cùng dãy trọ với tớ, thi thoảng lại cải nhau, có hôm lấy chổi đánh nhau vì ghen tuông, ghê thật”
Thế nhưng hiện tượng sống thử trong giới sinh viên thì vẫn diễn ra hàng ngày ở hầu hết các trường ĐH, CĐ. Có khi trong một dãy trọ có 10 phòng thì đến 6/10 phòng có cặp sinh viên sống thử .
Đánh nhau cũng vì yêu . . .
Tôi đã từng chứng kiến một câu chuyện yêu có thật ở dãy trọ cũ. Cặp sinh viên: chị H học năm 3 trường KHXH & NV còn anh T học năm 4 ( ĐH Tự Nhiên) yêu nhau từ năm nhất và đến năm hai quyết định “ nàng sang ở với tớ một nhà cho vui”. Thời gian đầu thì “trong ấm ngoài êm”, khoảng 4-5 tháng sau thì cuộc chiến bắt đầu, tôi liên tiếp nghe được những âm thanh kì lạ kiểu như “xoảng xoảng” “cốc cốc” “ức ức” rồi thút thít của chị H. Đôi khi là những cuộc cải vả nhau mà âm thanh vọng đến tận phòng cuối của xóm trọ ,cả xóm lại có phen dễnh tai lên nghe chuyện thiên hạ. Ban đầu tần xuất còn có thể đếm được, càng về sau số lần cải vả nhau của hai anh chị tăng “chóng mặt”. Có một hôm tôi giật thốt mình khi nghe đến “phịch” sau đó kèm theo tiếng khóc nức nở của chị H, tôi chạy qua thì thấy chiếc mũ bảo hiểm lăn lóc dưới nền nhà và việc đầu chị H được “bắn mũ bảo hiểm” từ xa là có thật. Tìm hiểu thì được biết do ghen tuông nên anh T mới hành xử với chị H như thế. Sau nhiều lần như thế chị H đòi chia tay. Bây giờ tôi đã chuyển sang dãy trọ mới nên cũng không được chứng kiến “kết cục” tình yêu của hai người.
Qủa thật, “yêu nhau lắm cắn nhau đau”, nhiều sinh viên khi quyết định dọn về sống chung với nhau đã nảy sinh nhiều vấn đề, có tư tưởng trái chiều nhau và cảm thấy không hợp nhau ở điểm nào, và những vụ chia tay “lâm li bi đát” kiểu sinh viên lại diễn ra. Không ít trường hợp sinh viên chia tay khi có một thời gian sống thử, khi chia tay nhau rồi thì xem nhau như kẻ thù có khi quấy rối đối phương làm ảnh hưởng đến học tập, công việc của họ, “Thi thoảng tớ lại bắt gặp trường hợp anh chàng sinh viên năm 4 khi đã chia tay vẫn đến dãy trọ của cô bạn dãy trọ tớ nói triết lí,có hôm đứng ở ngoài gõ cửa và hét, có khi khóc vì không được nàng mở cửa, xem những tình huống như thế tớ lại có cảm giác chẳng giống sinh viên viên mà giống như đang xem phim Hàn”- Th, sinh viên năm 2 ĐHQG cho biết.
Học cách yêu
Thầy giáo dạy môn “Tâm lí học” của khoa tôi từng nói với lớp “Người ta chọn cách sống cho bản thân để được gọi là cuộc sống, khi đã sống thử thì không còn là cuộc sống nữa”. Đó là quan điểm của thầy tôi. Sinh viên thì có những suy nghĩ khác nhau và có khi còn rất phong phú. Nhưng dù suy nghĩ ở mức độ nào, như thế nào đi chăng nữa thì cách sống như thế nào cho phù hợp, cho đúng, cho tốt mới là điều các bạn sinh viên nên lựa chọn cho riêng mình.
Theo Mực tím
Số lần xem trang: 2499
Điều chỉnh lần cuối: 28-05-2012